Giáo án Hoạt động giáo dục âm nhạc Lớp Chồi - Chủ đề: Ngày hội của bà và mẹ - Trường Tiểu học Bà Triệu

pdf 4 trang thuongdo99 4300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động giáo dục âm nhạc Lớp Chồi - Chủ đề: Ngày hội của bà và mẹ - Trường Tiểu học Bà Triệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_hoat_dong_giao_duc_am_nhac_lop_choi_chu_de_ngay_hoi.pdf

Nội dung text: Giáo án Hoạt động giáo dục âm nhạc Lớp Chồi - Chủ đề: Ngày hội của bà và mẹ - Trường Tiểu học Bà Triệu

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON BÀ TRIỆU & GIÁO ÁN HỘI GIẢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC -Chủ đề sự kiện: Ngày hội của bà và mẹ -Đề tài: -Dạy vận động múa: Múa cho mẹ xem -Nghe hát: Inh lả ơi. -TCVĐ: Nốt nhạc may mắn -Đối tượng: 4-5 tuổi -Thời gian: 25-30 phút
  2. GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC -Chủ đề sự kiện: Ngày hội của bà và mẹ -Đề tài: -Dạy vận động múa: Múa cho mẹ xem -Nghe hát: Inh lả ơi (dân ca Thái) -TCVĐ:Nốt nhạc may mắn -Đối tượng: 4-5 tuổi -Thời gian: 25-30 phút I. Mục đích – yêu cầu: 1) Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ biết vận động múa theo bài hát. 2)Kỹ năng: - Trẻ biết vận động múa bài: “Múa cho mẹ xem ” cùng cô. - Trẻ hứng thú nghe cô hát và thể hiện cảm xúc của mình. - Nghe và đoán đúng tên bài hát, thể hiện đúng nội dung bài hát đó. 3)Thái độ: -Trẻ hào hứng tích cực tham gia các hoạt động, yêu thích âm nhạc. - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động cùng bạn. - Giáo dục trẻ biết vâng lời, ngoan ngoãn với cha mẹ, thầy cô. II.Chuẩn bị: *Đồ dùng của cô: - Chuẩn bị giáo án. - Đĩa nhạc không lời và đĩa nhạc có lời các bài hát: + Múa cho mẹ xem ( Xuân Giao) -Ti vi, đầu đĩa, băng có ghi các bài hát: “Chiếc khăn tay; Cả nhà thương nhau (Phan Văn Minh); Cháu yêu bà (Xuân Giao); Đi học về ( Hoàng Long – Hoàng Lân); Ngày đầu tiên đi học ( Nhạc : Nguyễn Ngọc Thiện – Lời: Viễn Phương) - 10 Nốt nhạc vàng. - 3 Chuông *Đồ dùng của trẻ:. - Hoa đeo ở tay đủ cho trẻ
  3. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú: -Cô giới thiệu khách. -Trẻ chào - Chuẩn bị ngày quốc tế phụ nữ 8/3.Để có một món quà thật -Trẻ ngồi quanh cô đặc biệt và ý nghĩa dành riêng tặng bà, mẹ , tặng các bạn -Trẻ trả lời gái, lớp mình có muốn tổ chức thật hay và hấp dẫn không? -Trẻ trả lời Vậy chúng mình hãy cùng chú ý lên cô nhé *Hoạt động 2: Phương pháp hình thức tổ chức: •Dạy trẻ vận động múa bài “ Múa cho mẹ xem” -Trẻ trả lời - Cô xướng âm bài hát “Múa cho mẹ xem”. - Cô vừa xướng âm giai điệu bài hát gì? - Bài hát do ai sáng tác? - Cô cho cả lớp hát bài hát (1 – 2 lần) Các con ơi! Để bài hát “Múa cho mẹ xem” thêm hay thêm hấp dẫn cô còn có vận động múa rất đẹp nữa bây giờ cô sẽ múa cho các con xem nhé! Trẻ quan sát cô múa - Lần 1: Cô múa không phân tích động tác. - Lần 2: Cô múa phân tích từng động tác. - Trẻ quan sát và lắng + Câu 1: “Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem”. nghe Hai tay đưa ra trước và cuộn tròn, đưa qua bên trái cuộn tròn kéo xuống, đưa qua bên phải cuộn tròn kéo xuống, kết hợp nhún chân. + Câu 2: “Hai bàn tay của em như hai con bướm xinh xinh” Hai tay đưa ra trước cuộn tròn sau đó kéo nhẹ giang rộng hai bên. Vỗ lên, vỗ xuống theo nhịp, kết hợp nhún chân + Câu 3: “ Khi em đưa tay lên là bướm xinh bay múa” Tay trái chống hông, tay phải đưa lên cao tạo thành hình cung ở trên đầu, lòng bàn tay ngửa ra.Sau đó giữ nguyên tay phải đưa tay trái lên tạo thành hình cung trên đỉnh đầu, lòng bàn tay ngửa ra. Hai tay vẫy nhẹ. Kết hợp nhún chân. + Câu 4: “Khi em đưa tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng” Hai tay giang ngang vỗ lên vỗ theo nhịp. Nghiêng người và bỏ hai tay trên đầu, lòng bàn tay ngửa ra. Kết hợp nhún chân. - Cô múa có đẹp không các con, các con có muốn cùng múa với cô không?
  4. - Vậy, cô mời cả lớp đứng dậy và cùng múa với cô nào! - Cô cho cả lớp múa 2 – 3 lần. * Cho trẻ thi đua -Trẻ thi đua - Thi đua giữa 3 tổ. - Thi đua giữa nhóm bạn trai với nhóm bạn gái (Bạn trai múa, bạn gái hát và ngược lại) - Nhóm 4 – 5 trẻ múa. - Mời cá nhân.(có thể cho nhiều trẻ múa tùy hứng thú của trẻ). - Cô cho cả lớp múa hát lại lần nữa. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ •Nghe hát: “Inh lả ơi”dân ca Thái -Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. -Cô hát lần 1 xong hỏi trẻ tên bài hát, tên làn điệu dân ca. -Cô hát lần 2 kết hợp với múa minh họa động tác. -Giảng nội dung bài hát: Bìa hát nói về cảnh đẹp của miền tây bắc khi mùa xuân về trăm hoa đua nở rực rỡ khắp bản làng. -Trẻ hát cùng cô -Lần 3 Cô mở nhạc lời bài hát cô và trẻ cùng hát. •Trò chơi:“ Nốt nhạc may mắn”” Các con ơi! Vừa rồi cô thấy các con vận động múa bài : Trẻ chơi “Múa cho mẹ xem” các con thể hiên rất thành công. Cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi vô cùng hấp dẫn trò chơi có tên “ Nốt nhạc may mắn” -Trẻ trả lời Cách chơi: Cô chia các bé làm 3 đội chơi: Đội hoa Hồng, hoa đào, hoa mai. Ba đội chơi sẽ lắng nghe một đoạn nhạc quen thuộc và tìm ra tên của bài hát đó là bài hát gì? Ba đội dùng xắc xô để dành tín hiệu trả lời. Đội nào có tín hiệu nhanh, trả lời chính xác tên bài hát sẽ được thưởng một nốt nhạc may mắn Luật chơi: Đội nào dành được nhiều nốt nhạc may mắn là đội chiến thắng. *Hoạt động 3: Kết thúc -Cô nhận xét tiết học. -Khen ngợi khuyến khích động viên trẻ