Đề thi học sinh giỏi thành phố môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi thành phố môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_thanh_pho_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi thành phố môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ Năm học 2017-2018 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn SINH HỌC - LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. (1,25 điểm) Nhờ sử dụng phương pháp nghiên cứu của Menđen, người ta đã xác định được tương quan trội lặn của 1 cặp tính trạng tương phản. Hãy cho biết: a) Phương pháp nghiên cứu của Menđen ở đây là phương pháp gì? Nêu tóm tắt nội dung của phương pháp đó. b) Trong chọn giống việc phát hiện các tính trạng trội có ý nghĩa thực tiễn gì? Câu 2. (1,25 điểm) a) Nêu vai trò của việc tạo dòng thuần trong chọn giống. Người ta có thể tạo ra dòng thuần chủng bằng cách nào? b) Tại sao việc duy trì dòng thuần thường rất khó khăn? c) Tại sao việc chọn lọc trong dòng thuần thường không mang lại hiệu quả? Câu 3. (1,25 điểm) a) Nguyên tắc bổ sung giữa các bazơnitric được thể hiện ở đâu trong các cấu trúc và cơ chế phân tử của sự di truyền? Ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung trong các cơ chế di truyền đó. b) Gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình trong những trường hợp nào? Câu 4. (1,25 điểm) a) Trong quá trình nguyên phân, cơ chế nào giúp cho bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định? Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân. b) Xét một tế bào sinh tinh chứa 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa và Bb. Tế bào này giảm phân bình thường tạo ra mấy loại giao tử, đó là những loại nào? c) Xét một tế bào sinh trứng chứa 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Dd và Ee. Tế bào này giảm phân bình thường tạo ra mấy loại giao tử, đó là những loại nào? Câu 5. (1,25 điểm) Bộ nhiễm sắc thể của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp nhiễm sắc thể (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện ba thể đột biến (kí hiệu a, b, c). Phân tích tế bào học ba thể đột biến đó, ngươi ta thu được kết quả sau: Thể đột Số lượng nhiếm sắc thể đếm được ở từng cặp biến I II III IV V a 3 3 3 3 3 b 5 5 5 5 5 c 1 2 2 2 2 a) Xác định tên gọi của các thể đột biến trên. b) Cho biết thể đột biến a, b khác thể lưỡng bội ở những đặc điểm cơ bản nào? c) Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c. Trang 1
- Câu 6. (1,25 điểm) Một gen dài 4250Å và có tổng số 2 loại nuclêôtit bằng 30% số nuclêôtit của gen. Gen này đã tổng hợp 1 phân tử mARN có 10%U và 34%G. a) Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại có trên mạch khuôn của gen. b) Tính số liên kết hiđrô có trong cả gen. Câu 7. (1,25 điểm) Một bệnh di truyền ở người do 1 trong 2 gen trội lặn hoàn toàn của một gen quy định biểu hiện trong sơ đồ phả hệ ở một gia đình như sau. I 1 2 Nam không bị bệnh Nữ không bị bệnh II 1 2 3 Nam bị bệnh 1 2 Nữ bị bệnh III a) Bệnh này do gen trội hay lặn quy định, gen này ở nhiễm sắc thể thường hay giới tính? b) Nếu người III 1 kết hôn với một người bị bệnh thì xác suất để họ sinh đứa con đầu lòng là con trai bình thường bằng bao nhiêu? Câu 8. (1,25 điểm) C1 Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen trên NST thường, gen A: thân cao trội hoàn toàn so với gen a : thân thấp ; gen B: quả tròn trội hoàn toàn so với gen b : quả bầu dục. Lai 2 cơ thể đều dị hợp 2 cặp gen trên thu được con lai F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Xác định tỉ lệ các loại kiểu gen và tỉ lệ các loại kiểu hình con lai F1. Hết Trang 2
