Đề thi khảo sát Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_lich_su_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.docx
Nội dung text: Đề thi khảo sát Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề
- PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KHẢO SÁT TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM HỌC: 2018-2019 Thời gian( 60 phút) Ngày thi: Tô vào phiếu làm bài TNKQ ô chữ cái tương ứng với đáp án đúng Câu 1. Tổn thất nào của Liên Xô là nặng nề nhất do hậu quả của chiến tranh? A. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá. B. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy. C. Hơn 1710 thành phố bị đổ nát. D. Hơn 27 triệu người chết. Câu 2. Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân? A. Tiểu tư sản. B. Công nhân. C. Tư sản. D. Địa chủ Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất ? A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ. B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản. C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp. D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ Câu 4. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên từ vào năm nào? A. 1945 B. 1947. C. 1949. D. 1951. Câu 5. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì? A. Rút dần quân Mĩ về nước. B. Tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ. C. Đề cao học thuyết Ních-Xơn. D. Dùng người Việt đánh người Việt. Câu 6. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào? A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. C. Chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chế độ thực dân. Câu 7. Tháng 9/1975, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 đã đề ra nhiệm vụ gì? A. Cải tạo XHCN. B. Bầu cử Quốc hội thống nhất. C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. Bầu Ban Dự thảo Hiến pháp. Câu 8. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ quan trọng cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì? A. Khắc phục hậu quá chiến tranh và phát triển kinh tế. B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở 2 miền Nam - Bắc. C. Thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. Câu 9. Ngày ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa? A. 30/10/1949 B.3/4/1949 C. 1/10/1949 D. 1/11/1979 1
- Câu 10. Tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong chiến dịch nào? A. Chiến dịch Tây Nguyên B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. C. Chiến dịch Hồ Chí Minh D. Chiến dịch Tây Bắc Câu 11. Chủ trương năm 1928 của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là gì? A. Phong trào đòi quyền tự quyết dân tộc. B. Phong trào “vô sản hóa”. C. Phong trào đòi tự do dân chủ. D. Phong trào đấu tranh dân tộc, dân chủ. Câu 12. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm kết hợp của các yếu tố nào? A. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước. B. Chủ nghĩa Mác Lê – nin và phong trào yêu nước. C. Chủ nghĩa Mác Lê – nin và phong trào công nhân. D. Chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. Câu 13. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập (3/2/1930) tại Hương Cảng vì nhiều lí do? Lí do nào sau đây không đúng? A. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản. B. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc đó. C. Yêu cầu của Quốc tế cộng sản. D. Để thay thế vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 14. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì sao? A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập. B. Chậu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất. C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. D. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy". Câu 15. Khẩu hiệu đấu tranh của thời kỳ cách mạng 1936-1939 là gì? A. “Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”. B. “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”. C. “Độc lập dân tộc” “Người cày có ruộng”. D. “Chống phát xít chống chiến tranh đế quốc chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”. Câu 16: Việc Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999) thể hiện điều gì? A. Sự thành công của công cuộc cải cách mở cửa. B. Vai trò, địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao. C. Chính sách đúng đắn của Đảng cộng sản Trung Quốc. D. Khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc ngày càng phát triển. Câu 17. Trước ngày 6/3/1946 Đảng , Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì ? A. Hoà với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ. B. Hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi Miền Bắc. C. Hoà với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng. D. Tập trung lực lượng đánh cả Pháp lẫn Tưởng. Câu 18. Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước nào? 2
- A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin, Xin-ga-po C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin Ma-lai-xi-a D. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a Câu 19. Năm 1950 thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơve nhằm mục đích gì? A. Mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cứ địa Việt Bắc. B. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc. C. Khoá cửa biên giới Việt-Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, thiết lập hành lang Đông-Tây (từ Hải phòng đến Sơn La). D. Nhận được viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ. Câu 20. Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới 1950? A. Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước. B. Khai thông biên giới, con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc với các nước dân chủ thế giới. C. