Đề thi học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

docx 3 trang thuongdo99 2590
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_2017_truong_thcs.docx

Nội dung text: Đề thi học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ XÃ HỘI MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2016 – 2017 Tiết (PPCT): 133 + 134 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 1 Ngày kiểm tra: 20/4/2017 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi lại ra giấy chữ cái đứng trước những đáp án em cho là đúng. “(1 )Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. (2) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, (3) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”. (Sách Ngữ văn 7 – Tập 2) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? A.Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh. B.Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh. D. Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn. Câu 2: Những nội dung chính của đoạn trích trên? A. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. B. Chúng ta phải ghi nhớ và có quyền tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. C. Chúng ta cần phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. D. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Câu 3: Dấu chấm lửng trong đoạn trích trên có tác dụng gì? A. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng. B. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn. D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Câu 4: Đoạn trích trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Nhân hóa. B. Ẩn dụ. C. So sánh. D. Liệt kê. PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 1 (3 điểm): a. Hãy xác định câu đặc biệt trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó? (1) Đêm. (2) Thành phố lên đèn như sao sa. (3) Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.” (Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh) b. Đặt một câu đơn về chủ đề học tập. Dùng cụm Chủ-Vị để mở rộng thành phần chủ ngữ của câu vừa đặt. c. Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng, em suy nghĩ gì về lối sống giản dị của học sinh hiện nay? Câu 2 (5điểm):Bạn em chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc, mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứng minh cho bạn thấy rằng thiên nhiên chính là nơi đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận, và vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.
  2. III. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT I. Phần trắc nghiệm. (2 điểm) Mỗi đáp án đúng, đủ được 0,5 điểm Câu 1: C Câu 3: B Câu 2: A, B Câu 4: D II. Phần tự luận.(8 điểm) Câu 1 (3 điểm): a. + Câu đặc biệt: câu (1)(0,5 điểm) +Tác dụng câu đặc biệt: xác định thời gian (0,5 điểm) b. + Đặt được 1 câu đơn có nội dung về học tập (0,5 điểm) +Sử dụng cụm chủ-vị để mở rộng thành phần chủ ngữ (chỉ rõ).(0,5 điểm) c. Suy nghĩ của em về lối sống giản dị của học sinh hiện nay: - Giản dị là lối sống đúng đắn, tốt đẹp mà mỗi học sinh cần học tập ở tấm gương của Bác.(0,5 điểm) - Những hành động thể hiện lối sống giản dị: giản dị trong trang phục (mặc đồng phục khi đi học, trang phục kín đáo giản dị, không diêm dúa và phù hợp hoàn cảnh ); giản dị trong ăn nói, ứng xử (lễ độ, đúng mực với mỗi đối tượng giao tiếp, dùng từ giản dị trong sáng, dễ hiểu ) (0,5 điểm) (Chú ý: GV dựa vào cách lí giải của HS để linh động cho điểm, tuy nhiên bài làm cần đáp ứng những ý cơ bản trên). Câu 2 (5 điểm): I. Yêu cầu chung - Kiểu bài: Nghị luận giải thích và chứng minh - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng thuyết phục, trình bày sáng sủa. II. Yêu cầu chi tiết 1. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu vấn đề: tác dụng to lớn của thiên nhiênđối với đời sống con người và thái độ yêu mến, gần gũi với thiên nhiên của con người. 2. Thân bài (4 điểm) a) Giải thích: – Thiên nhiên là mọi yếu tố tự nhiên xung quanh chúng ta: đất nước, cỏ cây, động vật b) Tác dụng to lớn của thiên nhiên với đời sống của con người: – Thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết và gắn bó không thể tách rời đối với con người. + Thiên nhiên cho con người nguồn tài nguyên vô tận. + Thiên nhiên tạo ra môi trường sống trong lành giúp con người mạnh khỏe. + Thiên nhiên với vẻ đẹp hùng vĩ hay tinh tế của những danh lam thắng cảnh, cùng với sự kì bí hấp dẫn khơi gợi hứng thú tìm hiểu, khám phá ở con người. Từ đó cung cấp tri thức cho con người. + Thiên nhiên giúp ta có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, tâm hồn rộng mở, yêu đời, yêu người hơn. -> Dù xã hội có phát triển đến đâu, con người có ngày càng tài giỏi đến mức nào thì cũng không thể tạo ra được thứ máy móc nào thay thế được thiên nhiên.
  3. c) Thái độ của con người với thiên nhiên: - Cần gần gũi, yêu mến, bảo vệ thiên nhiên. d) Bàn luận: - Phê phán thái độ vùi đầu vào các trò chơi giải trí hiện đại mà quên đi sự gắn kết với thiên nhiên, coi thường thiên nhiên của nhiều bạn trẻ hiện nay. - Phê phán những hành vi phá hoại thiên nhiên, phá hoại môi trường sống. e) Liên hệ bản thân:nhận thức được vai trò của thiên nhiên; những hành động thể hiện sự gần gũi, yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. 3. Kết bài (1đ) – Yêu mến và gần gũi với thiên nhiên là một phương châm sống đúng đắn, cần được phát huy, đặc biệt là với giới trẻ. * Cho điểm: Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên. Điểm 4: Cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi diễn đạt nhỏ. Điểm 3: Đạt ½ yêu cầu trên, không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt thông thường. Điểm 2: Bố cục chưa rõ, đôi chỗ diễn đạt kém. Điểm 1: Bài văn không có bố cục, nội dung không rõ, ý lộn xộn. Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề. * Duyệt đề: Ban giám hiệu Tổ/nhóm chuyên môn Người ra đề Hoàng Thị Tuyết Tô Thị Kim Thoa Trần Thúy An