Đề thi học kì I Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

docx 8 trang thuongdo99 2640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_i_vat_li_lop_7_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_g.docx

Nội dung text: Đề thi học kì I Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ 7 TỔ TOÁN - LÝ Năm học 2018 – 2019 Ngày kiểm tra: 14 /12 /2018 (Đề thi gồm 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh: Lớp: Mã đề 01 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước phương án mà em chọn. Câu 1. Khi nào ta không nhìn thấy một vật? A. Khi vật đó không phát ra ánh sáng. B. Khi ánh sáng từ vật đó không truyền đến mắt ta. C. Khi ánh sáng từ mắt ta không truyền đến vật đó. D. Cả ba câu A, B, C đều đúng. Câu 2. Có bốn vật, đó là: Mặt trời, Mặt Trăng, bóng đèn điện (đang thắp sáng), cái ghế nhựa (đặt trên nền nhà giữa ban ngày). Theo em vật sáng là: A. Chỉ có Mặt trời và Mặt trăng là vật sáng. B. Chỉ có Mặt trời, Mặt trăng, bóng đèn điện là vật sáng. C. Chỉ có Mặt trời, bóng đèn điện, cái ghế nhựa là vật sáng. D. Cả bốn vật đều là vật sáng. Câu 3. Trong không khí, ở điều kiện bình thường, đường truyền của ánh sáng là: A. đường cong bất kì. B. đường dích dắc. C. đường thẳng. D. đường vòng. Câu 4. Chùm sáng do dây tóc bóng đèn pin (đèn đang bật sáng) phát ra có tính chất nào dưới đây? A. Song song B. Phân kì C. Hội tụ D. Đầu tiên hội tụ, sau đó phân kì Câu 5. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có Nhật thực? A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng. B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng. C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. Câu 6. Trong các trường hợp kể sau, trường hợp nào vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng? A. Khi bạn học sinh đang lau bảng. B. Khi tổ trưởng kiểm tra đề cương của các bạn trong tổ. C. Khi cô giáo đang giảng bài. D. Khi người thợ xây dùng dây dọi để xây cho thẳng. Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa tia phản xạ và tia tới? A. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới. B. Tia phản xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến của mặt phàn xạ ở điểm tới. C. Tia phản xạ và tia tới hợp với mặt phản xạ những góc bằng nhau. Mã đề 01 - trang 1/3 D. Tia phản xạ đối xứng với tia tới qua mặt phản xạ.
  2. Câu 8. Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật. C. Không hứng được trên màn và bé hơn vật. B. Hứng được trên màn và lớn hơn vật. D. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật. Câu 9. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây? A. Ảnh thật, bằng vật. B. Ảnh ảo, bằng vật. C. Ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. D. Không hứng được trên màn và bé hơn vật. Câu 10. Dùng gương nào sau đây có thể quan sát được ảnh ảo có kích thước nhỏ hơn vật? A. Gương phẳng. C. Gương cầu lồi. B. Gương cầu lõm. D. Cả gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm đều được. Câu 11. Tại sao người ta không dùng gương cầu lõm làm gương chiếu hậu cho ô tô hay xe máy? Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Vì ảnh của các vật ở xa gương thường không nhìn thấy trên gương và gương có phạm vi quan sát hẹp. B. Vì ảnh của các vật qua gương lớn hơn vật. C. Vì ảnh của các vật qua gương không đối xứng với vật qua gương. D. Vì gương cầu lõm không đẹp bằng gương cầu lồi. Câu 12. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 900. Góc tới có giá trị nào sau đây? A. 900. B. 00. C. 1800. D. 450. Câu 13. Khi gảy vào dây đàn ghi-ta thì người ta nghe được âm thanh phát ra. Cho biết vật nào phát ra âm thanh đó, chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau? A. Ngón tay gảy đàn. C. Hộp đàn. B. Dây đàn dao động. D. Không khí xung quanh dây đàn. Câu 14. Tần số dao động càng lớn thì: A. Âm nghe càng trầm. C. Âm nghe càng vang xa. B. Âm nghe càng to. D. Âm nghe càng bổng. Câu 15. Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm? A. Người ca sĩ phát ra âm. B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm. C. Màn hình tivi dao động phát ra âm. D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm. Câu 16. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Tần số dao động. C. Nhiệt độ của môi trường truyền âm. B. Biên độ dao động. D. Kích thước của vật dao động. Câu 17. Chọn câu sai trong các câu sau: A. Khi dây đàn căng, âm phát ra càng cao B. Khi dây đàn trùng, âm phát ra trầm. C. Âm cao hay thấp không phụ thuộc vào độ căng hay trùng của dây đàn. D. Khi gõ trống mạnh thì âm phát ra càng to và khi gõ nhẹ phát ra âm nhỏ. Mã đề 01 - trang 2/3
  3. Câu 18. Khi đã làm một số thí nghiệm về sự truyền âm trong các môi trường, một bạn đưa ra các kết luận sau. Hãy chọn kết luận đúng nhất? A. Âm thanh có thể truyền từ chất lỏng sang chất khí. B. Âm thanh càng to thì truyền đi càng xa. C. Cơ thể người cũng có thể truyền được âm thanh. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 19. Hãy chọn câu sai: A. Chất rắn luôn truyền âm thanh tốt hơn chất lỏng và chất khí. B. Âm thanh có thể truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí. C. Chân không là môi trường không thể truyền âm. D. Hầu hết các chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng và chất khí. Câu 20. Nhận xét nào sau đây là không chính xác khi nói về âm phản xạ và tiếng vang? A. Phòng lớn thì dễ nghe được tiếng vang. B. Khoảng cách từ nguồn phát âm đến mặt phản xạ phải lớn hơn 11,3 m mới nghe được tiếng vang. C. Tai ta nghe được âm thanh to hơn khi cùng một lúc nghe được nhiều âm phản xạ. D. Nhận được âm phản xạ tức là nghe được tiếng vang. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Bài 1 (1,5 điểm): Cho một chiếc thước kẻ đặt vuông góc với mặt gương phẳng. a. Vẽ ảnh của chiếc thước kẻ tạo bởi gương phẳng. (Vẽ chiếc thước kẻ là một mũi tên với tỉ lệ xích tùy chọn) b. Nêu tính chất của ảnh của chiếc thước kẻ tạo bởi gương phẳng. Bài 2 (1,5 điểm): Một nghệ sĩ đang chơi đàn tranh. a. Chỉ ra bộ phận dao động khi đàn tranh phát ra âm? b. So sánh tần số dao động khi đàn phát ra nốt nhạc “mi” và “ si”? c. Làm thế nào để tiếng đàn phát ra lúc âm trầm, lúc âm bổng? Giải thích? Bài 3 (1,5 điểm): Các nhà khoa học dùng sóng siêu âm để đo độ sâu của hồ Ba Bể ở tỉnh Bắc Kạn. Người ta nhận thấy từ lúc phát ra siêu âm đến lúc thu được âm phản xạ là khoảng 0,04 giây. Hãy tính độ sâu của hồ nước này biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s. Bài 4 (0,5 điểm): Tại sao đi xe máy trên đường cao tốc có dải phân cách (hàng rào sắt hoặc bê tông) thì âm thanh nghe được to hơn khi đi qua đoạn đường trống? Chúc các con làm bài tốt ! Mã đề 01 - trang 3/3
  4. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ 7 TỔ TOÁN - LÝ Năm học 2018 – 2019 Ngày kiểm tra: 14 /12 /2018 (Đề thi gồm 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề 02 Họ và tên học sinh: Lớp: I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào? A. Khi xung quanh ta có ánh sáng. B. Khi ta mở to mắt. C. Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. D. Khi không có vật chắn sáng. Câu 2. Trường hợp nào dưới đây là nguồn sáng? A. Quyển sách đặt trên bàn vào ban ngày. B. Mặt trời. C. Đôi dép để ngoài hè vào buổi sáng. D. Quần áo phơi ngoài nắng. Câu 3. Trong môi trường không khí ở lớp học ánh sáng truyền đi theo đường nào? A. Theo đường vòng. B. Theo đường thẳng. C. Theo đường dích dắc. D. Theo đường cong bất kì. Câu 4. Cho ba chùm sáng (H.1). Tìm chùm sáng phân kì? A. Chùm (a) và (b). B. Chùm (a). C. Chùm (a) và (c). (a) (b) (c) D. Cả ba chùm. (Hình 1) Câu 5. Ngày 31/01/2018 tại California (Hoa Kì) có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, tại thời điểm đó: A. Địa phương đó đang là ban ngày và không nhìn thấy Mặt Trời. B. Địa phương đó nằm trong vùng bóng đen của Mặt Trăng và không được Mặt Trời chiếu sáng. C. Địa phương đó đang là ban đêm và chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trăng. D. Địa phương đó đang là ban đêm, cả Mặt Trăng và địa phương đó đều không được chiếu sáng. Câu 6. Dùng ống rỗng, cong để quan sát thì không thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng, câu giải thích nào sau đây là đúng nhất? A. Ánh sáng từ dây tóc không truyền đi theo ống cong. B. Ánh sáng phát ra từ mắt ta không đến được bóng đèn. C. Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền đi theo đường thẳng mà ống rỗng lại cong. D. Ánh sáng phát ra từ dây tóc bóng đèn bị ống cong hấp thụ hết. Câu 7. Chiếu một tia sáng SI lên mặt một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào? A. Mặt gương. B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương. C. Mặt phẳng vuông góc với tia tới. D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới. Mã đề 02 - trang 1/3
  5. Câu 8. Đặt một vật trước gương phẳng rồi quan sát ảnh của vật đó. Nhận định nào đúng trong các nhận định sau: A. Vật đó cho ảnh hứng được trên màn. B. Vật đó cho ảnh nhỏ hơn vật, không hứng được trên màn. C. Vật đó cho ảnh ảo lớn bằng vật. D. Cả ba nhận xét trên đều đúng. Câu 9. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? A. Không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật. C. Hứng được trên màn, bằng vật. B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật. D. Không hứng được trên màn, bằng vật. Câu 10. Khi đặt vật gần sát gương cầu lõm thì ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất nào dưới đây? A. Lớn bằng vật. C. Nhỏ hơn vật B. Lớn hơn vật. D. Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi. Câu 11. Vì sao trên ô tô hay xe máy, người ta không gắn gương cầu lõm để cho người lái xe quan sát ảnh ảo của các vật ở phía sau xe? A. Vì ảnh không rõ nét. B. Vì vật phải để rất gần gương mới cho ảnh ảo. C. Vì ảnh ảo nhỏ hơn vật nhiều lần. D. Vì ảnh ảo nằm xa gương ở phía sau mắt. Câu 12. Chiếu một tia sáng lên mặt một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 700. Góc tới có giá trị nào sau đây? A. 700. B. 1400. C. 300. D. 350. Câu 13. Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó? A. Tay bác bảo vệ gõ trống. B. Dùi trống. C. Mặt trống. D. Không khí xung quanh trống. Câu 14. Khi ngồi xem tivi thì mẹ của Nam hỏi: “Âm thanh phát từ tivi là ở bộ phận nào?". Em hãy giúp Nam tìm câu trả lời đúng nhất trong các câu sau? A Từ núm điều chỉnh âm thanh của chiếc tivi. B. Người ở trong tivi. C. Màng loa. D. Màn hình tivi. Câu 15. Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn. C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. B. Khi vật dao động chậm hơn. D. Khi tần số dao động lớn hơn. Câu 16. Biên độ dao động của âm càng lớn khi: A. vật dao động với tần số càng lớn. C. vật dao động càng chậm. B. vật dao động càng nhanh. D. vật dao động càng mạnh. Câu 17. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây đàn. A. Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao. B. Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao. C. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to. D. Dây đàn càng căng, âm phát ra càng to. Câu 18. Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Khoảng chân không. C. Nước biển. B. Tường Bê tông D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất. Mã đề 02 - trang 2/3
