Đề thi học kì I Sinh học Lớp 7 - Đề 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Sinh học Lớp 7 - Đề 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_7_de_3_nam_hoc_2019_2020_truong.doc
Nội dung text: Đề thi học kì I Sinh học Lớp 7 - Đề 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA MÔN: SINH HỌC 7 ĐỀ SỐ 003 Ngày: 06/12/2019 (Đề gồm 02 trang) Năm học: 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: Lớp: I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Tô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Để tăng hiệu quả thụ phấn cho một số cây ăn quả, người ta thường A. thả bọ ngựa vào vườn cây B. nuôi ong trong vườn cây C. nuôi chuồn chuồn trong vườn cây D. thả bọ xít vào vườn cây Câu 2: Vỏ ốc, vỏ trai có ý nghĩa thực tiễn như thế nào? A. Làm đồ trang trí B. Có hại cho cây trồng C. Làm thức ăn cho con người D. Làm sạch môi trường nước Câu 3: Cơ thể nhện gồm A. 3 phần: đầu – ngực, bụng và 4 đôi chân B. 2 phần: đầu và bụng C. 2 phần: đầu – ngực và bụng D. 3 phần: đầu, ngực và bụng Câu 4: Trai sông di chuyển nhờ bộ phận A. tấm miệng B. chân C. khoang áo D. thân Câu 5: Đặc điểm nào không phải của ngành thân mềm? A. Cơ thể không phân đốt B. Khoang áo phát triển C. Cơ thể phân đốt D. Hệ tiêu hóa phân hóa Câu 6: Vỏ trai sông có đặc điểm A. gồm 2 mảnh B. tiêu giảm C. gồm 3 mảnh D. gồm 1 vòng xoắn ốc Câu 7: Đào lỗ đẻ trứng trong đất là tập tính của loài thân mềm nào? A. Sò B. Bạch tuộc C. Mực D. Ốc sên Câu 8: Đặc điểm nào về sinh sản của trai sông là sai? A. Trai sông là động vật lưỡng tính B. Trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước C. Ấu trùng trai sống bám trên da và mang cá D. Trứng trai đẻ ra được giữ trong tấm mang của trai mẹ Câu 9: Chấu chấu hô hấp nhờ A. mang B. bề mặt cơ thể C. phổi D. hệ thống ống khí Câu 10: Động tác đóng, mở vỏ trai được thực hiện nhờ A. cơ khép vỏ và đỉnh vỏ B. đỉnh vỏ và dây chằng ở bản lề vỏ C. dây chằng ở bản lề vỏ và cơ khép vỏ D. dây chằng Câu 11: Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng của mực, người ta câu mực như thế nào? A. Dùng thính thơm câu mực B. Tạo lưỡi câu mực nhân tạo có hình dạng tôm, cá giống như mồi của mực Trang 1/2 - Mã đề 3
- C. Dùng mồi câu mực là cây, cỏ D. Dùng mồi câu mực là sâu bọ Câu 12: Trai sông sống ở A. nước mặn B. nước lợ C. nước ngọt D. cạn Câu 13: Mực thích nghi với lối sống A. vùi lấp B. kí sinh C. bơi nhanh D. bò chậm chạp Câu 14: Quá trình bắt mồi của nhện diễn ra theo trình tự nào? 1. Chăng dây tơ khung 2. Chăng các sợi tơ vòng 3. Chăng dây tơ phóng xạ 4. Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới) A. 1,2,3,4 B. 1,3,2,4 C. 2,1,3,4 D. 2,3,1,4 Câu 15: Đại diện nào là động vật thuộc lớp giáp xác? A. Chân kiếm B. Ve sầu C. Châu chấu D. Cái ghẻ Câu 16: Bệnh ghẻ ở người do cái ghẻ gây nên. Con cái đào hang dưới da, đẻ trứng gây ngứa ngáy và sinh mụn ghẻ. Bệnh ghẻ có thể lây lan từ người này sang người khác qua da. Biện pháp nào giúp bệnh ghẻ không lây lan từ người này sang người khác? A. Dùng chung bát đĩa B. Tắm chung nguồn nước (bể bơi) C. Dùng chung khăn tắm D. Dùng chung quần áo Câu 17: Muỗi thường đẻ trứng vào các rãnh nước bẩn, ấu trùng phát triển trong nước. Dựa vào tập tính sinh sản của muỗi, người ta diệt trừ muỗi bằng biện pháp nào? A. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ B. Trồng nhiều cây xanh C. Làm sạch nguồn nước D. Nạo vét cỗng rãnh và lấp các vùng nước ứ đọng Câu 18: Trong quá trình tiêu hóa của tôm sông, thức ăn được nghiền nát nhờ A. miệng B. chân hàm C. chân bụng D. chân ngực Câu 19: Tôm tiêu hóa thức ăn nhờ enzim tiết ra từ A. dạ dày B. ruột sau C. ruột tịt D. gan Câu 20: Chân ngực của tôm sông có chức năng A. định hướng và phát hiện mồi B. lái và giúp tôm bơi giật lùi C. giữ và xử lí mồi D. bắt mồi và bò II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 21 (3 điểm): Em hãy nêu đặc điểm và chức năng các phần phụ của cơ thể nhện? Câu 22 (1 điểm): Ở loài trai sông, giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa như thế nào? Câu 23 (1 điểm): Tôm kiếm ăn lúc chập tối, các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu của tôm rất phát triển nên chúng có thể nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa. Lợi dụng đặc điểm đó người dân thường có kinh nghiệm bắt tôm như thế nào? (HẾT) (Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra và nộp lại đề) Trang 2/2 - Mã đề 3