Giáo án Giáo dục âm nhạc Lớp Chồi - Đề tài: Dạy hát Chú voi con ở bản Đôn - Năm học 2016-2017 - Bùi Ngọc Bích Hường

doc 5 trang thuongdo99 7010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục âm nhạc Lớp Chồi - Đề tài: Dạy hát Chú voi con ở bản Đôn - Năm học 2016-2017 - Bùi Ngọc Bích Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_am_nhac_lop_choi_de_tai_day_hat_chu_voi_con.doc

Nội dung text: Giáo án Giáo dục âm nhạc Lớp Chồi - Đề tài: Dạy hát Chú voi con ở bản Đôn - Năm học 2016-2017 - Bùi Ngọc Bích Hường

  1. Giáo án LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ MÔN HỌC: ÂM NHẠC Chủ đề : Cùng nhau đi sở thú Đề tài : Dạy hát: Chú voi con ở bản Đôn Nghe nhạc : Gấu và rừng xanh Đối tượng : Trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) Số lượng: 25 – 30 trẻ Thời gian : 25 -30 phút Ngày soạn : /03/2017 Ngày dạy : 10/03/2017 Người thực hiện : Bùi Ngọc Bích Hường I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức. - Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng câu, lời và giai điệu bài hát “ Chú voi con ở bản Đôn” - Trẻ biết tên bài hát và tên tác giả bài “Chú voi con ở Bản Đôn” - Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi, nhí nhảnh của bài hát “ Chú voi con ở Bản Đôn” - Trẻ biết tên bài nghe hát “ Gấu và rừng xanh”. Trẻ cảm nhận được ước mơ của bác Gấu muốn khu rừng mãi luôn xanh tươi - Trẻ chú ý nghe hát và hưởng ứng theo bài hát 2. Kĩ năng. - Rèn kỹ năng quan sát và lắng nghe. Phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ
  2. - Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu, nhịp điệu của bài hát và vận động một cách tự nhiên. 3. Thái độ. - Trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động, hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc - Giáo dục trẻ biết yêu thương và bảo vệ các con vât. - Giáo dục trẻ biết đoàn kết với bạn, vui vẻ trong khi chơi. II. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm, đội hình. - Địa điểm: Trong lớp học - Đội hình: + Trẻ ngồi ghế hình chữ U + Trẻ về nhóm để thực hành 2. Đồ dùng - Đồ dùng của cô: + Trang phục gọn gàng, phù hợp + Nhạc không lời: Chú voi con ở Bản Đôn, Gấu và rừng xanh - Đồ dùng của trẻ: + Mũ con voi 3. Môi trường - Trong lớp học sạch sẽ III. TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Trẻ đọc bài đồng - Cô cùng trẻ vừa đi đọc đồng dao: Dung dăng dung dẻ. dao Dung dăng dung - Đàm thoại: Bài đồng dao nói về con vật gì? dẻ + Bạn nào biết gì về con voi? + Con voi sống ở đâu? - Dẫn dắt vào bài: Bây giờ cô sẽ hát cho các con nghe bài “Chú voi con ở Bản Đôn” của nhạc sĩ Phạm Tuyên
  3. nhé 2. Nội dung chính: * Hoạt động 1: Dạy hát chú voi con ở bản Đôn – Phạm Tuyên  Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe (kết hợp cử chỉ điệu bộ) - Cô vừa hát bài gì? Của nhạc sĩ nào? - Cô giải nội dung: Bài hát nói về các chú voi con ở bản Đôn, các chú voi con ở trong rừng sâu được con người bắt về huấn luyện để giúp con người chở gỗ, xây dựng buôn - Trẻ trả lời. làng.Vì voi con còn nhỏ nên chưa có ngà mà lại còn rất ham ăn và ham chơi nữa, nhưng mọi người ai cũng yêu quý chú voi con và mong chú mau lớn để giúp dân làng kéo gỗ ở khắp các miền gần xa đấy. - Các con ạ, bài hát có nhịp điệu 2/4, hát không nhanh không chậm, giai điệu vui và nhẹ nhàng nên khi hát các - Trẻ nghe con cần thể hiện trên ánh mắt nét mặt vui tươi. Bài hát mang tính chất vui tươi nhí nhảnh nên khi hát các con cần thể hiện qua các cử chỉ điệu bộ thể hiện sự vui vẻ nhí nhảnh của bài hát, hát rõ từng từ để nẩy âm cho bài hát thêm rộn rang nhé. Bây giờ cô mời các con cùng hát lại với cô nào.  Cô hát lần 2: kết hợp nhạc không lời - Các con đã thuộc bài hát này chưa? Cô sẽ dạy các con hát bài “Chú voi con ở Bản Đôn” của nhạc sĩ Phạm - Trẻ trả lời. Tuyên nhé - Cô hát chậm cùng trẻ, không dung nhạc - Trẻ hát cùng cô - Cô quan sát sửa sai cho trẻ - Sửa lỗi một số chỗ khó: chữ “chú” ở đầu tiên ngân dài và luyến xuống; chữ “chơi” ở cuối đoạn và chữ “ta” ở cuối bài chúng ta ngân dài them 2 nhịp
  4. - Cô mời trẻ đứng dậy, hát và nhún theo nhịp trên nhạc -Trẻ thực hiện. không lời - Nâng cao: Hát to hát nhỏ - Bây giờ cô sẽ thử tài các con xem chúng mình hát hay và giỏi như thế nào nhé. Chúng mình sẽ thi hát to hát - Trẻ lắng nghe và nhỏ. Và yêu cầu của cô: Cô sswa hai tay ở phía trước chơi và cả lớp sẽ hát theo chuyển động của cánh tay cô. Khi cô đưa lên trên thì hát to, khi cô hạ tay xuống thì hát nhỏ, khi cô giấu tay thì không hát - Các con vừa hát thật hay, bây giờ đến giờ biểu diễn rồi, các con sẵn sang chưa? - Trẻ biểu diễn - Cô mời từng tổ lên biểu diễn - Cô mời nhóm các bạn nam, nhóm các bạn nữ - Cô mời một số trẻ lên biểu diễn - Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả * Hoạt động 2: Nghe hát - Cô hỏi nơi sống của loài voi - Giới thiệu bài hát: Một bài hát cũng nói về rừng xanh: - Trẻ nghe “Gấu và rừng xanh” - Lần 1: Cô hát kết hợp nhạc - Hỏi trẻ tên bài hát, nội dung bài hát - Lần 2: Cô cho trẻ nghe bài hát do ca sĩ trình bày * Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: Đóng băng - Cách chơi: Cả lớp đi thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “Chú voi con ở Bản Đôn”, khi nào nhạc dừng, tất cả phải đứng giữ nguyên vị trí và tư thế, ai thay đổi hoặc cử động là người thua cuộc. Người thua cuộc vừa phải hát bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” vừa phải biểu diễn giống một chú voi
  5. - Luật chơi: + Trẻ phải đi theo hàng, không được phá hàng + Khi có nhạc phải hát thật to + Nhạc dừng, tất cả mọi hoạt động phải dừng lại - Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần 3.Kết thúc: - Cô hỏi lại tên bài hát, tác giả bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn”, tên bài hát và tác giả bài hát “Gấu và rừng xanh” - Nhận xét giờ học, tuyên dương, khen thưởng - Chuyển hoạt động