Đề thi học kì I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

doc 6 trang Đăng Bình 06/12/2023 1970
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2018_2019_truong.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ THI HKI MÔN : SINH HỌC 6 Tên Chủ đề (nội dung, Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao chương ) - Xác định được: + Những loại cây trồng cần ngắt ngọn hay tỉa cành.(TN1) + Thành phần chủ So sánh được điểm Chương III yếu mà mạch rây giống và khác nhau về Thân hoặc mạch gỗ vận cấu tạo trong của thân 6 tiết chuyển.(TN2) non với miền hút + Chức năng của rễ.(TL4) thân biến dạng và cho ví dụ được các đại diện của thân biến dạng (TL3) Số câu: Số câu: 2TN 1TL Số câu: 1TL 2 TN, 2TL Số điểm: 2đ. Số điểm: 2đ. Số điểm: 4đ TL %: 50% TL %: 50% Tỉ lệ %: 40% Chương IV Phát biểu được - Xác định được: - Nhận dạng thêm được - Chỉ ra được: Lá khái niệm của quá + Đặc điểm của lá đại diện của lá + Nhóm cây thuộc 8 tiết trình hô hấp ở cây đơn.(TN3) vảy.(TN7) kiểu gân lá hình xanh.(TL1) + Bộ phận của thực - Phân biệt được đại diện mạng.(TN9) vật quang hợp chế của lá biến thành gai + Nhóm cây thuộc tạo tinh bột (TN4) trong thực tiễn.(TN8). loại lá đơn.(TN10) + Vị trí mà cây - Nhận định được chức + Nhóm cây thuộc xanh thoát hơi năng và nhận dạng được loại lá kép.(TN11) nước. (TN 5) một số đại diện lá biến + Một đại diện của + Thời gian cây dạng trong thực tiễn gân lá song xanh hô hấp trong (TL5) song.(TN12) ngày (TN6) Số câu: Số câu: 1 TL. Số câu: 4TN Số câu: 2TN 1TL Số câu: 4 TN. 10 TN 2TL. Số điểm: 2đ Số điểm: 1đ. Số điểm: 1đ. Số điểm: 1đ. Số điểm: 5đ TL %: 40% TL %: 20% TL %: 20% TL %: 20% Tỉ lệ %: 50% Chương V Trình bày được Sinh sản sinh phương pháp giâm dưỡng cành và chiết 2 tiết cành.(TL2) Số câu: 1TL Số câu: 1 TL Số điểm: 1đ Số điểm: 1đ Tỉ lệ %: 10% TL %: 100% Tổng số câu: Số câu: 2TL Số câu: 6TN 1TL Số câu: 2TN, 2TL Số câu: 4TN 12 TN, 5 TL Số điểm: 3đ Số điểm: 3đ Số điểm: 3đ Số điểm: 1đ Tổng số điểm Tỉ lệ %: 30% Tỉ lệ %: 30% Tỉ lệ %: 30% Tỉ lệ %: 10% 100 % = 10 đ
  2. ĐỀ THI HKI ĐIỂM NHẬN XÉT Họ và tên: MÔN: SINH HỌC 6 THỜI GIAN: 45 PHÚT NĂM HỌC: 2018 – 2019 Lớp: 6A ĐỀ 1 A. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái (A,B,C,D) đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Người ta thường ngắt ngọn những cây trồng nào? A. Đậu xanh, bí ngô, mướp. B. Lúa, ngô (bắp), cà chua. C. Bạch đàn, lim, dây đay. D. Mía, đu đủ, cà phê. Câu 2: Trong thân cây xanh, thành phần nào được vận chuyển chủ yếu nhờ mạch rây? A. Nước và muối khoáng. B. Chất hữu cơ. C. Nước và chất hữu cơ. D. Chất tinh bột. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây có ở lá đơn? A. Cuống chính mang nhiều cuống con. B. Mỗi cuống chính mang nhiều phiến lá. C. Cuống và phiến rụng không cùng lúc. D. Cuống và phiến lá rụng cùng lúc. Câu 4: Ở thực vật, bộ phận chủ yếu nào có khả năng quang hợp chế tạo tinh bột? A. Hoa. B. Rễ. C. Lá. D. Thân. Câu 5: Ở cây xanh, thoát hơi nước thường diễn ra chủ yếu ở đâu? A. Lỗ khí ở mặt dưới lá. B. Chồi nách của thân và cành. C. Lỗ khí ở mặt trên lá. D. Chồi ngọn của thân và cành. Câu 6: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày? A. Hô hấp vào ban đêm. B. Hô hấp vào buổi sáng. C. Hô hấp cả ngày đêm. D. Hô hấp vào ban ngày. Câu 7: Lá vảy được tìm thấy ở loại củ nào dưới đây? A. Hành tây. B. Nghệ đen. C. Khoai tây. D. Khoai lang. Câu 8: Cây nào dưới đây có lá biến thành gai tương tự như cây xương rồng? A. Cây hoa hồng. B. Cây nha đam. C. Cây táo tây. D. Cây bát tiên. Chọn cụm từ thích