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN SINH HỌC - LỚP 9 Năm học 2017-2018 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC Nội dung Điểm Câu 1: (1,25 điểm) a) Phương pháp nghiên cứu ở đây là phương pháp phân tích các thế hệ lai. 0,25 Nội dung: - Lai giữa các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, sau đó theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con 0,50 cháu của từng cặp bố mẹ. - Sử dụng toán thống kê phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền 0,25 các tính trạng. b) Trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội (thường là những tính trạng có 0,25 lợi) để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế. Câu 2: (1,25 điểm) a) - Vai trò của việc tạo dòng thuần trong chọn giống: + Tạo dòng thuần để chuẩn bị cho lai khác dòng tạo ưu thế lai. 0,125 + Thuận lợi cho đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại 0,125 khỏi quần thể. + Duy trì và củng cố một số tính trạng mong muốn do các gen xác định chúng ở 0,25 trạng thái đồng hợp - Có thể tạo ra dòng thuần chủng bằng cách cho giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua 0,25 nhiều thế hệ. (ngoai ra còn có thể nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh rồi lưỡng bội hóa) b) Việc duy trì dòng thuần thường rất khó khăn vì các dòng thuần thường có sức sống kém do nhiều gen lặn có hại đã được vào thể đồng hợp và rất khó ngăn ngừa sự giao 0,25 phấn. c) Việc chọn lọc trong dòng thuần thường không mang lại hiệu quả vì các gen quan tâm đều ở trạng thái đồng hợp. Sự sai khác về kiểu hình lúc đó chỉ là thường biến 0,25 Câu 3: (1,25 điểm) a) - Nguyên tắc bổ sung giữa các bazơnitric được thể hiện trong các cấu trúc và cơ chế phân tử của sự di truyền: + Trong cấu trúc phân tử ADN. + Trong cấu trúc của tARN, rARN. + Trong cơ chế tự nhân đôi của ADN. + Trong cơ chế tổng hợp ARN. 0,50 + Trong cơ chế tổng hợp protein. - Ý nghĩa sinh học của nguyên tắc bổ sung : + NTBS đảm bảo cho phân tử ADN vừa có tính ổn định để thực hiện chức năng bảo 0,25 quản thông tin di truyền (TTDT), vừa dể dàng tách rời 2 mạch đơn để thực hiện chức năng nhân đôi và tổng hợp ARN trong quá trình truyền đạt TTDT. + NTBS đảm bảo cho phân tử ADN có khả năng tự sao chép chính xác để tạo ra các phân tử ADN mới giống hệt nó, từ đó đảm bảo cho sự ổn định ADN đặc trưng của Trang 3
- loài qua các thế hệ tế bào trong cơ thể và qua các thế hệ cá thể kế tiếp nhau. 0,125 + NTBS đảm bảo cho sự xác định đúng các vị trí axit amin trên chuỗi polipeptit trong 0,125 quá trình giải mã tổng hợp protein. Nhờ đó TTDT đã được truyền đạt từ ADN đến protein. b) Gen lặn được biểu hiện thành kiểu hình trong những trường hợp: - Cơ thể đồng hợp tử về gen lặn. Ví dụ ; aa, aaa, aaaa - Một gen lặn ở thể đột biến (gen tương ứng của nó đã bị mất). 0,25 - Gen lặn trên NST X (không có alen trên Y) được biểu hiện ở giới dị giao tử XY hoặc XO. - Gen lặn trên NST Y (không co alen trên X) Câu 4: (1,25 điểm) a) - Cơ chế nào giúp cho bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định trong quá trình nguyên phân: + Có sự tự nhân đôi NST ở kì trung gian thành NST kép. 0,125 + Sự phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể đơn về hai cực của tế bào ở kì sau. 0,125 - Ý nghĩa của quá trình nguyên phân: + Là phương thức sinh sản của tế bào, duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua 