Đề tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Am
Bạn đang xem tài liệu "Đề tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020.doc
Nội dung text: Đề tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Am
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS THANH AM Năm học 2019 - 2020 Môn thi: Ngữ văn ĐỀ MẪU Thời gian làm bài: 120 phút I. Ma trận đề kiểm tra: Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng cao Tổng Nội dung hiểu Từ vựng, ngữ pháp Các biện Đọc – hiểu văn bản pháp tu từ, nội dung, ý nghĩa văn bản Số câu 1 3 4 Số điểm 1 2 3 Tỉ lệ 10% 20% 30% Làm văn Tạo lập văn bản nghị luận văn học có sử dụng Tạo lập văn bản NLXH yêu cầu Tiếng Việt Số câu 1 1 2 Số điểm 4 0.5 2.5 7 Tỉ lệ 40% 5% 25% 70% Số câu 4 2 6 Số điểm 7 3 10 Tỉ lệ 70% 30% 100% II) Nội dung đề thi: (đính kèm trang sau) III) Hướng dẫn và biểu điểm: (đính kèm trang sau)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS THANH AM Năm học 2019 - 2020 Môn thi: Ngữ văn ĐỀ MẪU Thời gian làm bài: 120 phút Phần I. Đọc – hiểu văn bản (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Người con trai đưa cha già vào nhà hàng ăn tối. Người cha già nua yếu ớt khi ăn cứ làm rơi vãi đồ ăn lên quần áo. Khách các bàn ăn chung quanh ai cũng liếc nhìn ông ta không dấu vẻ ghê tởm, nhưng chàng trai vẫn điềm tĩnh như bình thường. Ăn xong, anh con trai không một chút lúng túng, lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh, lau sạch các mẩu đồ ăn, các vết dơ, chải lại mái tóc bạc cho cha, sửa lại cặp kính lão cho ngay ngắn trên sống mũi cha. Khi họ trở ra, cả nhà hàng im phăng phắc nhìn hai cha con họ. Không hiểu sao lại có người có thể làm cho tất cả mọi người đều ngượng nghịu chung như thế. Người con trai trả tiền bữa ăn xong, rồi dìu cha ra về. Lúc ấy, một người đàn ông lớn tuổi trong số các thực khách buột miệng gọi với theo người con, ông ta hỏi: “Chàng trai, hình như là anh để quên cái gì đó ở đây?”. Chàng trai liếc nhanh chỗ ngồi ban nãy rồi trả lời: “Thưa ông, cháu đâu có để quên gì ở đây ạ ” Người đàn ông nhẹ nhàng bảo: “Có, anh có quên, anh đã để quên lại nơi đây một bài học cho tất cả những ai làm con và để quên lại niềm hy vọng cho tất cả những ai làm cha”. Nhà hàng chìm vào yên lặng (Theo hanoimoi.com.vn) Câu 1: Tìm những từ láy có trong văn bản trên. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu “Chàng trai, hình như là anh để quên cái gì đó ở đây?” Câu 2: Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Ăn xong, anh con trai không một chút lúng túng, lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh, lau sạch các mẩu đồ ăn, các vết dơ, chải lại mái tóc bạc cho cha, sửa lại cặp kính lão cho ngay ngắn trên sống mũi cha.” Câu 3: Tại sao lúc đầu những vị khách trong nhà hàng lại có thái độ ghê tởm nhưng sau khi hai cha con trở ra, họ đều im lặng và ngượng nghịu? Câu 4: Theo em, chàng trai trong văn bản trên đã để lại bài học gì về đạo làm con? Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1: Trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về bài học mà chàng trai để lại trong văn bản ở phần I. Câu 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới “ Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả thèm hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? ” - “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng được đi xa lắm cơ đấy, hóa ra lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sapa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ có cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” (Trích “Lặng lẽ Sapa” - Ngữ văn 9 tập 1) Bằng một đoạn văn tổng hợp - phân tích - tổng hợp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ những vẻ đẹp của nhân vật “cháu” được thể hiện qua đoạn trích trên.Trong đoạn có sử dụng câu phủ định và phép thế(gạch chân, chú thích rõ các thành phần đó). Hết Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1 