Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 4: Những câu ca dao, dân ca châm biếm

ppt 16 trang thuongdo99 1890
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 4: Những câu ca dao, dân ca châm biếm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_4_nhung_cau_ca_dao_dan_ca_cham_b.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 4: Những câu ca dao, dân ca châm biếm

  1. Cái cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa. Ngày thì ước những ngày mưa, Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. Câu hỏi: 1.Bài này ”giới thiệu“ về ”chú tôi“như thế nào? 2.Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? 3.Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
  2.  Kết luận: Chế giễu người nghiện ngập, lười biếng trong xã hội.
  3. Một số câu ca dao phê phán thói lười biếng Có làm thì mới có ăn Khong dưng ai dễ đem phần đến cho. Thế gian giàu bởi chữ cần, Có mà lười biếng thì thân chẳng còn. Đời người có một gang tay, Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang. Làm trai cho đáng sức trai Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
  4. Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà. Số cô có mẹ có cha Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông. Số cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Câu hỏi: 1.Câu nói này nhại lời nói của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời nói của người này? 2.Bài này phê phán hiện tượng gì trong xã hội?
  5. Nhận xét:  Kết luận: Phê phán sự mê tín dị đoan
  6. Một số câu ca dao phê phán sự mê tín dị đoan Bói cho một quẻ trong nhà Con heo bốn cẳng, con gà hai chân. Hòn đất mà biết nói năng Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn. Tiền buộc dải yếm bo bo Trao cho thầy bói đâm lo vào mình. Chập chập thôi lại cheng cheng, Con gà trống thiến để riêng cho thầy. Đơm xôi thì đơm cho đầy Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng!
  7. Con cò chết rũ trên cây, Cò con mở lịch xem ngày làm ma. Cà cuống uống rượu la đà, Chim ri ríu rít bò ra lấy phần, Chào mào thì đánh trống quân Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao. Câu hỏi: 1. Mỗi con vật trong bài này tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? 2. Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài ca này phê phán hiện tượng gì?
  8. Nhận xét  Kết luận: Phê phán thủ tục ma chay xưa: quá linh đình,ồn ào, không phù hợp với không khí đau buồn của gia đình mất người thân.
  9. Đám ma bác giun- Trần Đăng Khoa Bác Giun đào đất suốt ngày Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà Họ hàng nhà kiến kéo ra Kiến con đi trước, kiến già theo sau Cầm hương kiến Đất bạc đầu Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai Đám ma đưa đến là dài Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà Kiến Đen uống rượu la đà Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần
  10. Luật chơi: Trên bảng sẽ xuất hiện một số hình ảnh liên quan tới một câu ca dao tục ngữ. Các bạn được chia thành ba tổ như nhóm cô Huyền Anh chia. Để dành điểm cho tổ mình, các bạn viết đáp án của mình trên giây và giơ lên. Đáp án đúng và nhanh nhất sẽ được cộng 10 điểm. Mỗi nhóm chỉ có thể trả lời một lần.
  11. Câu số 1: Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
  12. Câu số 2: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
  13. Câu số 3 Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
  14. Câu số 4 Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho.