Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)
- UBND QUẬN HẢI CHÂU ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2016 - 2017 LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: Ngữ văn - Lớp 7 (Đề chính thức) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4,0 điểm) Viết về người mẹ thân yêu của mình, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau: Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao. Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra. Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. (Trương Nam Hương, “Trong lời mẹ hát”) Hãy viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 2: (6,0 điểm) Bàn về học vấn, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. Hãy viết bài văn nghị luận giải thích ý kiến trên. HẾT 1
- UBND QUẬN HẢI CHÂU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2016-2017 LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐỀ CHÍNH THỨC) Câu 1: (4điểm) 1. Yêu cầu: a) Kĩ năng: - Biết cách làm một bài văn (hoặc đoạn văn) phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Bố cục cân đối. Lập luận rõ ràng, chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b) Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo cách cảm nhận riêng, nhưng cần đảm bảo những ý chính sau: - Giới thiệu ngắn gọn về TG, TP và nội dung chính của đoạn thơ. (0.5 điểm) - Nêu những suy nghĩ về đoạn thơ (3 điểm) + Hai khổ thơ trên trong bài “Trong lời mẹ hát” của nhà thơ Trương Nam Hương đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. + Hình ảnh người mẹ với mái tóc bạc trắng vì thời gian làm cho tác giả thấy xúc động đến “nôn nao” . + Ý đối lập trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống – Cho con ngày một thêm cao” như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. + Người mẹ hy sinh cả cuộc đời cho đứa con thân yêu của mình. + Mẹ đã đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay đi khắp mọi nẻo đường xa. - Khẳng định lại vấn đề (0.5 điểm): Những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ và xúc động biết bao! Câu 2: (6 điểm) * Hình thức: Học sinh trình bày thành một bài nghị luận giải thích, bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt ý trôi chảy, dùng từ đúng, xác định được luận điểm, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, giàu sức thuyết phục. Viết câu không sai ngữ pháp, không sai chính tả. * Nội dung: 1. Mở bài (0.5 điểm): - Giới thiệu vấn đề cần giải thích - Trích dẫn nhận định 2. Thân bài (5 điểm) a. Giải thích nội dung câu nói: - Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người. - “Chùm rễ đắng cay” và “hoa quả ngọt ngào” là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập. 2
- - Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người. Học hành là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người học phải có nghị lực, ý chí để vượt qua những khó khăn, vất vả mới có thể đạt được kết quả cao. b. Vì sao “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”? Ý 1: Học hành có những chùm rễ cay đắng. - Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình. - Quá trình học tập có những khó khăn, vất vả, gian nan. - Quá trình học tập có khi phải trải qua những thất bại, phải nếm vị cay đắng: điểm kém, thi hỏng . Ý 2: Vị ngọt của quả tri thức hái được từ việc học hành - Vị ngọt của kết quả học tập trước hết là người học được nâng cao hiểu biết của bản thân, giàu có hơn về tri thức và tâm hồn, tự tin hơn trong cuộc sống. - Thành quả học tập mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia đình. thầy cô giáo, nhà trường, quê hương - Thành công trong học tập cũng chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng mới trên con đường lập nghiệp. - Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài. * Dẫn chứng : + Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách, sau đỗ trạng nguyên + Măc-xim Gorki phải kiếm sống đủ thứ nghề vất vả nhưng không nguôi khát vọng học tập. Bằng con đường tự học đầy gian truân, say mê đọc sách tiếp cận ánh sáng văn minh nhân loại và trở thành nhà văn vĩ đại của nhân loại. ( Bút danh: Gor-ki có nghĩa là cay đắng) Đánh giá – mở rộng - Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập. - Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời; hay có những người ỷ lại người khác, không nỗ lực, dẫn đến những hành động gian lận, không trung thực trong học tập c. Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy trên? - Nhận thức: xem câu ngạn ngữ là phương châm nhắc nhở, động viên bản thân trong quá trình học tập. - Hành động: rèn ý thức vươn lên trong học tập, không đầu hàng gian nan thử thách, luôn hướng tới những ước mơ, khát vọng hái quả ngọt từ học vấn để thành công. 3. Kết bài ( 0.5 điểm): - Khẳng định lại tính đúng đắn của câu nói. Lưu ý: Giáo viên chấm điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: hình thức và nội dung. Nhóm chấm thảo luận biểu điểm chi tiết cho từng phần. HẾT 3