Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

docx 3 trang thuongdo99 1770
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_ii_giao_duc_cong_dan_lop_9_ma_de_209_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 MÃ ĐỀ 209 Năm học: 2018- 2019 (Đề gồm 3 trang) Ngày thi: 11/4/2019 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1 : Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng được gọi là A. trách nhiệm hành chính. B. trách nhiệm hình sự. C. trách nhiệm kỉ luật. D. trách nhiệm dân sự. Câu 2 : Nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là A. trách nhiệm pháp lí. B. sự trừng phạt. C. hình phạt D. trách nhiệm tội phạm. Câu 3 : Trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội được gọi là A. trách nhiệm hành chính. B. trách nhiệm kỉ luật. C. trách nhiệm hình sự. D. trách nhiệm dân sự. Câu 4 : Đối tượng phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra là những người A. từ đủ 14 tuổi trở lên. B. từ đủ 18 tuổi trở lên. C. từ đủ 15 tuổi trở lên. D. từ đủ 16 tuổi trở lên. Câu 5 : Anh B điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm A. kỉ luật. B. pháp luật dân sự. C. pháp luật hành chính. D. pháp luật hình sự. Câu 6 : Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là A. tội phạm. B. vi phạm kỉ luật. C. trách nhiệm pháp lí. D. vi phạm pháp luật. Câu 7 : Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi xâm phạm các A. quy tắc kỉ luật lao động. B. quy tắc quản lí nhà nước. C. quy tắc quản lí xã hội. D. nguyên tắc quản lí hành chính. Câu 8 : Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm, được gọi là A. trách nhiệm kỉ luật. B. trách nhiệm dân sự. C. trách nhiệm hình sự. D. trách nhiệm hành chính. Câu 9 : Thông qua việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, công dân sẽ thực hiện được A. mục tiêu và nghĩa vụ của mình đối với xã hội. B. quyền và nghĩa vụ của mình đối với xã hội. C. quyền làm chủ của mình đối với Nhà nước và xã hội. 1
  2. D. vài trò to lớn của mình đối với đất nước. Câu 10 : Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội vừa là quyền vừa là A. nhiệm vụ bắt buộc đối với tất cả mọi công dân. B. mong muốn của công dân đối với Nhà nước và xã hội. C. trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội. D. khát vọng cao đẹp của mọi công dân. Câu 11 : Quyền tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội được gọi là quyền tham gia A. tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội của công dân. B. lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của công dân. C. hoạt động nhà nước, hoạt động xã hội của công dân. D. quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Câu 12 : Cơ quan nào sau đây có quyền áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội? A. Công an. B. Tòa án. C. Cảnh sát hình sự. D. Viện kiểm sát. Câu 13 : Qua kiểm tra của cơ quan, phát hiện anh C thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lí do. Trong trường hợp này, anh C đã vi phạm A. pháp luật hành chính. B. kỉ luật. C. pháp luật hình sự. D. pháp luật dân sự. Câu 14 : Những hành vi trái với những quy định, quy tắc, quy chế của cơ quan, xí nghiệp, trường học được gọi là vi phạm A. kỉ luật. B. pháp luật hành chính. C. pháp luật dân sự. D. pháp luật hình sự. Câu 15 : Nguyễn Văn C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn C sẽ phải chịu A. trách nhiệm hình sự. B. trách nhiệm hành chính. C. trách nhiệm dân sự. D. trách nhiệm kỉ luật. Câu 16 : Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là A. quyền chính trị duy nhất của công dân. B. nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi công dân. C. quyền chính trị quan trọng nhất của công dân. D. quyền của những cán bộ lãnh đạo. Câu 17 : Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định A. tội phạm. B. tội danh. C. trách nhiệm tội phạm. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 18 : Việc làm sau đây thể hiện công dân đã trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước? A. Gặp trực tiếp đại biểu Quốc hội để gửi kiến nghị lên Quốc hội. B. Giám sát các hoạt động của Nhà nước thông qua đài, báo. C. Gặp trực tiếp đại biểu Hội đồng nhân dân để nói chuyện. D. Giám sát các hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú. Câu 19 : Vi phạm hình sự là những hành vi A. nguy hiểm cho xã hội. B. đặc biệt nguy hiểm. C. cực kì nguy hiểm. D. rất nguy hiểm. 2
  3. Câu 20 : Những hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật được quy định rõ trong bộ luật nào? A. Bộ luật Tố tụng hình sự. B. Hiến pháp. C. Bộ luật Dân sự. D. Bộ luật Hình sự. Câu 21 : Hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ được gọi là vi phạm A. pháp luật dân sự. B. kỉ luật. C. pháp luật hình sự. D. pháp luật hành chính. Câu 22 : Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác là những người A. từ đủ 14 tuổi trở lên. B. từ đủ 15 tuổi trở lên. C. từ đủ 16 tuổi trở lên. D. từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 23 : Công dân có thể thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội bằng cách A. bàn bạc và trao đổi. B. đặc biệt hoặc thông thường. C. quan sát và góp ý. D. trực tiếp hoặc gián tiếp. Câu 24 : Lê Thị H đã lừa bán hai phụ nữ và một trẻ em qua bên kia biên giới. Trong trường hợp này, Lê Thị H đã vi phạm A. kỉ luật. B. pháp luật hình sự. C. pháp luật dân sự. D. pháp luật hành chính. Câu 25 : Trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường hợp áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên, học sinh của cơ quan tổ chức mình được gọi là trách nhiệm A. dân sự. B. kỉ luật. C. hành chính. D. hình sự. Câu 26 : Vi phạm pháp luật hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong A. Bộ luật Lao động. B. Bộ luật Hình sự. C. Bộ luật Dân sự. D. Bộ luật Hành chính. Câu 27 : Những hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm được gọi là vi phạm A. pháp luật dân sự. B. kỉ luật. C. pháp luật hành chính. D. pháp luật hình sự. Câu 28 : Vi phạm pháp luật dân sự là những hành vixaam phạm tới các quan hệ A. tài sản và quan hệ nhân thân. B. tài sản và quan hệ gia đình. C. sở hữu và quan hệ gia đình. D. kinh tế và quan hệ tình cảm. II. Tự luận (3 điểm) Cho tình huống : Do có mâu thuẫn với nhau, B và D cãi lộn và đánh nhau. B đã dùng gậy đánh D bị thương nặng, gây thương tật với tỉ lệ là 12% và phải bồi thường 10 triệu đồng để chi trả cho D trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Có người nói rằng B đã vi phạm pháp luật dân sự nên đã phải bồi thường tiền, mà bồi thường tiền tức là chịu trách nhiệm dân sự. a. Trong trường hợp này, B. đã vi phạm pháp luật gì? Vì sao? b. B phải chịu trách nhiệm gì? Lưu ý: Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra. 3