Đề thi học kì II Địa lí Lớp 8 - Mã đề 104 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

docx 5 trang thuongdo99 3030
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Địa lí Lớp 8 - Mã đề 104 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_ii_dia_li_lop_8_ma_de_104_nam_hoc_2018_2019_tr.docx

Nội dung text: Đề thi học kì II Địa lí Lớp 8 - Mã đề 104 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

  1. PHÒNG GD& ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: ĐỊA LÝ 8 Năm học: 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi: / 4 / 2019 MÃ ĐỀ: 104-HK8.2 A./ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng đầu các ý kiến thức trả lời em cho là đúng: Câu 1: Địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta tập trung ở vùng nào? A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 2: Nước ta có khoảng bao nhiêu con sông dài trên 10Km? A. 2360 B. 2036 C. 3206 D. 6023 Câu 3: Điểm cực bắc phần đất liền nước ta nằm ở: A. 80 34’B B. 120 40’B C. 230 23’B D. 240 22’B Câu 4: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm: A. 1975 B. 1985 C. 1995 D. 2005 Câu 5: Đồng bằng song Cửu Long có diện tích khoảng bao nhiêu km2? A. 15.000 km2 B. 25.000 km2 C. 30.000 km2 D. 40.000 km2 Câu 6: Phần lớn khoáng sản nước ta được hình thành trong giai đoạn nào? A. Tiền Cambri B. Cổ sinh C. Trung sinh D. Tân sinh Câu 7: Vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta bao gồm: A. vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa B. vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế C. vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa D. vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Câu 8: Nguyên nhân nào sau đây không đúng với đặc điểm tài nguyên sinh vật nước ta? A. Phong phú, đa dạng về thành phần loài, gen di truyền và hệ sinh thái B. Là nguồn tài nguyên vô tận C. Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng D. Các hệ sinh thái tự nhiên ngày càng bị thu hẹp Câu 9: Nước ta có mấy nhóm đất chính ?
  2. A. 2 nhóm B. 3 nhóm C. 4 nhóm D. 5 nhóm Câu 10: Đường bờ biển của nước ta dài bao nhiêu km? A. 2.260 km B. 3.260 km C. 4.260 km D. 5.260 km Câu 11: Ý kiến thức nào sau đây không đúng với đặc điểm của biển Việt Nam? A. Là một phần của biển Đông B. Có diện tích 3.447.000km2 C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa D. Quanh năm không đóng băng Câu 12: Ý kiến thức nào sau đây đúng với đặc điểm vị trí địa lý của Việt Nam? A. Việt Nam gắn liền với Châu Á, lục địa Á- Âu và thông với Thái Bình Dương B. Việt Nam gắn liền với Châu Á và thông với Thái Bình Dương C. Việt Nam gắn liền với lục địa Á- Âu và thông với Đại Tây Dương D. Việt Nam gắn liền với Châu Á, lục địa Á- Âu và thông với Đại Tây Dương Câu 13: Việt Nam có vị trí tiếp giáp với: A. Trung Quốc, Lào, Campuchia và biển Đông B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan và biển Đông C. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan và biển Đông D. Trung Quốc, Lào, Malaixia và biển Đông Câu 14: Các khu bảo tồn và vườn quốc gia nào sau đây nằm ở Hà Nội? A. Cúc Phương B. Ba Bể C. Tam Đảo D. Ba Vì Câu 15: Ý kiến thức nào sau đây không đúng với đặc điểm phần biển Việt Nam? A. Có diện tích khoảng 1 triệu km2 B. Có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ C. Là một bộ phận của biển Đông D. Nằm ở phía bắc và phía tây của phần đất liền Câu 16: Nơi hẹp nhất lãnh thổ phần đất liền của nước ta thuộc địa phận tỉnh nào? A. Quảng Ninh B. Quảng Trị C. Quảng Ngãi D. Quảng Bình Câu 17: Ý kiến thức nào sau đây đúng với đặc điểm địa hình vùng Đông bắc nước ta? A. Địa hình núi cao hiểm trở B. Đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ C. Có hướng tây bắc- đông nam D. Gồm các dãy núi hướng vòng cung. Câu 18: Ý kiến thức nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu Việt Nam? A. Mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. B. Có mùa đông lạnh kéo dài sâu sắc trên toàn quốc C. Có lượng mưa lớn trung bình từ 1.500mm- 2.000mm D. Có 2 mùa gió hoạt động trong năm
  3. Câu 19: Quần đảo nào sau đây thuộc tỉnh Khánh Hòa? A. Hoàng Sa B. Trường Sa C. Cô Tô D. Nam Du Câu 20: Vùng biển Việt Nam vào mùa hạ chủ yếu chịu ảnh hưởng của gió mùa: A. Đông Nam B. Tây Nam C. Đông Bắc D. Tây Bắc B.TỰ LUẬN( 5 điểm) Câu 1( 3 điểm) Vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu của biển ? Câu 2( điểm) Giải thích nguyên nhân tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có mùa đông lạnh nhất cả nước?
  4. PHÒNG GD& ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: ĐỊA LÝ 8 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi: 19 / 4 / 2019 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÃ ĐỀ 104-HK8.2 CHỦ ĐỀ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm:( 5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 ĐA A A C C D Câu 6 7 8 9 10 ĐA B D B B B 0,25đ/ câu Câu 11 12 13 14 15 ĐA B A A D D Câu 16 17 18 19 20 ĐA D D B B B II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1 Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể qua khí hậu của vùng biển. 1,0 ( 3 đ) - Thể hiện qua nhiệt độ và chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 230C, sự chênh lệch nhiệt độ của tầng mặt giữa 2 mùa không lớn. Tháng 1 nhiệt độ thấp nhất là 180C, cao nhất là 280C. Tháng 7 nhiệt độ thấp nhất là 280C, cao nhất là 300C. - Thể hiện qua chế độ gió: trên biển Đông có hai loại gió mùa. Từ tháng 10 đến tháng 4 có gió hướng Đông Bắc là chủ yếu. Từ tháng 5 đến tháng 9 có gió 1,0 hướng Tây Nam là chủ yếu, riêng vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng Nam. - Thể hiện qua dòng biển: hướng chảy của dòng biển trên biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính. Mùa đông, các dòng biển chảy theo hướng Đông Bắc, 1,0 mùa hè chảy theo hướng Tây Nam. Riêng vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan tạo thành vòng tròn nhỏ khép kín.
  5. Câu 2 - Do vị trí của vùng nằm ở phía bắc nước ta, nơi đón gió mùa Đông Bắc đầu 1,0 ( 2đ) tiên, khối không khí lạnh từ vùng cực bắc thổi xuống nước ta chưa hề bị biến tính. - Các dãy núi hình cánh cung được coi là những ống phễu hút gió mùa Đông Bắc vào nước ta. Một số khu vực núi cao khí hậu còn có sự phân hóa theo độ cao. 1,0 Tổng 10 điểm BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ LÝ THỊ NHƯ HOA ĐỖ THÚY GIANG VŨ THỊ KIM CHÚC