Đề thi học kì I Sinh học Lớp 8 - Mã đề 801 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

docx 2 trang thuongdo99 2750
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Sinh học Lớp 8 - Mã đề 801 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_8_ma_de_801_nam_hoc_2020_2021_t.docx

Nội dung text: Đề thi học kì I Sinh học Lớp 8 - Mã đề 801 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ HÓA – SINH – ĐỊA MÔN SINH HỌC 8 MÃ ĐỀ 801 Ngày 24/12/2020 (Đề gồm 02 trang) Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút HỌ TÊN: .LỚP: I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Tô vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Lớp niêm mạc của dạ dày tiết ra A. dịch ruột. B. dịch tụy. C. dịch mật. D. dịch vị. Câu 2: Trong hệ hô hấp của người, phổi có chức năng là A. làm ấm không khí khi hít vào. B. làm ẩm không khí hít vào. C. dẫn khí vào và ra cơ thể. D. trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Câu 3: Để có một dạ dày khỏe mạnh chúng ta nên A. nhai không kĩ. B. ăn nhanh, vội vàng. C. ăn uống đúng giờ. D. vừa ăn vừa học bài. Câu 4: Trong thực tế, chế độ ăn quá nhiều chất gì sẽ có nguy cơ gây bệnh xơ vữa động mạch? A. Muối khoáng. B. Gluxit. C. Vitamin. D. Côlesterôn. Câu 5: Những bệnh nhân bị hở van tim ở động mạch thì A. máu chảy ngược về tim, có thể gây nhồi máu cơ tim, lượng máu nuôi cơ thể ít. B. máu dồn đến động mạch nhiều, làm động mạch căng ra có thể gây vỡ động mạch. C. lượng máu đến động mạch bị pha trộn ít khí ôxi làm cơ thể mệt mỏi. D. máu về tĩnh mạch nhiều hơn bình thường làm cơ thể mệt mỏi. Câu 6: Khi gặp người bị đuối nước ta dùng phương pháp sơ cứu A. đánh gió. B. xoa bóp. C. hà hơi thổi ngạt. D. bấm huyệt. Câu 7: Khi ăn mà vừa nhai, vừa cười, đùa nghịch có thể bị sặc hoặc tắc đường dẫn khí vì nắp thanh quản A. không kịp đóng kín lỗ khí quản làm thức ăn lọt vào đường dẫn khí. B. không kịp đóng kín lỗ thanh quản làm thức ăn lọt vào đường dẫn khí. C. đóng kín lỗ thực quản làm thức ăn lọt vào đường dẫn khí. D. đóng kín lỗ thanh quản làm thức ăn lọt vào đường dẫn khí. Câu 8: Đặc điểm nào không có ở tim người? A. Gồm 3 ngăn: 2 tâm thất, 1 tâm nhĩ. B. Gồm 4 ngăn: 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ. C. Có các van tim: van nhĩ – thất, van động mạch. D. Cấu tạo từ các cơ tim và mô liên kết. Câu 9: Ở người, một nhịp hô hấp được tính bằng A. số lần hít vào trong một phút. B. số cử động hô hấp trong một phút. C. số lần thở ra trong một phút. D. số cử động hô hấp trong một giờ. Câu 10: Chất nào không có hại cho hệ hô hấp? A. Bụi. B. Khí cacbonic. C. Vi sinh vật gây bệnh. D. Khí Oxi. Trang 1/2 - Mã đề 801
  2. Câu 11: Thức ăn được đẩy từ thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động chủ yếu của cơ quan nào? A. Lưỡi. B. Thanh quản. C. Thực quản. D. Khí quản. Câu 12: Trong chu kì co dãn của tim, pha nhĩ co trong thời gian A. 0,4s. B. 0,1s. C. 0,7s. D. 0,3s. Câu 13: “Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp khí (1) cho các tế bào của cơ thể và loại khí (2) do các tế bào thải ra khỏi cơ thể”. Các từ nào thích hợp điền vào chỗ chấm? A. (1) cacbonic, (2) oxi. B. (1) oxi, (2) nitơ. C. (1) oxi, (2) cacbonic. D. (1) cacbonic, (2) nitơ. Câu 14: Sự trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của khí A. oxi từ phế nang vào máu và của khí cacbonic từ máu vào phế nang. B. oxi từ máu vào tế bào và của khí cacbonic từ tế bào vào máu. C. cacbonic từ máu vào tế bào và của khí oxi từ tế bào vào máu. D. cacbonic từ phế nang vào máu và của khí oxi từ máu vào phế nang. Câu 15: Cơ quan nào không thuộc hệ hô hấp? A. Khí quản. B. Thực quản C. Thanh quản. D. Phế quản. Câu 16: Đốt bếp than trong phòng kín gây ra hiện tượng ngạt thở vì A. lượng khí O2 tăng, khí CO và CO2 giảm. B. lượng khí O2 giảm, khí CO và CO2 tăng. C. lượng khí O2, CO và CO2 tăng. D. lượng khí O2, CO và CO2 giảm. Câu 17: Chất không bị biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa là A. vitamin. B. prôtêin. C. gluxit. D. lipit. Câu 18: Khi con người hít vào thì A. cơ liên sườn ngoài dãn, cơ hoành co. B. cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co. C. cơ liên sườn ngoài co, cơ hoành dãn. D. cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn. Câu 19: Sau khi trải qua quá trình tiêu hóa ở ruột non, prôtêin sẽ biến đổi thành A. axit béo. B. glucôzơ. C. axit amin. D. glixerin. Câu 20: Chất độc nicôtin có nhiều trong A. khí thải ô tô. B. khí thải công nghiệp. C. nơi khai thác than. D. khói thuốc lá. II. Tự luận (5 điểm) Câu 21. (1,5 điểm): a. Viết sơ đồ mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ. b. Qua sơ đồ trên, hãy cho biết chức năng của vòng tuần hoàn nhỏ. Câu 22. (2,5 điểm): Khi ta ăn cơm thì cơm sẽ được biến đổi trong khoang miệng như thế nào? Câu 23. (1 điểm): Là học sinh em đã làm gì để góp phần phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid -19? (HẾT) Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra, thu bài và đề khi hết giờ! Trang 2/2 - Mã đề 801