0,125 các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính. + Đảm bảo sự sinh trưởng của các mô và cơ quan trong cơ thể đa bào. 0,125 b) - Một tế bào sinh tinh chứa 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa và Bb giảm 0,125 phân tạo ra 2 loại trong số 4 loại giao tử. - Đó là những loại: AB và ab hoặc Ab và aB. 0,25 c. Một tế bào sinh trứng chứa 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Dd và Ee 0,125 giảm phân tạo ra 1 loại trong số 4 loại giao tử. - Đó là những loại: DE hoặc de hoặc De hoặc dE. 0,25 Câu 5: (1,25 điểm) a) Tên gọi của các thể đột biến trên: - Thể đột biến a có 3n nhiễm sắc thể → Thể tam bội 0,125 - Thể đột biến b có 5n nhiễm sắc thể → Thể ngũ bội 0,125 - Thể đột biến c có 2n -1 nhiễm sắc thể → Thể dị bội (thể một nhiễm) 0,25 b) Thể đột biến a, b khác thể lưỡng bội ở những đặc điểm cơ bản: Điểm phân biệt Thể lưỡng bội Thể đột biến a, b Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng 2n 3n Hàm lượng ADN trong tế bào Bình thường tăng Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ Bình thường tăng và sản phẩm của gen Kích thước tế bào và cơ quan sinh Bình thường Lớn hơn 0,5 dưỡng Sinh trưởng và phát triển Bình thường Nhanh Khả năng sinh giao tử Bình thường, quả có Không bình hạt, sinh sản hữu thường, quả không tính bình thường hạt, mất khả năng sinh sản hữu tính Trang 4
- c. Cơ chế hình thành thể đột biến c. - Trong giảm phân, cặp nhiễm sắc thể số I nhân đôi, nhưng không phân li trong giảm phân, tạo thành 2 loại giao tử (n + 1) và (n - 1) nhiễm sắc thể. - Khi thụ tinh, giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử n tạo thành hợp tử (2n - 1) nhiễm sắc 0,25 thể, phát triển thành thể dị bội (thể một nhiễm). Câu 6: (1,25 điểm) a) Số lượng nuclêôtit mỗi loại có trên mạch khuôn của gen: - Phân tử mARN được tổng hợp từ mạch khuôn của gen theo nguyên tắc bổ sung: => Số nuclêôtit trên mạch khuôn của gen bằng số nuclêôtit trên phân tử mARN = 4250Å/3,4Å = 1250 nuclêôtit. 0,25 => Amk = Um = 10% × 1250 = 125 0,25 Xmk = Gm = 34% × 1250 = 425 - Gen có tổng 2 loại nuclêôtit = 30% số nuclêôtit của gen Số nuclêôtit mỗi loại đó = (30% × 2 × 1250) /2 = 375 đó là A = T = 375. => G = X = 1250 - 375 = 875 0,25 => Mạch khuôn của gen có: Amk = 125, Tmk = 375 - 125 = 250, Xmk = 425, Gmk = 875 - 425 = 450. 0,25 b) Số liên kết hiđrô có trong gen: H = 2A + 3G = 2 . 375 + 3 . 875 = 3.375. 0,25 Câu 7: (1,25 điểm) a) Bố mẹ bình thường sinh con bệnh do đó bệnh do gen lặn quy định. 0,25 Con gái III2 bị bệnh có cha II2 bình thường gen ở trên NST thường. 0,25 b) Xác suất sinh con trai bình thường: - Con gái III2 bị bệnh KG aa cha II 2 và mẹ II3 đều có KG Aa III1 có xác suất KG là 1/3 AA : 2/3Aa. 0,25 - III1 có xác suất KG là 1/3 AA : 2/3Aa khi phát sinh giao tử có xác suất 2/3 A : 1/3 a, kết hôn với người bị bệnh có KG aa chỉ cho 1 loại giao tử a sinh con bình thường là 2/3 Aa con trai bình thường 2/3 x 1/2 con trai = 1/3. 0,50 Câu 8: (1,25 điểm) - Nếu 2 tính trạng di truyền độc lập, P: AaBb × AaBb → F1 có 9 loại KG tỉ lệ (1:2:1)2 và có 4 loại KH tỉ lệ (3:1)2. 0,50 - Nếu 2 tính trạng di truyền liên kết hoàn toàn, 2 P đem lai có thể có các trường hợp: + P : AB/ab × AB/ab → F1 có 3 loại KG tỉ lệ 1:2:1 và 2 loại KH tỉ lệ 3:1. 0,25 + P : Ab/aB × Ab/aB → F1 có 3 loại KG tỉ lệ 1:2:1 và 3 loại KH tỉ lệ 1:2:1. 0,25 + P : AB/ab × Ab/aB → F1 có 4 loại KG tỉ lệ 1:1:1:1 và 3 loại KH tỉ lệ 1:2:1. 0,25 (Hs có thể tự viết các sơ đồ lai) Hết Trang 5