Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 8 - Mã đề 201 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

doc 3 trang thuongdo99 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 8 - Mã đề 201 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_lich_su_lop_8_ma_de_201_nam_hoc_2019_2020_tr.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 8 - Mã đề 201 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ 8 Năm học 2019– 2020 (Mã đề 201) Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi: 4/12/2019 (Đề gồm 03 trang) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Tô vào phiếu bài chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho những câu sau: Câu 1 : Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng chống các thế lực nào? A. Đế quốc và phong kiến B. Tư sản và phong kiến C. Đế quốc và tư sản D. Tất cả các thế lực trên Câu 2 : Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mang tính chất A. một cuộc nội chiến B. một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa C. một cuộc chiến tranh cách mạng D. một cuộc chiến tranh giải phóng Câu 3 : Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939 tiêu biểu nhất ở những nước nào A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia B. Trung Quốc, Trung Đông, Ma-lai-xi-a C. Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam D. Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Mông Cổ Câu 4 : Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc với việc: A. kí kết thương lượng giữa Chính phủ Đức và chính phủ Mĩ B. kí kết hòa ước thỏa hiệp trong việc phân chia quyền lợi giữa các nước đế quốc C. phe Đức-Áo Hung kí kết hiệp định đầu hàng không điều kiện D. nước Nga Xô viết ra đời Câu 5 : Nguyên nhân dẫn đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là: A. hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất B. mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản không giải quyết được C. sản xuất chạy theo lợi nhuận, không tương xứng với việc cải thiện đời sống cho nhân dân, cung vượt quá cầu D. tác động của cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản châu Âu Câu 6 : Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) thể hiện ở lĩnh vực nào? A. Về vấn đề tranh chấp quyền lực B. Về vấn đề cạnh tranh trong việc xuất khẩu hàng hóa C. Về vấn đề thuộc địa và thị trường D. Về vấn đề áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật Câu 7 : Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, nước nào là trung tâm công nghiệp thương mại, tài chính quốc tế? A. Nước Đức B. Nước Mĩ C. Nước Anh D. Nước Nhật Câu 8 : Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc và tập đoàn Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến vào năm 1937? Trang 1/3-Mã đề 201
  2. A. Cuộc nội chiến đã gây ra nhiều tổn thất cho dân tộc và đất nước B. Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược của các nước đế quốc C. Trung Quốc phải đối phó với mặt trận ở phía Bắc trước sự nổi loạn của thế lực phản động D. Trung Quốc đứng trước âm mưu thôn tính toàn bộ đất nước của Nhật Bản Câu 9 : Nét nổi bật trong phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc những năm 1927-1937 là gì ? A. Cùng nhau kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược B. Tiến hành cuộc nội chiến cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị phản động của tập đoàn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch C. Tiến tới thống nhất thành một đảng D. Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc Câu 10: Các nước thực hiện phát xít hóa bộ máy nhà nước, chuẩn bị phát động chiến tranh phân chia lại thế giới để vượt qua cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là: A. Đức, I-ta-li-a, Nhật B. Đức, Pháp, Nhật C. Anh, Đức, Nhật D. Đức, Nga, Nhật Câu 11: Năm 1918, ở Nhật Bản phong trào đấu tranh đánh chiếm các kho gạo của quần chúng nhân dân được gọi là: A. phong trào phá kho thóc giải quyết nạn đói B. phong trào phá kho thóc chia cho dân cày nghèo C. cuộc bạo động giá cả D. cuộc bạo động lúa gạo Câu 12: Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), khối Liên minh giữa một số nước đế quốc được thành lập gồm: A. Đức, I-ta-li-a, Nhật B. Anh, Pháp, Nga C. Anh, Pháp, Mĩ D. Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a Câu 13: Từ năm 1924 đến năm 1929, tình hình nổi bật ở các nước Châu Âu là gì? A. Nước Anh vươn lên mạnh mẽ sau chiến tranh, chi phối tình hình mọi mặt ở châu Âu. B. Nền kinh tế ở hầu hết các nước Châu Âu chưa được phục hồi C. Chính quyền tư sản ở các nước đã ổn định, củng cố được nền thống trị, nền sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng D. Tiếp tục lâm vào cuộc khủng hoảng về chính trị Câu 14: Nguyên nhân cơ bản nhất bắt buộc nước Nga phải tiến hành thực hiện “Chính sách kinh tế mới” năm 1921 là gì? A. Sản lượng công nghiệp nông nghiệp bị giảm sút B. Chiến tranh đã phá hoại nền kinh tế nặng nề C. Nhiều vùng lâm vào dịch bệnh nạn đói D. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Câu 15: Nội dung chính của "Chính sách kinh tế mới" về nông nghiệp năm 1921 ở nước Nga là gì? A. Trưng thu lương thực thừa các sản phẩn sản xuất nông nghiệp và bãi bỏ chế độ thu thuế lương thực B. Thực hiện các chế độ thu thuế các sản phẩm sản xuất nông nghiệp và chế độ trưng thu lương thực thừa C. Bãi bỏ chế độ thu thuế lương thực và thay thế bằng chế độ trưng thu lương thực thừa D. Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực Trang 2/3-Mã đề 201
  3. Câu 16: Lãnh tụ của phong trào dân tộc dân chủ ở Ấn Độ trong những năm 1919-1939 là ai ? A. Gan-đi B. A-cơ-ba C. Ti-lắc D. Nê-ru Câu 17: Đầu thế kỉ XX đứng đầu nhà nước chuyên chế Nga Hoàng là ai? A. Nga Hoàng Ni-cô-lai II B. Nga Hoàng Ni-cô-lai I C. Nga Hoàng đại đế D. Nga Hoàng Ni-cô-lai III Câu 18: Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ diễn ra ở Trung Quốc ngay từ những ngày đầu là: A. Tư sản, trí thức tiểu tư sản, nông dân B. Tất cả các tầng lớp nhân dân C. Công nhân, nông dân, trí thức yêu nước D. Học sinh yêu nước ở Bắc Kinh Câu 19: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) thành lập vào thời gian nào? A. Tháng 12/1921 B. Tháng 12/ 1924 C. Tháng 12 /1923 D. Tháng 12/1922 Câu 20: Nguyên cớ làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là: A. Thái tử Áo-Hung bị ám sát ở Xéc-bia B. Anh- Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi Trung Quốc C. Anh-Pháp-Nga kí các hiệp ước riêng rẽ nhằm liên kết với nhau chống lại Đức D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Lê-nin có vai trò như thế nào đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Câu 2 (3 điểm): Trình bày nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ph. Ru-dơ-ven? Từ nội dung Chính sách mới đó, theo em chúng ta có thể học tập được gì trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? Chúc các em làm bài tốt Trang 3/3-Mã đề 201