Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 02 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

doc 4 trang thuongdo99 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 02 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_9_ma_de_02_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 02 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN Mã đề thi 02 ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Công dân 9 Năm học 2018 -2019 Thời gian làm bài 45 phút- Ngày thi: 03/12/2018 I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Tô bằng bút chì 2B vào phiếu trả lời trước đáp án đúng của câu hỏi. Câu 1: Người năng động, sáng tạo là người như thế nào? A. Là người chỉ dựa vào cái đã có sẵn. B. Là người say mê tìm tòi, phát hiện linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, nhằm đạt được kết quả cao. C. Là người luôn sợ hãi trước khó khăn. D. Là người chỉ làm việc theo sự chỉ bảo. Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế nào? A. Là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân. B. Góp phần tích cực vào quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân. C. Là vô cùng quý giá đối với mỗi con người. D. Là động lực cho sự phát triển của xã hội. Câu 3: Sáng tạo là gì? A. Là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới. B. Nghiên cứu tìm tòi. C. Tạo ra giá trị mới về vật chất. D. Tìm tòi cách giải quyết mới. Câu 4: Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống của dân tộc? A. Học đòi phong cách lạ. B. Ra sức học tập rèn luyện đạo đức. C. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc. D. Ăn mặc theo phong cách của người nước ngoài. Câu 5: Thế nào là hợp tác cùng phát triển? A. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. B. Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành công việc của mình. C. Cùng hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định, đạt kết quả cao. D. Lôi kéo nước này để chống lại nước khác. Câu 6: Năng động sáng tạo giúp con người: A. Làm nên những kỳ tích vẻ vang. B. Không đem lại lợi ích gi. C. Chỉ hỗ trợ phần nhỏ với thành công của mọi người. D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích. Câu 7: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là gì? A. Quan hệ hợp tác giữa hai bên cùng có lợi. B. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. C. Quan hệ để tránh căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. D. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. Câu 8: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng ”. Câu nói đó là của ai? A. Võ Nguyên Giáp B. Phan Bội Châu C. Hồ Chí Minh. D. Phạm Hồng Thái. Câu 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là trong một thời gian nhất định: Trang 1/4 - Mã đề thi 02
  2. A. Tạo ra nhiều sản phẩm. B. Tạo ra ít sản phẩm nhưng có giá trị cao. C. Tạo ra sản phẩm có giá trị . D. Tạo ra nhiều sản phẩm có giá tri cao. Câu 10: Trong những ý dưới đây, ý nào là khẳng định đúng về năng động sáng tạo? A. Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống. B. Năng động sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. C. Năng động sáng tạo được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác D. Người càng năng động sáng tạo thì càng vất vả. Câu 11: Việc làm nào sau đây không kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Duy trì làng nghề. B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. C. Bảo tồn các làn điệu dân ca. D. Tổ chức cưới xin ma chay linh đình. Câu 12: Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên cơ sở nào? A. Cùng chung chí hướng. B. Bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. C. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. D. Cùng trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống. Câu 13: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có ý nghĩa như thế nào? A. Chỉ có ý nghĩa nhất thời. B. Chỉ để rèn luyện tay nghề. C. Chỉ có lợi cho cá nhân. D. