Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

docx 7 trang Đăng Bình 08/12/2023 950
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN HẢI CHÂU ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2017 - 2018 LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 4 điểm): “ Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa màu trắng.” (Vũ Tú Nam) Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận về cái hay, cái đẹp của đoạn trích trên. Câu 2 ( 6 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
  2. UBND QUẬN HẢI CHÂU ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2017 - 2018 LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐÁP ÁN Câu 1: (4 điểm) 1. Yêu cầu hình thức: Diễn đạt trôi chảy, rõ ý. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu kiến thức Học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản cần đạt được những ý sau: a.Mở bài (0,5 điểm): Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn đoạn trích b. Thân bài (3 điểm): * Trong đoạn trích trên tác giả sử dụng một số nghệ thuật:
  3. - Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm - Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang, hoa xoan nhớ nhung. - So sánh: mặt đất như muốn thở dài * Những cảm nhận tinh tế của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân: - Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm. - Mặt đất đón mưa được đón nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đợi đó lâu rồi nên mặt đất xốn xang, bổi hổi. - Hoa xoan được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc của con người kết hợp biện pháp so sánh và nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mùa xuân được
  4. cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam. c. Kết bài (0,5 điểm): Khẳng định lại giá trị của đoạn trích Câu 2 ( 6 điểm) * Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả. (1,0đ) * Về kiến thức: Cần đáp ứng được các ý sau (5 điểm) I. Mở bài: (0,5đ) - Nêu được vấn đề cần nghị luận. - Trích dẫn câu nói II. Thân bài: (4đ) 1. Giải thích:
  5. – Giông tố ở đây dùng để chỉ gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . – Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. 2.Phân tích – chứng minh : Ý 1: Đời người cần trải qua những thử thách để trưởng thành: -Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, họ sống thật đẹp và hào hùng.( Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Viết Xuân “nhằm thẳng quân thù mà bắn” ) – Trong gian khó, con người được rèn luyện như thép được tôi trong lửa; thực tế gian nan giúp con người hình thành được nhiều phẩm chất đáng quý: ý chí, nghị lực, bản lĩnh, sáng tạo, năng động,v.v Ý 2: Không cúi đầu trước giông tố, vẻ đẹp nhân cách con người tỏa sáng:
  6. – Dù trong hoàn cảnh nào, khi con người không cúi đầu trước thử thách, con người sẽ trưởng thành và nhân cách sẽ tỏa sáng (Ngô Bảo Châu và công trình nghiên cứu về Bổ đề cơ bản , ) – Không cúi đầu trước gian khó, trước hết con người phải vượt lên chính mình, chiến thắng bản thân, xông xáo năng động trong cuộc sống. Đó cũng là sống đẹp. * Dẫn chứng: Thực tế học tập, lao động của lớp trẻ hiện nay có bao tấm gương sống đẹp: + Những thủ khoa đại học nhà nghèo vượt khó: + Những người chiến đấu với căn bệnh nan y để sống có ích thật đáng khâm phục : 3.Bình luận: – Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói ngắn gọn nhưng cô đúc, có nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ. – Phê phán lối sống hèn nhát, cầu an, ngại khó 4.Bài học:
  7. - Nhận thức: Gian nan là thử thách của cuộc đời, con người được tôi luyện trong thử thách sẽ trưởng thành. - Hành động: dám nghĩ – dám làm, phải năng động, phải rèn luyện tu dưỡng những phẩm chất cần có ở những con người của thời đại mới có khả năng vượt qua mọi thử thách để thành công. III. Kết bài: (0,5đ) - Khẳng định lại vấn đề.