Đề thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Việt Hưng
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021_truong.docx
Nội dung text: Đề thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Việt Hưng
- PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ THI KHẢO SÁT TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: ./ ./2020 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 01 trang) Phần I: (7 điểm) Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long viết: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.” (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Trong chương trình Ngữ văn 9, một văn bản cũng có hoàn cảnh sáng tác tương tự, tên văn bản đó là gì? Tác giả là ai? 2. Câu văn được trích trên, phân loại theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Phân tích ý nghĩa của câu văn đó 3. Tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là như thế nào ? Vai trò của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện. 4. Từ hiểu biết về văn bản trích Lặng Lẽ Sa Pa, bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp, em hãy nêu cảm nhận về nhân vật anh thanh niên, trong đó có sử dụng câu cảm thán và câu có thành phần khởi ngữ (gạch chân câu cảm thán và thành phần khởi ngữ). Phần II: (3,0 điểm) Đọc bài thơ Nói với em của Vũ Quần Phương và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió, Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay, Tiếng lích chích chim sâu trong lá, Con chìa vôi vừa hót vừa bay. Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất vả, Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay. (Nguồn: SGK Tiếng Việt lớp 2, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2002) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật chủ yếu có trong bài thơ và nêu tác dụng. 3. Từ nội dung bài thơ trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình ( khoảng một trang giấy thi) về bổn phận của con cái với cha mẹ. Hết Ghi chú: Điểm phần I: 1(1,0 điểm); 2(1,0 điểm); 3(1,5 điểm); 4(3,5 điểm) Điểm phần II: 1(0,25 điểm); 2(0,75 điểm); 3(2,0 điểm)
- PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ THI KHẢO SÁT TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn thi: NGỮ VĂN (Đáp án – thang điểm gồm có 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I 1 HS nêu đúng: - Hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. 0,5 - Tên một văn bản có hoàn cảnh sáng tác tương tự truyện ngắn 0,5 Lặng lẽ Sa Pa và tên tác giả: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận). 2 - Câu phân loại theo mục đích nói: Câu trần thuật. 0,25 - Phân tích ý nghĩa: + Tác giả sử dụng lối nói tương phản để diễn đạt ý nghĩa của câu. 0,25 + Trong cái lặng lẽ, thanh bình của miền đất Sa Pa, những con người lao động tuy bình dị, thầm lặng nhưng lại có một tâm hồn 0,5 cao đẹp, nhiệt tình cống hiến quên mình cho đất nước. 3 - Tình huống của truyện: khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là 0,5 cuộc gặp gỡ tình cở của người họa sĩ già và cô kĩ sư nông nghiệp với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, ở Sa Pa. - Vai trò của tình huống: + Là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” của nhân vật chính là anh thanh niên một cách tự nhiên và tập trung, 0,5 qua chính lời lẽ, hành động của anh; qua sự quan sát và cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là người họa sĩ) về anh và những người như anh; + Tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Ca ngợi 0,5 những con người lao động bình dị âm thầm cống hiến hết mình cho Tổ quốc, trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. 4 * Nội dung: - Biết khai thác ngữ liệu hiệu quả qua các yếu tố tình huống truyện; ngôi kể; lời kể và suy nghĩ của nhân vật chính; cảm nhận 0,5 của các nhân vật khác về nhân vật chính (chủ yếu từ người họa sĩ) để làm nổi bật phẩm chất của nhân vật anh thanh niên: + Có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về công việc và 0,5 cuộc sống (dẫn chứng); + Có những hành động cao đẹp (dẫn chứng); 0,5 + Có phong cách sống rất đáng quý, đáng trân trọng (dẫn chứng); - Đánh giá nhân vật, phát biểu cảm nghĩ. 0,5 * Hình thức: + Đảm bảo dung lượng (từ 11 đến 13 câu). Có trình tự mạch lạc, 0,5 diễn đạt rõ ý; không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp; + Đúng đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng 0,5
- hợp; + Sử dụng đúng và gạch dưới một câu cảm thán, một thành phần 0,5 khởi ngữ. II 1 Xác định đúng: - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0,25 2 Chỉ ra được biện pháp tu từ chủ yếu có trong bài thơ và nêu tác dụng: - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ. 0,25 - Tác dụng: + Tạo sự liệt kê theo mạch cảm xúc, tạo nhịp điệu cho thơ; 0,25 + Gợi ra lời nhắc nhở: Hãy lắng nghe, hãy hồi tưởng để suy nghĩ; chúng ta càng thấy xung quanh mình có nhiều điều kì diệu 0,25 trong cuộc sống. Đó là cái đẹp từ thiên nhiên, lòng nhân hậu bao dung và công lao trời biển của cha mẹ. 3 - Nội dung: Có thể theo gợi ý sau. + Bài thơ Nói với con có một lối viết nhẹ nhàng mà thấm 0,25 thía. Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung, + Yêu thương, kính trọng, làm vui lòng cha mẹ bằng cách học 0,5 hành chăm chỉ, lễ phép, để báo hiếu cho công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ (dẫn chứng); + Bàn luận xác đáng, thuyết phục theo quan điểm cá nhân về bổn 0,5 phận, trách nhiệm giữ gìn và làm đẹp thêm truyền thống đạo hiếu, sống ân nghĩa thủy chung, “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta; + Có những liên hệ và rút ra bài học cần thiết. 0,25 * Hình thức: + Đảm bảo dung lượng. Có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý; 0,25 không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp; + Đúng đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 0,25 TỔNG ĐIỂM: 10,0 BGH DUYỆT TỔ/ NHÓM CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ Tạ Thị Thanh Hương Nguyễn Thị Sơn Hường Phan Đình Long
- PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ THI KHẢO SÁT TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: ./ ./2020 Thời gian làm bài: 120 phút (Ma trận đề thi gồm có 02 trang) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh qua ôn luyện kiến thức thi vào lớp 10 THPT. 2. Kĩ năng: Làm bài thi tự luận, 120 phút. 3. Thái độ: Ôn luyện thi nghiêm túc. 4. Phát huy năng lực học sinh: Tổng hợp khái quát, trình bày, tư duy logic, II. MA TRẬN : Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số Chủ đề cao 1 HCST + Nêu và PTBĐ nhận diện kiến thức đọc hiểu. Số câu 2 2 Số điểm, 1,25 1,25 Tỉ lệ % 12,5 12,5 2 Câu+ Phân tích TH truyện được ý +BPTT nghĩa, tác dụng qua ngữ liệu. Số câu 3 3 Số điểm, 3,25 3,25 Tỉ lệ % 32,5 32,5 3 Đoạn văn Vận dụng nghị luận kiến thức văn học tổng hợp để thực hành kĩ năng viết đoạn văn. Số câu 1 1 Số điểm, 3,5 3,5 Tỉ lệ % 35 35 4 Đoạn văn Vận dụng
- NLXH kiến thức đọc hiểu văn bản và hiểu biết XH để thực hành kĩ năng viết đoạn văn NLXH. Số câu 1 1 Số điểm, 2,0 2,0 Tỉ lệ % 20 20 T/số câu 2 3 1 1 7 T/số điểm 1,25 3,25 3,5 2,0 10 Tỉ lệ % 12,5 32,5 35 20 100 III. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: (Đính kèm ) IV. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT: (Đính kèm ) Có ý kiến cho rằng việc lựa chọn ngôi kể, lời kể đã góp phần quan trọng làm nên thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Em có đồng ý không? Vì sao? Xác định ngôi kể và điểm nhìn trần thuật chủ yếu của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.