hợp để hoàn thành đoạn văn dưới đây: Mùa hè này, bạn An về quê ngoại đi chơi và tham quan vườn cây của bà. Bạn An thấy trong vườn của ngoại có các cây ăn quả như: cây xoài, cây mận, cây nhãn; tất cả các cây đó đều có kiểu gân lá (1) và trên cành những loại cây này cuống lá chỉ mang một phiến lá nên thuộc loại (2) không giống với cây me và cây phượng trước sân nhà thì thuộc loại (3) .Những cây chuối và cây dừa thì lại có kiểu gân lá (4) . An cảm nhận mùa hè này đối với mình thật bổ ích và thú vị và An chắc rằng năm sau sẽ xin ba mẹ để lại được về thăm quê lần nữa và sẽ khám phá được nhiều điều thú vị hơn nữa./. Câu 9: Theo đoạn văn trên, hãy cho biết chỗ trống (1) thuộc kiểu gân lá nào? A. Hình mạng. B. Cánh cung. C. Song song. D. Hình cung. Câu 10: Theo đoạn văn trên, hãy cho biết chỗ trống (2) thuộc loại lá nào? A. Lá kép. B. Lá đơn. C. Tua cuốn. D. Tay móc. Câu 11: Theo đoạn văn trên, hãy cho biết chỗ trống (3) thuộc loại lá nào? A. Lá kép. B. Lá đơn. C. Tua cuốn. D. Tay móc. Câu 12: Theo đoạn văn trên, hãy cho biết chỗ trống (4) thuộc kiểu gân lá nào? A. Hình mạng. B. Cánh cung. C. Hình cung. D. Song song. B. Tự luận: (7điểm) Câu 1: (2 điểm) Quan sát sơ đồ tóm tắt, em hãy hoàn thành sơ đồ và trình bày khái niệm của quá trình hô hấp ở cây xanh?
  3. Chất hữu cơ + Khí Năng lượng + Khí + Hơi nước Khái niệm hô hấp: Câu 2: (1 điểm) Thế nào là giâm cành và chiết cành? Câu 3: (1,5 điểm) Quan sát hình, hãy cho biết: Có mấy loại thân biến dạng? Nêu chức năng từng loại? Mỗi loại cho 2 ví dụ. Câu 4: (2 điểm) Dựa vào hình, em hãy tìm điểm giống và khác nhau giữa cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ? * Giống nhau: + Khác nhau: Cấu tạo trong thân non Cấu tạo trong miền hút rễ Thân non Miền hút của rễ + + + . + . Câu 5: (0,5 điểm) Hãy nêu chức năng của các loại lá biến dạng (lá dự trữ, lá bắt mồi) mà em biết, mỗi loại lá biến dạng nêu 2 ví dụ chứng minh? + Lá dự trữ: Ví dụ: + Lá bắt mồi: Ví dụ:
  4. ĐỀ THI HKI ĐIỂM NHẬN XÉT Họ và tên: MÔN: SINH HỌC 6 THỜI GIAN: 45 PHÚT NĂM HỌC: 2018 – 2019 Lớp: 6A ĐỀ 2 A. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái (A,B,C,D) đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Người ta thường tỉa cành những cây trồng nào? A. Đậu xanh, bí ngô, mướp. B. Lúa, ngô (bắp), cà chua. C. Bạch đàn, lim, dây đay. D. Mía, đu đủ, cà phê. Câu 2: Trong thân cây xanh, thành phần nào được vận chuyển chủ yếu nhờ mạch gỗ? A. Nước và muối khoáng. B. Chất hữu cơ. C. Nước và chất hữu cơ. D. Chất tinh bột. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây có ở lá đơn? A. Cuống chính mang nhiều cuống con. B. Mỗi cuống chính mang nhiều phiến lá. C. Cuống và phiến rụng không cùng lúc. D. Cuống và phiến lá rụng cùng lúc. Câu 4: Ở thực vật, bộ phận chủ yếu nào có khả năng quang hợp chế tạo tinh bột? A. Lá. B. Rễ. C. Thân. D. Hoa. Câu 5: Ở cây xanh, thoát hơi nước thường diễn ra chủ yếu ở đâu? A. Lỗ khí ở mặt trên lá. B. Chồi nách của thân và cành. C. Lỗ khí ở mặt dưới lá. D. Chồi ngọn của thân và cành. Câu 6: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày? A. Hô hấp vào ban đêm. B. Hô hấp vào buổi sáng. C. Hô hấp vào ban ngày. D. Hô hấp cả ngày đêm. Câu 7: Lá vảy được tìm thấy ở loại củ nào dưới đây? A. Hành tây. B.Khoai tây. C. Nghệ đen . D. Khoai lang. Câu 8: Cây nào dưới đây có lá biến thành gai tương tự như cây xương rồng? A. Cây hoa hồng. B. Cây bát tiên. C. Cây táo tây. D. Cây nha đam. Chọn cụm từ thích hợp để hoàn thành đoạn văn dưới đây: Mùa hè này, bạn An về quê ngoại đi chơi và tham quan