Đề thi giữa học kì I Sinh học Lớp 7 - Mã đề 705 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

doc 2 trang thuongdo99 2460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì I Sinh học Lớp 7 - Mã đề 705 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_7_ma_de_705_nam_hoc_2020_2.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kì I Sinh học Lớp 7 - Mã đề 705 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I SINH HỌC 7 TỔ HÓA – SINH – ĐỊA Ngày 11/11/2020 ĐỀ 705 Năm học: 2020 - 2021 (Đề gồm 2 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Họ tên học sinh: Lớp: I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Tô vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng một chữ cái A,B,C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Điểm giống nhau giữa giun đũa và giun rễ lúa là A. cơ thể dẹp, có lớp vỏ cuticun. B. ống tiêu hóa chưa phân hóa. C. tiết diện ngang cơ thể tròn. D. ấu trùng phát triển qua vật chủ trung gian. Câu 2: Giun đũa di chuyển nhờ A. giác bám. B. lông bơi. C. cong và duỗi cơ thể. D. phồng dẹp của cơ thể. Câu 3: Hải quỳ là đại diện của ngành Ruột khoang A. sống tự do ở ao, hồ. B. sống cố định đơn độc. C. sống cố định theo tập đoàn. D. sống tự do ở biển. Câu 4: Loài ruột khoang nào tạo nên cảnh quan độc đáo ở đại dương? A. San hô B. Sứa C. Thủy tức D. Hải quỳ Câu 5: Đại diện ngành Ruột khoang dùng để làm đồ trang sức là A. hải quỳ B. san hô C. thủy tức D. sứa Câu 6: Cơ quan tiêu hóa của sán lá gan gồm A. miệng, hầu, ruột. B. miệng, hầu, ruột, hậu môn. C. miệng, ruột, hậu môn. D. hầu, ruột, hậu môn. Câu 7: Sán bã trầu kí sinh A. trong máu người. B. ở gan lợn. C. ruột lợn. D. cơ bắp trâu. Câu 8: San hô là đại diện Ruột khoang A. sống tự do ở biển. B. sống cố định đơn độc. C. sống cố định theo tập đoàn. D. sống tự do ở sông. Câu 9: Thủy tức di chuyển về phía ánh sáng theo kiểu A. xoay tròn và lộn đầu. B. sâu đo và lộn đầu. C. co bóp dù. D. sâu đo và xoay tròn. Câu 10: Vật chủ trung gian của sán lá gan là A. ốc ruộng. B. muỗi. C. ốc biển. D. lợn. Câu 11: Bộ phận nào của cơ thể sán lá gan phát triển giúp thích nghi với đời sống kí sinh? A. Giác bám B. Miệng C. Lông bơi D. Mắt Câu 12: Thủy tức có cơ thể (1) , đối xứng tỏa tròn, sống bám, nhưng có thể di chuyển (2) A. 1- hình tròn, 2- rất nhanh B. 1- hình tròn, 2- chậm chạp C. 1- hình trụ, 2- rất nhanh D. 1- hình trụ, 2- chậm chạp Câu 13: Ruột khoang là một trong các ngành động vật A. đơn bào bậc cao B. đa bào bậc cao C. đơn bào bậc thấp D. đa bào bậc thấp Trang 1/2 - Mã đề thi 705
  2. Câu 14: San hô và hải quỳ khác nhau ở đặc điểm? A. Sống bám B. Bắt mồi bằng miệng C. Cơ thể hình trụ D. Cơ thể con dính với cơ thể mẹ Câu 15: Ở thủy tức sinh sản hữu tính thường xảy ra ở A. mùa lạnh, nhiều thức ăn. B. mùa nóng, ít thức ăn. C. mùa nóng, nhiều thức ăn. D. mùa lạnh, ít thức ăn. Câu 16: Hóa thạch của loài Ruột khoang nào là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất? A. Hải quỳ B. Thủy tức C. Sứa D. San hô Câu 17: San hô tạo nên các đảo ngầm ở biển nhờ A. cơ thể con mọc chồi tách khỏi cơ thể mẹ. B. bộ khung xương gắn kết với nhau. C. ruột hình túi. D. sinh sản chậm và ít. Câu 18: Sứa di chuyển A. bằng cách co bóp dù. B. bằng cách xoay tròn. C. kiểu sâu đo. D. kiểu lộn đầu. Câu 19: Sán dây là động vật có đặc điểm nào? A. Dinh dưỡng theo kiểu tự dưỡng B. Sinh sản theo hình thức phân đôi C. Cơ thể đối xứng 2 bên D. Có lối sống tự do Câu 20: Giun kim có A. cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. lối sống kí sinh. C. lối sống tự do. D. khoang cơ thể chính thức. II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 21 (2 điểm): Em hãy nêu những đặc điểm cấu tạo cơ thể của ngành giun tròn khác với ngành giun dẹp? Câu 22 (2 điểm): Vận dụng kiến thức đã học em hãy nêu các biện pháp phòng tránh giun dẹp kí sinh? Câu 23 (1 điểm): Các nhà khoa học khuyến cáo mọi người không nên dùng phân tươi để bón cho cây trồng, đặc biệt là các loại cây rau. Bằng kiến thức đã học theo em vì sao các nhà khoa học đưa ra lời khuyến cáo đó? (HẾT) Trang 2/2 - Mã đề thi 705