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Câu 14: Bác sĩ Lê Thế Trung đã nghiên cứu, tìm tòi để chế ra loại thuốc trị bỏng mang tên: A. B74 B. B77 C. B76 D. B75 Câu 15: Nam cho rằng “Truyền thống làng nghề không đáng tự hào”. Nếu là bạn của Nam em sẽ làm gì? A. Em đồng tình với ý kiến của bạn. B. Em phản đối ý kiến của bạn . C. Em giải thích cho bạn hiểu truyền thống làng nghề có từ xa xưa rất đáng trân trọng và tự hào. D. Em không quan tâm trước ý kiến của bạn. Câu 16: Việc thiết lập và giữ gìn tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đem lại lợi ích gì? A. Dễ dàng tạo ra các liên minh quân sự và hiện đại hóa các vữ khí hủy diệt. B. Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn dẫn đến nguy cơ chiến tranh. C. Lợi dụng nhau để phân chia lợi ích. D. Biết được những điểm yếu và khó khăn của nhau . Câu 17: Theo em, học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình hữu nghị đoàn kết với nhân dân và học sinh trường khác. A. Không tiếp xúc với người nước ngoài. B. Không tham gia sinh hoạt với tổ dân phố. C. Khi gặp gỡ người nước ngoài thì cời mở và tích cực tham gia các hoạt động của lớp, trường và ngoài xã hội. D. Chỉ tham gia các hoạt động do lớp tổ chức. Câu 18: Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân. Nếu là em, em sẽ ý kiến: Trang 2/4 - Mã đề thi 02
  3. A. Hợp tác với nhau trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân, trái lại qua hợp tác học tập sẽ tiếp thu thêm được kiến thức tốt hơn. B. Chỉ nên hợp tác với nhau trong hoạt động tập thể. C. Học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập. D. Chỉ nên hợp tác với nhau trong giờ kiểm tra. Câu 19: Vì sao hợp tác quốc tế trở thành vấn đề quan trọng và tất yếu trong thời đại ngày nay? A. Vì công nghệ thông tin ngày càng phát triển. B. Vì các vấn đề toàn cầu cần được thế giới chung tay giải quyết. C. Vì thỏa mãn các nhu cầu hiểu biết lẫn nhau. D. Vì ngành du lịch phát triển rút ngắn khoảng cách dịa lý. Câu 20: Chị Thủy luôn sắp xếp thới gian, có kế hoạch làm việc hoàn thành tốt công việc trong thời gian ngắn nhất.Theo em chị Thủy là người như thế nào? A. Làm cho xong việc . B. Tận dụng thời gian làm việc khác. C. Là người năng động, có kế hoạch tạo ra chất lượng trong công việc. D. Chưa nhiệt tình trong công việc II. Tự luận(5 điểm) Câu 1 (1 điểm). Thế nào là dân chủ Câu 2 (2 điêm). Vì sao phải xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta hiện nay là gì? Câu 3 (2 điểm) . Hãy nêu một số khó khăn mà em đã gặp phải trong học tập hoặc trong cuộc sống và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó? HẾT Trang 3/4 - Mã đề thi 02
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN Mã đề thi 02 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Công dân 9 Năm học 2018 -2019 Thời gian làm bài 45 phút Ngày thi: 03/12/2018 I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm). Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A A B A A D C D D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D B D C C B C A B C II. Tự luận (5 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 * Học sinh nêu được khái niệm về dân chủ: 1 đ 1 điểm Dân chủ là mọi người làm chủ được công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, cùng được tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. Câu 2 * Học sinh có cách trả lời khác nhau nhưng cần giải thích được các ý 2 điểm sau: - Xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới để: + Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát 0,5 đ triển nhiều mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật ; + Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. 0,5 đ - Chính sách của Đảng và nhà nước ta hiện nay là: + Chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.-> để làm cho thế giới hiểu rõ 1 đ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối, chính sách của đảng và Nhà nước ta Câu 3 * Học sinh có nhiều ý kiến đưa ra những khó khăn và cách khắc phục 2 điểm khác nhau nhưng học sinh có thể nêu ra một số những khó khăn: - Học kém một số môn: Toán, Lý, Hóa hay vướng mắctrong gia 1 đ đình, bạn bè . - Đưa ra các kế hoạch để khắc phục: học tập hợp lí, cần cù chịu khó, 1 đ dành thời gian cho môn học mình còn yếu, giúp đỡ gia đình Ban giám hiệu Tổ trưởng CM Giáo viên ra đề Lý Thị Như Hoa Đỗ Thi Phương Mai Kim Thị Viên Trang 4/4 - Mã đề thi 02