vườn cây của bà. Bạn An thấy trong vườn của ngoại có các cây ăn quả như: cây xoài, cây mận, cây nhãn; tất cả các cây đó đều có kiểu gân lá (1) và trên cành những loại cây này cuống lá chỉ mang một phiến lá nên thuộc loại (2) không giống với cây me và cây phượng trước sân nhà thì thuộc loại (3) .Những cây chuối và cây dừa thì lại có kiểu gân lá (4) . An cảm nhận mùa hè này đối với mình thật bổ ích và thú vị và An chắc rằng năm sau sẽ xin ba mẹ để lại được về thăm quê lần nữa và sẽ khám phá được nhiều điều thú vị hơn nữa./. Câu 9: Theo đoạn văn trên, hãy cho biết chỗ trống (1) thuộc kiểu gân lá nào? A. Hình mạng. B. Cánh cung. C. Song song. D. Hình cung. Câu 10: Theo đoạn văn trên, hãy cho biết chỗ trống (2) thuộc loại lá nào? A. Lá kép. B. Lá đơn. C. Tua cuốn. D. Tay móc. Câu 11: Theo đoạn văn trên, hãy cho biết chỗ trống (3) thuộc loại lá nào? A. Lá kép. B. Lá đơn. C. Tua cuốn. D. Tay móc. Câu 12: Theo đoạn văn trên, hãy cho biết chỗ trống (4) thuộc kiểu gân lá nào? A. Hình mạng. B. Cánh cung. C. Hình cung. D. Song song. B. Tự luận: (7điểm) Câu 1: (2 điểm) Quan sát sơ đồ tóm tắt, em hãy hoàn thành sơ đồ và trình bày khái niệm của quá trình hô hấp ở cây xanh?
  5. Chất hữu cơ + Khí Năng lượng + Khí + Hơi nước Khái niệm hô hấp: Câu 2: (1 điểm) Thế nào là giâm cành và chiết cành? Câu 3: (1,5 điểm) Quan sát hình, hãy cho biết: Có mấy loại thân biến dạng? Nêu chức năng từng loại? Mỗi loại cho 2 ví dụ. Câu 4: (2 điểm) Dựa vào hình, em hãy tìm điểm giống và khác nhau giữa cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ? * Giống nhau: + Khác nhau: Cấu tạo trong thân non Cấu tạo trong miền hút rễ Thân non Miền hút của rễ + + + . + . Câu 5: (0,5 điểm) Hãy nêu chức năng của các loại lá biến dạng (lá dự trữ, lá bắt mồi) mà em biết, mỗi loại lá biến dạng nêu 2 ví dụ chứng minh? + Lá dự trữ: Ví dụ: + Lá bắt mồi: Ví dụ:
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HKI MÔN SINH HỌC – LỚP 6 Năm học 2018 – 2019 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn câu đúng (mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐỀ 1 A B D C A C B D A B A D ĐỀ 2 C A D A C D C B A B A D B. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Chất hữu cơ + Khí oxi Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước 0,5đ (2 đ) Hô hấp ở cây: là quá trình cây lấy khí oxi để phân giải các chất hữu cơ, tạo ra 1,5đ năng lượng cần cho hoạt động sống đồng thời thảy ra khí cacbonic và hơi nước Câu 2 + Giâm cành: là cắt 1 đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó 0,5 đ (1 đ) bén rễ, phát triển thành cây mới. + Chiết cành: là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành 0,5đ cây mới Câu 3 Có 3 loại thân biến dạng: thân củ, thân rễ, thân mọng nước. (1,5 đ) + Thân củ: chứa chất dự trữ dùng khi cây ra hoa, kết quả (khoai tây, su hào, ). 0,5đ + Thân rễ: chứa chất dự trữ dùng khi cây ra hoa, kết quả (gừng, nghệ, ). 0,5đ + Thân mọng nước: dự trữ nước cho cây, thường thấy các cây sống ở nơi khô 0,5đ hạn (xương rồng, cành giao, thanh long, ) + Giống nhau: Câu 4 - Đều được cấu tạo bằng tế bào. 0,5 đ (2 đ) - Gồm 2 phần chính: vỏ, trụ giữa. 0,5 đ + Khác nhau: Thân non Miền hút của rễ + Biểu bì không có lông hút + Biểu bì có lông hút 0,5 đ + Mạch gỗ và mạch rây xếp phân lớp + Mạch gỗ và mạch rây xếp xen 0,5 đ (mạch rây: ở ngoài; mạch gỗ: ở trong). kẻ nhau. Câu 5 + Lá dự trữ: chứa chất dự trữ (chất hữu cơ) cho cây. 0,25 đ (0,5 đ) Ví dụ: củ hành tây, củ kiệu, củ hành tím + Lá bắt mồi: bắt sâu bọ. Ví dụ: cây nắp ấm, cây bèo đất. 0,25 đ