Đề thi thử vào Lớp 10 THPT Ngữ văn Lớp 9 vòng 1 - Năm học 2016-2017

doc 1 trang thuongdo99 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT Ngữ văn Lớp 9 vòng 1 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_ngu_van_lop_9_vong_1_nam_hoc_2016.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT Ngữ văn Lớp 9 vòng 1 - Năm học 2016-2017

  1. Năm học 2016 - 2017 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NGỮ VĂN 9 (VÒNG 1) Thời gian: 90 phút PHÂN I (6 điểm): Cho đoạn trích: “ Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình. Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết ” (Trích hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí) 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. 2. Giải thích cụm từ “dàn trận chữ nhất” trong đoạn trích. 3. Theo em, cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ? Vì sao em cho là như vậy? 4. Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu lập luận qui nạp, trình bày cảm nhận về hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ trong đoạn trích trên, có sử dụng thích hợp một câu phủ định và một thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân, chú thích rõ) PHẦN II (4 điểm): Trong khổ thơ kết thúc “Bài thơ về tiểu đội xe không kính", tác giả Phạm Tiến Duật viết: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. 1. So sánh hình ảnh chiếc xe ở hai câu thơ trong khổ thơ này với hình ảnh chiếc xe ở khổ đầu bài thơ. Sự thay đổi ấy có ý nghĩa gì? 2. Dùng cái “không” để làm nổi bật cái “có” là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc được các nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình. Hãy kể tên một tác phẩm trong chương trình THCS cũng sử dụng thủ pháp nghệ thuật này. Tác phẩm đó của ai? 3. Hình ảnh “trái tim” trong khổ thơ được dùng với những nghĩa nào? 4. Từ việc cảm nhận về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng ¾ trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của mình về nhiệt huyết của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. HẾT