Đề tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thạch Thất

docx 2 trang thuongdo99 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thạch Thất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thạch Thất

  1. Phần I (6.0 điểm) Văn bản “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn: “Nhưng sao lại nảy ra cái tên như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chửa. Ai người ta buôn bán mây. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?" (Ngữ văn 9, tập 1 - NXB Giáo dục 2017) 1. Nhân vật mang đầy tâm trạng trong đoạn trích trên là ai? Em hiểu “cái cơ sự này trong đoạn trích trên là điều gì? 2. Trong đoạn trích trên, xét theo mục đích nói, tác giả đã sử dụng liên tiếp kiểu câu nào? Việc sử dụng liên tiếp kiểu câu ấy có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật? 3. Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 15 câu văn), em hãy phân tích tâm trạng của nhân vật khi biết “cải cơ sr này đến khi nhân vật quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây nhất rồi thì phải thù". Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần khởi ngữ. (chú thích rõ câu ghép và thành phần khởi ngữ đó). 4. Hãy kể tên hai văn bản (nêu rõ tên tác giả) viết về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám trong chương trình Ngữ văn THCS. Phần II (4,0 điểm) Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" có một khổ thơ thể hiện niềm tin tưởng, lạc quan của tác giả Thanh Hải về tương lai đất nước. 1. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó? 2. Trong khổ thơ vừa chép có sử dụng những biện pháp tu từ nào? Tác dụng? 3. Tác giả Thanh Hải đã sử dụng hai đại từ “tôi ” và “ta” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” để thể hiện mối quan hệ giữa "cái tôi" cá nhân với "cái ta" chung. Bằng một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi), em hãy trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong việc củng chung tay đẩy lùi đại dịch Covid -19. Hết