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng tạo điều kiện đẩy mạnh cách mạng. D. Để đánh bại kế hoạch Rơve. Câu 21. Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc thực hiện kế hoạch quân sự Na-va A. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương trong 18 tháng hi vọng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. C. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng. D. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn. Câu 22. Phương châm chiến lược của ta trong Đông-Xuân 1953-1954 là gì? A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”. B. “Đánh chắc, thắng chắc”. C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”. D. "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", “Đánh ăn chắc ”,” Đánh chắc thắng”. Câu 23. Việt Nam gia nhập ASEAN vào khoảng thời gian nào? A. Tháng 7/1994 B. Tháng 7/1995 C. Tháng 4/1994 D. Tháng 8/1995. Câu 24: Miền Bắc đã hoàn toàn cải cách ruộng đất vào năm nào? A. 1954 B. 1955 C. 1956 D. 1957 Câu 25: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là gì? A. Đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. B. Đấu tranh kinh tế kết hợp với đấu tranh chính trị C. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền. D. Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang. Câu 26: Tình hình nhiệm vụ của miền Bắc thời kì 1973 -1975 có gì khác trước? A. Khắc phục hậu quả chiến tranh. B. Khôi phục phát triển kinh tế - văn hóa. C. Tiếp tục chi viện cho miền Nạm và chiến trường Lào, Cam-pu-chia. D. Không làm nhiệm vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ. Câu 27. "Kế hoạch Mác-san" còn được gọi là 3
- A. Kế hoạch khôi phục châu Âu. B. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu. C. Kế hoạch phục hưng châu Âu. D. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu. Câu 28. Nội dung chủ yếu trong bước một của kế hoạch quân sự Na-va là ì A. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam. B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc. C. Tấn công chiến lược ở 2 miền Nam -Bắc. D. Phòng ngự chiến lược ở 2 miền Nam-Bắc. Câu 29. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (1950) được xây dựng dựa trên cơ sở nào? A. Sự lớn mạnh của chính quyền Bảo Đại. B. Viện trợ của Mĩ. C. Kinh nghiệm chỉ huy của Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi. D. Kinh tế Pháp phát triển. Câu 30. Sự kiện nào thể hiện “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam” A. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7- 1920) B. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925). C.Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa diện -Quảng Châu (6-1924). D. Nguyễn Ái Quóc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách(1919). Câu 31. Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở châu Phi là gì? A. Bóc lột tàn bạo người da đen B. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi. C. Tước quyền tự do của người da đen. D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen. Câu 32. Nội bộ Tân Việt cách mạng đảng phân hóa vì sao? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lê nin có ảnh hưởng đến số đảng viên trẻ của Tân Việt . B. Nội bộ Tân Việt không thống nhất. C. Tác động của tình hình thế giới vào Việt Nam. D. Sự vận động hợp nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 33. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ. B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân. C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân. Câu 34. Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. B. Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo. C. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. D. Luận cương chính trị 1930 do Trần Phú khởi thảo. 4
- Câu 35. Tháng 8/1936 Đảng chủ trương phát động phong trào gì? A. Đông Dương đại hội. B. Phong trào đòi dân sinh dân chủ. C. Vận động người của Đảng vào Viện dân biểu. D. Mít tinh diễn thuyết thu thập “dân nguyện”. Câu 36. Nước nào đưa con người lên Mặt Trăng (1969)? A. Mĩ B. Nhật C. Liên Xô D. Trung Quốc Câu 37. Mặt trận Việt Minh được thành lập vào thời gian nào? A. Ngày 19/5/1941. B. Ngày 15/9/1941. C. Ngày 05/9/1941. D. Ngày 09/5/1941. Câu 38. Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận A. quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương. B. các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương. C. quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do. D. quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời. Câu 39: Nội dung nào không phải là mục đích của việc Mĩ ban hành các đạo luật phản động trong những năm đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cấm Đảng cộng sản Mĩ hoạt động B. Chống lại phong trào đình công C. Loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước D. Hỗ trợ tài chính cho những người thất nghiệp Câu 40: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam có những giai cấp nào? A. Địa chủ phong kiến và nông dân. B. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản và công nhân. C. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản. D. Địa chủ phong kiến, nông dân, tiểu tư sản và công nhân. PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ THI KHẢO SÁT- MÔN LỊCH SỬ 9 5
- NĂM HỌC: 2018-2019 Thời gian( 60 phút) Ngày thi: Mỗi câu tô đúng 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B C C D C C C C C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B D D C D B A A C C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án B D B C C A C A D B Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án D A C D A A A B D B BHG duyệt Tổ trưởng Người ra đề Lý Thị Như Hoa Đỗ Thị Phương Mai Phùng Lan Hương 6