Đề thi thử vào THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đức Giang
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đức Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_vao_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.doc
Nội dung text: Đề thi thử vào THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đức Giang
- ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG NĂM HỌC 2019-2020 Môn thi : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 120 phút (Đề thi gồm 01 trang) Phần I (7.0 điểm) Hình ảnh vầng trăng với vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết vốn là nguồn cảm hứng làm say đắm biết bao tâm hồn thi sĩ từ cổ chí kim. Có một nhà thơ đã từng tâm niệm: Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ có đoạn thơ trên? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào tới điều tác giả muốn gửi gắm? 2. Từ “ tri kỉ” trong khổ thơ có nghĩa là gì? Chép lại câu thơ cũng có từ “ tri kỉ”ở một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và nêu rõ tên tác giả của bài thơ ấy. Từ “ tri kỉ” được dùng ở hai bài thơ có điểm gì giống và khác nhau? 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ liệt kê và nhân hóa trong khổ một của bài thơ. 4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, em hãy làm rõ tình cảm giữa con người và trăng trong quá khứ ở hai khổ thơ trên, trong đó có sử dụng một câu nghi vấn và một câu có thành phần phụ chú ( gạch dưới một câu nghi vấn và một thành phần phụ chú). Phần II (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.” 1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết. 2. Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai? Nhân vật ấy đang phải sống trong hoàn cảnh như thế nào? 3. Từ nội dung đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ ( khoảng 2/3 trang giấy thi) về tình cảm của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống hiện nay. Hết Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1,0 điểm); 2 (1,0 điểm); 3 (1,5 điểm); 4 (3,5 điểm) Điểm phần II : 1 (0,5 điểm); 2 (0,5 điểm); 3 (2 điểm) Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
- TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019-2020 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Môn thi : NGỮ VĂN (Đáp án- thang điểm gồm 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, 3 năm sau ngày đất nước hòa 0,5 bình. Tác giả sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh -Hoàn cảnh ấy có tác động tới điều tác giả muốn gửi gắm: 0,5 1 3 năm sau ngày thống nhất, con người dễ dàng quên đi quá khứ, vì vậy bài thơ cất lên như một lời nhắc nhở thấm thía về thái độ tình cảm đối với những năm tháng gian lao đã đi qua của dân tộc, đối với thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu và lẽ sống ân nghĩa thủy chung, đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. -Phân tích hiệu quả của phép tu từ liệt kê, nhân hóa: +Làm cho câu thơ hay sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm. Nhấn 0,5 mạnh các đối tượng gắn bó với nhân vật trữ tình từ tuổi ấu thơ “ 2 đồng, sông, bể” đến khi trở thành người lính chiến tranh ở rừng. +Khẳng định tình cảm gắn bó, thân thiết, sâu nặng giữa con người 0,5 và trăng đã trở thành đôi bạn tri âm tri kỉ . -Từ “ tri kỉ” trong khổ thơ trên có nghĩa là: Bạn thân thiết, hiểu bạn 0,25 như hiểu mình và ngược lại. - Chép lại câu thơ cũng có từ “ tri kỉ” trong một bài thơ đã học 0,25 trong chương trình Ngữ văn 9: “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” - Tên tác giả: Chính Hữu 0,25 -Từ “ tri kỉ” được dùng ở hai bài thơ có điểm giống và khác nhau: 3 + Giống nhau: đều chỉ người bạn thân thiết gắn bó 0,25 +Khác: *Tri kỉ trong bài “ Ánh trăng” chỉ tình bạn đẹp giữa con người và 0,25 vầng trăng. *Tri kỉ trong bài “ Đồng chí” chỉ tình bạn giữa con người với con 0,25 người. Tình cảm ấy làm nên tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng của nhiều người chung lí tưởng với nhau. - Nội dung : Biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, ) làm sáng rõ tình cảm gắn bó giữa người và trăng trong quá khứ: + Tình cảm gắn bó thân thiết qua những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó 0,75 với thiên nhiên : Đồng, sông, bể, 4 +Tình cảm gắn bó thân thiết tri âm tri kỉ giữa người và trăng còn 0,75 được thể hiệ trong những năm tháng chiến tranh ở rừng. + Trăng với người gắn bó bằng một tình cảm chân thành sâu nặng 0,5 đằm thắm, tưởng chừng như không bao giờ quên. - Hình thức: + Đảm bảo dung lượng, trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý; không mắc 0,5
- lỗi chính tả, ngữ pháp. + Đúng đoạn văn theo phép lập luận quy nạp. 0,5 + Sử dụng đúng và gạch dưới câu nghi vấn và thành phần phụ chú. 0,5 II Xác định đúng: 1 - Một phép liên kết 0,25 - Từ ngữ làm phương tiện liên kết 0,25 - Nhân vật tôi trong đoạn trích trên là bé Hồng. 0,25 2 - Nhân vật ấy đang phải sống trong hoàn cảnh bất hạnh, thiếu tình 0,25 yêu thương của những người thân. * Nội dung: 1,5 +Giải thích : Tình cảm của cha mẹ đối với con cái là tình cảm thiêng liêng, bền vững, cha mẹ là chiếc la bàn giúp con định vị được những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Con cái cần yêu kính, biết ơn cha mẹ. + Tại sao con cái cần yêu kính, biết ơn cha mẹ? -Cha mẹ là người đã sinh ra con cái, cho con sinh mạng, hy sinh tất vì con cái -Nuôi con khôn lớn trưởng thành +Biểu hiện: 3 - Con cái biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ. -Luôn quan tâm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ. - Luôn mang niềm vui, đời sống tinh thần tình cảm đến với cha mẹ Làm tròn bổn phận đạo hiếu làm con + Mở rộng nâng cao - Lên án phê phán: - Làm tròn bổn phận đạo hiếu sẽ mang lại niềm vui cho cha mẹ, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh tiến bộ. -Phê phán những người con chưa ngoan, không biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ, bất hiếu với cha mẹ +Có những liên hệ và rút ra bài học cần thiết. *Hình thức: Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, lập luận 0,5 chặt chẽ, diễn đạt rõ ý, TỔNG ĐIỂM 10,0
- TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG MA TRẬN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019-2020 Môn thi : NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn THCS theo ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, 2. Kĩ năng: - Vận dụng lí thuyết vào thực hành. - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập tự luận, viết đoạn văn. 3. Thái độ: - Tự giác, nghiêm túc khi làm bài. 4. Năng lực: - Phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mỹ, năng lực trình bày. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Tự luận : 100% 2. Kiểm tra viết (120 phút) III. MA TRẬN Mức độ VẬN DỤNG NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CAO TỔNG Chủ đề Chủ đề 1 : - Hoàn cảnh sáng - Tác động của Văn bản tác hoàn cảnh sáng tác - Ánh trăng - Chép câu thơ, - Giải thích từ “tri - Văn bản được liên tên tác giả kỉ” hệ -Tên nhân vật - Điểm giống và - Trong lòng mẹ khác của chi tiết - Hoàn cảnh sống của nhân vật Số câu 3 2 5 Số điểm 1,25 1,75 3 Tỉ lệ % 12,5% 17,5% 30% Chủ đề 2: Liên kết câu - Hiệu quả của Tạo lập thành Tiếng Việt phép tu từ liệt kê, phần phụ chú và nhân hóa một câu nghi vấn Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0,5 1,0 0,5 2,0 Tỉ lệ % 5,0% 10% 5,0% 20% Chủ đề 3 : Viết đoạn văn Viết đoạn Tập làm văn cảm nhận 2 khổ văn nghị luận đầu văn bản “Ánh làm rõ chủ trăng”. đề Số câu 1 1 2 Số điểm 3,0 2 5,5 Tỉ lệ % 30% 20% 55% Tổng số câu 4 3 2 1 10 Tổng số điểm 1,75 2,75 3,5 2,0 10,0 Tỉ lệ % 17,5% 27,5% 35% 20% 100% GIÁO VIÊN RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG CM DUYỆT KT. HIỆUTRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG DUYỆT NHÓM NGỮ VĂN 9 Nguyễn Thị Thanh Hiền Nguyễn Thị Thanh Huyền