Đề thi học sinh giỏi thành phố môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

doc 3 trang Đăng Bình 08/12/2023 1050
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi thành phố môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_thanh_pho_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi thành phố môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian giao đề) Câu 1. (4 điểm) Đọc mẩu chuyện sau: Vết nứt và con kiến Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.” (Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TPHCM) Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của mẩu chuyện trên. Câu 2. (6 điểm) Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam), Nguyễn Đình Thi dẫn ý kiến của Tôn-xtôi: “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”; đồng thời, Nguyễn Đình Thi khẳng định: “nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng”. Em hãy phân tích bài thơ Ánh trăng để làm sáng tỏ “tiếng nói của tình cảm” và “tư tưởng” mà Nguyễn Duy gửi gắm. Hồi nhỏ sống với đồng Thình lình đèn điện tắt với sông rồi với bể phòng buyn-đinh tối om hồi chiến tranh ở rừng vội bật tung cửa sổ vầng trăng thành tri kỉ đột ngột vầng trăng tròn Trần trụi với thiên nhiên Ngửa mặt lên nhìn mặt hồn nhiên như cây cỏ có cái gì rưng rưng ngỡ không bao giờ quên như là đồng là bể cái vầng trăng tình nghĩa như là sông là rừng Từ hồi về thành phố Trăng cứ tròn vành vạnh quen ánh điện, cửa gương kể chi người vô tình vầng trăng đi qua ngõ ánh trăng im phăng phắc như người dưng qua đường đủ cho ta giật mình. (Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) - Hết -
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2017-2018 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 Câu 1 (4 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội. - Bài viết gọn, bố cục rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung Học sinh có thể có nhiều cách suy nghĩ và diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý: a) Giải thích ý nghĩa của mẩu chuyện - Chiếc lá và vết nứt: Công việc nặng nề và hoàn cảnh khắc nghiệt, thử thách. - Con kiến vượt qua vết nứt bằng cách đặt ngang chiếc lá và bò qua để tiếp tục hành trình: Cách xử lí thông minh, biến chiếc lá thành phương tiện để thực hiện mục đích. - Ý nghĩa của mẩu chuyện: Trong cuộc sống, khi gặp khó khăn, thử thách, con người cần bình tĩnh tìm ra giải pháp hợp lí, sáng tạo, kiên trì theo đuổi mục đích mới có cơ hội thành công, biến khó khăn thành cách thức vượt khó khăn. b) Bàn luận - Cuộc sống luôn tồn tại nhiều khó khăn, nghịch cảnh dễ làm chùn bước con người trên hành trình vươn đến mục đích. - Chỉ có những người đủ bản lĩnh, ý chí, năng lực, kiên định mục tiêu mới đạt đến thành công. - Vượt qua khó khăn, thử thách bằng sự sáng tạo ngay trong hoàn cảnh khó khăn, con người sẽ sống mạnh mẽ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của thành quả và khẳng định được giá trị của bản thân. - Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực, dễ chùn bước, đầu hàng khi gặp nghịch cảnh; những kẻ cứng nhắc, thiếu sáng tạo c) Bài học nhận thức và hành động Nhận thức được sức mạnh của ý chí, nghị lực và sự sáng tạo là điều kiện để con người vượt khó. Từ đó, nỗ lực vượt qua khó khăn bằng sức mạnh của bản thân, không ngại khó, đầu hàng hoàn cảnh. 3. Biểu điểm - Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, lập luận sắc sảo, diễn đạt linh hoạt, có những dẫn chứng phù hợp. - Điểm 3: Nắm vững yêu cầu đề, bài làm đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, chặt chẽ; đôi chỗ kĩ năng còn hạn chế, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ - Điểm 2: Hiểu ý nghĩa câu chuyện, nhưng giải thích và bàn luận chưa sâu, thiếu dẫn chứng, mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp - Điểm 1: Hiểu mơ hồ, bàn luận chung chung, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 0: Lạc đề hoặc không làm bài.
  3. Câu 2 (6 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách viết bài làm văn nghị luận văn học. - Bài viết cần có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau: a) Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Duy , bài thơ Ánh trăng và “tiếng nói của tình cảm”, “tư tưởng” trong bài thơ. b) Giải thích: “Tiếng nói của tình cảm” là tâm trạng, cảm xúc của tác giả được thể hiện, gửi gắm trong tác phẩm; “tư tưởng” là những suy ngẫm, quan niệm, triết lí mà nhà thơ chiêm nghiệm và nhắn gửi đến bạn đọc. c) Phân tích và chứng minh * “Tiếng nói của tình cảm” trong Ánh trăng: - Tình cảm yêu quý thiết tha, gắn bó sâu sắc với vầng trăng tri kỉ của một thời sống với đồng, chiến đấu ở rừng. - Sự thức tỉnh và nỗi day dứt, ân hận vì đã lãng quên quá khứ, sống hờ hững, vô tâm. - Tấm lòng thủy chung, ân tình sâu nặng với quá khứ, cội nguồn. * “Tư tưởng” trong Ánh trăng: - Bài thơ là lời nhắc nhở con người về sự vô tình lãng quên những điều giản dị, phản bội quá khứ khi được sống trong hoàn cảnh bình yên, hạnh phúc. - Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ. d) Đánh giá - Khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa tiếng nói của tình cảm và tư tưởng trong bài thơ Ánh trăng. - Khẳng định tính đúng đắn ý kiến của Tôn-xtôi và Nguyễn Đình Thi. 3. Biểu điểm - Điểm 6: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết có cảm xúc. Có thể còn mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 4-5: Nhận thức đề đúng, biết vận dụng các phương pháp nghị luận đã học. Đã xác định được một số ý cơ bản nhưng kĩ năng phân tích, chứng minh vài chỗ còn hạn chế. Bố cục rõ. Mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 2-3: Hiểu yêu cầu của đề nhưng kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế. Bài làm còn thiếu một số ý, phân tích chung chung. Bố cục chưa rõ, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Hiểu yêu cầu của đề mơ hồ, kĩ năng nghị luận kém, bài viết lủng củng, phân tích chung chung, thiếu định hướng, xa đề. Diễn đạt kém. - Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc hiểu sai yêu cầu của đề bài. Lưu ý: - Cần chú ý khuyến khích những bài viết hay, sáng tạo. - Giám khảo có thể cho điểm lẻ đến 0,25.