Đề thi học kì II Lịch sử Lớp 8 - Đề 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

doc 3 trang thuongdo99 2550
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Lịch sử Lớp 8 - Đề 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_ii_lich_su_lop_8_de_3_nam_hoc_2019_2020_truong.doc

Nội dung text: Đề thi học kì II Lịch sử Lớp 8 - Đề 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TỔ XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ 8 TỔ XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ 9 Năm học 2019 – 2020 Thời gian làm bài: 45 phút Năm học 2019 – 2020 Tuần 29 – Tiết 36 ĐỀ 3 Ngày kiểm tra: 22/6/2020 ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 45 phút ( Mã đề 003 ) (Mã đề 001 ) Đề kiểm tra gồm 3 trang Họ và tên: Lớp: . Học sinh làm vào phiếu bài làm. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) Câu 1: Trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương gì để cứu nước, cứu dân? A. Chủ trương dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân. B. Chủ trương phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội. C. Chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp. D. Chủ trương thoả hiệp với Pháp để Pháp trao trả độc lập. Câu 2: Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào? A. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp. B. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. C. Hội Việt kiều yêu nước tại Véc-xai. D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Câu 3: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ,nguyên nhân khiến Pháp mở trường học ở Việt Nam là : A. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao. B. Do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp. C. Pháp muốn phát triển nền giáo dục Việt Nam. D. Pháp muốn “ Khai hóa văn minh” cho người Việt Nam. Câu 4: Âm mưu thâm độc nhất của Pháp trong việc thành lập Liên bang Đông Dương là gì? A. Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xoá tên Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trên bản đồ thế giới. B. Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo. C. Từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính. D. Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp. Câu 5: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? A. Ngày 5 tháng 6 năm 1911. B. Ngày 10 tháng 5 năm 1911. C. Ngày 6 tháng 5 năm 1911. D. Ngày 19 tháng 5 năm 1911. Câu 6: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào? A. Từ năm 1897 đến năm 1913. B. Từ năm 1897 đến năm 1915. C. Từ năm 1897 đến năm 1914. D. Từ năm 1897 đến năm 1912. Câu 7: Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới - dân chủ tư sản, các sĩ phu yêu nước Việt Nam chủ trương theo hai hướng đó là: A. Bạo động và cải cách. B. Theo phương Tây và theo Nhật. Trang 1/3 - Mã đề thi 003
  2. C. Đánh Pháp và hoà Pháp. D. Dựa vào Nhật và dựa vào Pháp. Câu 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì? A. Cướp đoạt ruộng đất. B. Nhổ lúa trồng đay. C. Cấp ruộng đất cho dân cày. D. Cấp nông cụ cho nông dân. Câu 9: Tháng 7 - 1911 Nguyễn Ái Quốc đến địa danh nào của nước Pháp? A. Thành phố Véc-xai. B. Thành phố Phông-ten-nơ-bơ-lô. C. Thủ đô Pa-ri. D. Cảng Mác-xây. Câu 10: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra mấy bậc. Đó là những bậc nào? A. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học. B. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học. C. Hai bậc: Tiểu học và Trung học. D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Câu 11: Ở bậc trung học trong nền giáo dục Việt Nam thời thuộc Pháp, học sinh học chữ gì? A. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện. B. Chữ Hán, chữ Pháp. C. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn bắt buộc. D. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Câu 12: Ở bậc Tiểu học trong nền giáo dục Việt Nam thời thuộc Pháp, học sinh học chữ gì? A. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn bắt buộc. B. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện. C. Chữ Hán, chữ Pháp. D. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Câu 13: Sau nhiều năm bôn ba ở các nước châu Phi, châu Mĩ, châu Âu, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp vào thời gian nào? A. Tháng 11 năm 1917. B. Tháng 6 năm 1919. C. Tháng 2 năm 1918. D. Tháng 12 năm 1917. Câu 14: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào? A. Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển mạnh. B. Nông nghiệp phát triển mạnh, công nghiệp giẫm chân tại chỗ. C. Nền kinh tế phát triển mạnh . D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc Câu 15: Chính sách nào dưới đây là Chính sách tàn bạo nhất mà thực dân Pháp áp dụng trên lĩnh vực nông nghiệp trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam? A. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân. B. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp. C. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam. D. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp. Câu 16: Trong quá trình khai thác trên lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành nào? Trang 2/3 - Mã đề thi 003
  3. A. Ngành công nghiệp nặng. B. Ngành khai thác mỏ. C. Ngành luyện kim và cơ khí. D. Ngành công nghiệp nhẹ. Câu 17: Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nam, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường nào? A. Đi theo con đường cải cách của Trung Quốc. B. Đi theo cách mạng vô sản ở Pháp. C. Đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga. D. Đi theo con đường duy tân của Nhật Bản. Câu 18: Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. Chính sách “Chia để trị”. B. Chính sách “đồng hoá” dân tộc Việt Nam. C. Chính sách “khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam. D. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”. Câu 19: Trong thời gian trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc hăng hái hoạt động trong các phong trào nào? A. Phong trào yêu nước của Việt kiều ở Pháp. B. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp. C. Phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp. D. Phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Câu 20: Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình như thế nào? A. Gia đình địa chủ nhỏ yêu nước. B. Gia đình nông dân nghèo yêu nước. C. Gia đình công nhân nghèo yêu nước. D. Gia đình trí thức yêu nước. PHẦN II. TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Em hãy phân tích những tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914) của thực dân Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam? Câu 2 (3 điểm): a, Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? b, Bác ra đi tìm đường cứu nước và tìm ra chân lý tự do, cùng với sự đấu tranh của bao thế hệ cha ông đã cho chúng ta nền hòa bình hôm nay. Theo em, thế hệ trẻ hiện nay cần làm gì để phát huy truyền thống của cha ông, đóng góp công sức xây dựng và bảo vệ quê hương? HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 003