điểm), 2 (1 điểm), 3 (0.5 điểm), 4 (0.5 điểm) Điểm phần II: 1 (2.5 điểm), 2 (4.5 điểm)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2019 - 2020 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Đề mẫu Phần Đáp án Điểm - Các từ láy: lúng túng, lặng lẽ, phăng phắc, ngượng nghịu 0.5 - Các thành phần biệt lập 1 + Chàng trai: thành phần gọi – đáp 0.25 + hình như: thành phần tình thái 0.25 - Biện pháp tu từ: liệt kê những việc làm của chàng trai “đưa cha mình 0.5 vào phòng vệ sinh, lau sạch các mẩu đồ ăn, các vết dơ, chải lại mái tóc bạc cho cha, sửa lại cặp kính lão cho ngay ngắn trên sống mũi cha”. - Tác dụng: 2 + Diễn tả một cách đầy đủ, cụ thể sự chăm sóc chu đáo, ân cần, tỉ mỉ của I chàng trai đối với cha mình. 0.25 + Qua đó, thấy được tình yêu thương cha sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo của anh đối với cha. 0.25 - Khi thấy người cha già nua, yếu ớt làm rơi vãi đồ ăn lên quần áo, 0.25 khách xung quanh tỏ vẻ ghê tởm vì sự vụng về, bẩn thỉu của người cha. 3 - Khi thấy sự tận tụy của chàng trai dành cho cha mình, họ ngượng nghịu và im lặng vì xấu hổ trước tình yêu thương và lòng hiếu thảo của 0.25 chàng trai dành cho cha mình. - Bìa học: con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, chăm sóc, phụng dưỡng họ 0.5 4 lúc về già. * Hình thức: - Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý, không mắc 0.5 lỗi chính tả, ngữ pháp. * Nội dung: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: hiếu thảo với cha mẹ lúc về già. 0.25 - Biểu hiện của lòng hiếu thảo khi cha mẹ về già: học sinh nêu được 0.5 những biểu hiện cụ thể như lời nói và việc làm thể hiện sự quan tâm, 1 chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ của con cái - Vai trò, ý nghĩa của việc hiếu thảo với cha mẹ khi họ về già 0.5 - Bàn luận mở rộng: học sinh cần chỉ rõ sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ 0.5 lúc về già phải xuất phát từ tình yêu thương chứ không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ; không phải chỉ hiếu thảo khi cha mẹ đã về già mà II cần phải hiếu thảo với cha mẹ ngay từ bây giờ . - Bài học liên hệ bản thân: học sinh tự liên hệ với bổn phận làm con của 0.25 bản thân mình. * Hình thức: - Đúng kiểu đoạn văn tổng hợp – phân tích – tổng hợp. 0.5 - Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý, không mắc 0.5 lỗi chính tả, ngữ pháp. - Có sử dụng câu phủ định và phép thế . 0.5 2 * Nội dung: biết bám sát ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật(từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ ) để làm rõ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích: tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- - Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm với công việc +Anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến 0.5 công việc chung của đất nước, của mọi người. + Và anh đã sống thật hạnh phúc khi công việc của mình có ích cho mọi 0.5 người, cho đất nước: do kịp thời phát hiện đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng. + Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự 0.5 hào.Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống. - Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực: + cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là 0.5 chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn còn thua ông bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc. + Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung,anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới 0.5 thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh . - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: anh thanh niên chỉ xuất hiện trong 0.5 khoảnh khắc và tự nói về công việc, cuộc sống của mình với một sự say sưa, tự hào. Ban giám hiệu Tổ /nhóm chuyên môn Người ra đề Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Hồng Nhung Nguyễn Thị Thu Huyền