  6. Câu 19. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Vận tốc âm truyền trong không khí lớn hơn trong nước, nhỏ hơn trong thép. B. Vận tốc âm truyền trong nước lớn hơn trong không khí, nhỏ hơn trong thép. C. Vận tốc âm truyền trong thép lớn hơn trong nước, nhỏ hơn trong không khí. D. Vận tốc âm truyền trong không khí lớn hơn trong nước, lớn hơn trong thép. Câu 20. Ghi nhận nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng sấm sét trong tự nhiên? A. Nghe được tiếng nổ sau khi nhìn thấy tia chớp. B. Nghe được tiếng nổ và nhìn thấy tia chớp gần như cùng lúc. C. Nhìn thấy tia chớp trước khi nghe được tiếng nổ. D. Nghe được tiếng nổ sau vì vận tốc truyền âm nhỏ hơn vận tốc truyền ánh sáng trong không khí. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Bài 1 (1,5 điểm): Cho chiếc bút chì đặt vuông góc với mặt một gương phẳng. a. Vẽ ảnh của chiếc bút chì tạo bởi gương phẳng. (Vẽ chiếc bút chì là một mũi tên với tỉ lệ xích tùy chọn) b. Nêu tính chất của ảnh của chiếc bút chì tạo bởi gương phẳng. Bài 2 (1,5 điểm): Một bạn học sinh đang chơi đàn ghi ta. a. Hãy chỉ ra bộ phận dao động khi đàn ghi ta phát ra âm? b. So sánh tần số dao động khi đàn phát ra nốt nhạc “pha” và “ mi”? c. Làm thế nào để tiếng đàn phát ra lúc âm to, lúc âm nhỏ? Giải thích? Bài 3 (1,5 điểm): Các nhà khoa học dùng sóng siêu âm để đo độ sâu hồ Baikal, một hồ nước sâu nhất thế giới. Người ta nhận thấy từ lúc phát ra siêu âm đến lúc thu được âm phản xạ là 2,2 giây. Hãy tính độ sâu của cái hồ này biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s. Bài 4 (0,5 điểm): Tại sao đi xe máy trên đường cao tốc có dải phân cách (hàng rào sắt hoặc bê tông) thì âm thanh nghe được to hơn khi đi qua đoạn đường trống? Chúc các con làm bài tốt ! Mã đề 02 - trang 3/3
  7. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ 7 TỔ TOÁN - LÝ Năm học 2018 – 2019 Ngày kiểm tra: 14 /12 /2018 (Đề thi gồm 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề 03 Họ và tên học sinh: Lớp: I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Bài 1 (1,5 điểm): Cho chiếc bút chì đặt song song với mặt gương phẳng. a. Vẽ ảnh của chiếc bút chì tạo bởi gương phẳng. (Vẽ chiếc bút chì là một mũi tên với tỉ lệ xích tùy chọn) b. Nêu tính chất của ảnh của chiếc bút chì tạo bởi gương phẳng. Bài 2 (1,5 điểm): Một người nghệ sĩ đang chơi đàn bầu. a. Chỉ ra bộ phận dao động khi đàn bầu phát ra âm? b. So sánh tần số dao động khi đàn phát ra nốt nhạc “đồ” và “ son”? c. Làm thế nào để tiếng đàn phát ra lúc âm trầm, lúc âm bổng? Giải thích? Bài 3 (1,5 điểm): Các nhà khoa học dùng sóng siêu âm để đo độ sâu của vực Mariana ở tây bắc Thái Bình dương. Người ta nhận thấy từ lúc phát ra siêu âm đến lúc thu được âm phản xạ là 14,6 giây. Hãy tính độ sâu của đáy vực này biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s. Bài 4 (0,5 điểm): Tại sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ngoài ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác giống như tiếng người đang theo sát? Chúc các con làm bài tốt !
  8. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ 7 TỔ TOÁN - LÝ Năm học 2018 – 2019 Ngày kiểm tra: 14 /12 /2018 (Đề thi gồm 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề 04 Họ và tên học sinh: Lớp: I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Bài 1 (1,5 điểm): Cho chiếc bút chì đặt song song với mặt một gương phẳng. a. Vẽ ảnh của chiếc bút chì tạo bởi gương phẳng. (Vẽ chiếc bút chì là một mũi tên với tỉ lệ xích tùy chọn) b. Nêu tính chất của ảnh của chiếc bút chì tạo bởi gương phẳng. Bài 2 (1,5 điểm): Một bạn học sinh đang chơi đàn nguyệt. a. Hãy chỉ ra bộ phận dao động khi đàn nguyệt phát ra âm? b. So sánh tần số dao động khi đàn phát ra nốt nhạc “đồ” và “ la”? c. Làm thế nào để tiếng đàn phát ra lúc âm to, lúc âm nhỏ? Giải thích? Bài 3 (1,5 điểm): Các nhà khoa học dùng sóng siêu âm để đo độ sâu hồ biển Caspi, một hồ nước nằm hoàn toàn trên đất liền lớn nhất Trái Đất. Người ta nhận thấy từ lúc phát ra siêu âm đến lúc thu được âm phản xạ là 1,36 giây. Hãy tính độ sâu của cái hồ này biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s. Bài 4 (0,5 điểm): Tại sao đi xe máy trên đường cao tốc có dải phân cách (hàng rào sắt hoặc bê tông) thì âm thanh nghe được to hơn khi đi qua đoạn đường trống? Chúc các con làm bài tốt !