Giáo án Hoạt động làm quen với môi trường xung quanh Lớp Chồi - Đề tài: Bé bảo vệ môi trường - Năm học 2018-2019 - Tống Thị Duyên

doc 13 trang thuongdo99 9641
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động làm quen với môi trường xung quanh Lớp Chồi - Đề tài: Bé bảo vệ môi trường - Năm học 2018-2019 - Tống Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_lam_quen_voi_moi_truong_xung_quanh_lop_cho.doc

Nội dung text: Giáo án Hoạt động làm quen với môi trường xung quanh Lớp Chồi - Đề tài: Bé bảo vệ môi trường - Năm học 2018-2019 - Tống Thị Duyên

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 1-6 GIÁO ÁN HỘI GIẢNG Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI MTXQ Đề tài: Bé bảo vệ môi trường Giáo viên: Tống Thị Duyên Lớp: Mẫu giáo Nhỡ B2 NĂM HỌC 2018 – 2019
  2. I. MỤC ĐÍCH –KIẾN THỨC: 1.Kiến thức: - Trẻ biết thế nào là môi trường trong lành, môi trường bị ô nhiễm và biết một số cách hạn chế ô nhiễm môi trường. - Trẻ biết được ích lợi và tác hại của môi trường đối với đời sống con người. 2.Kỹ năng: - Trẻ có kĩ năng quan sát, phỏng đoán, suy đoán - Trẻ có kĩ năng trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng để diễn đạt sự hiểu biết của mình về môi trường. - Thực hiện một số kĩ năng tạo hình tô, vẽ, xé, dán để làm một số đồ dùng đồ chơi. - Bước đầu có kĩ năng làm việc theo nhóm: thỏa thuận, phân công, hợp tác . 3.Thái độ: - Trẻ vui vẻ, tích cực tham gia hoạt động. - Trẻ biết ứng xử đúng đắn với môi trường xung quanh bé ( như: bỏ rác đúng nơi quy định, không ngắt hoa, bẻ cành ), có ý thức bảo vệ môi trường. II.CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của cô: - Giáo án điện tử “ Bé bảo vệ môi trường” - Một số hình ảnh môi trường trong lành, môi trường bị ô nhiễm và cách bảo vệ môi trường. 2.Chuẩn bị của trẻ:
  3. - Rổ đựng đồ dùng, hồ, băng dính 2 mặt, chai, lọ, thìa, vỏ sũa chua, đĩa giấy - Hồ dán, băng dính hai mặt - Màu vẽ, màu sáp, bút lông III.CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1.Ổn định tổ chức: - Con thấy cây xanh ạ! - Trò chuyện với trẻ: Các con hãy di chuyển ra gần ban công lớp mình và cùng nhìn ra phía ngoài các con thấy - Con thấy dễ chịu ạ! những gì? - Ngoài cây xanh ra con còn có cảm giác gì nữa? - Đó là thiên nhiên, môi trường xung quanh chúng ta. Bài học hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu, - Trẻ chú ý lắng nghe khám phá đó là: “Chung tay bảo vệ môi trường 2. Phương pháp tổ chức hướng dẫn: a. Hoạt động 1: Bé tìm hiểu và bảo vệ môi trường * Trò chơi 1: Ghép tranh - Cách chơi: Cô đã chuẩn bị 3 bức tranh về môi trường - Trẻ chơi. và đã được cắt rời. Nhiệm vụ của các con về 3 nhóm và cùng nhau ghép thành 1 bức tranh hoàn chỉnh. Thời gian cho 3 nhóm là 1 phút. - Các con đã ghép được thành 3 bức tranh hoàn chỉnh rồi và bây giờ cô mời các con hãy nói về bức tranh của nhóm mình nào! - Trẻ trả lời! + Nhóm 1: Hình ảnh về môi trường xanh + Nhóm 2: Hình ảnh về môi trường bị ô nhiễm + Nhóm 3: Hình ảnh về cách bảo vệ môi trường - Chúng mình vừa đã ghép 3 bức tranh rất sinh động về
  4. môi trường. Để hiểu rõ hơn nữa về môi trường của chúng ta hiện nay. Cô mời các bạn hãy nhìn lên màn hình và xem 1 đoạn clip sau nhé! - Các con có suy nghĩ gì về đoạn clip vừa rồi? - Nơi có nhiều cây xanh, + Môi trường trong lành là môi trường như thế nào? sạch sẽ, không khí dễ + Khi các con đi chơi ở công viên hay đi dã ngoại chịu chúng ta có cảm giác gì? - Cảm giác thoải mái, dễ ( Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về môi trường xanh- chịu, vui vẻ sạch-đẹp) =>Vậy môi trường trong lành, sạch sẽ sẽ giúp tinh thần chúng ta thoải mái, dễ chịu, ít bệnh tật giúp các con vui chơi, học tập. - Ngược lại môi trường bị ô nhiễm là như thế nào? - Có nhiều rác thải, mùi hôi khó chịu - Vì sao con biết môi trường đang bị ô nhiễm? - Do con người xả rác ra (Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về sự ô nhiễm môi nơi công cộng, chặt cây, trường và nguyên nhân gây ra ô nhiễm) phá rừng. =>Môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống con người, cây cối, con vật dẫn tới nhiều bệnh tật, con vật, cây cối không phát triển được - Để hạn chế ô nhiễm môi trường chúng ta cần phải làm - Không xả rác bừa bãi gì? - Bản thân các con đã làm gì để bảo vệ môi trường? - Trồng cây xanh, bỏ rác ( Cô cho trẻ xem một số cách để giữ gìn và bảo vệ môi đúng nơi quy định trường trên máy tính) =>Có rất nhiều cách để bảo vệ môi trường. Với các bạn nhỏ như chúng ta thì sử dụng điện nước đúng cách và - Trẻ lắng nghe tiết kiệm, phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây xanh là những việc làm gần gũi nhất để bảo vệ môi trường.
  5. * Trò chơi 2:Thử tài của bé Cách chơi: Cô đã chuẩn bị một số hình ảnh về môi - Trẻ chơi. trường. Nhiệm vụ của các con là về 3 nhóm chơi và cùng gắn tranh môi trường trong lành, ô nhiễm và một số cách bảo vệ môi trường theo đúng yêu cầu của cô. b. Hoạt động 2: Ôn luyện củng cố: *TC3 : Bé khéo tay - Các con hãy quan sát cô đã chuẩn bị cho chúng ta - Vỏ hộp sữa, chai, lọ, lõi những gì? giấy, cốc giấy ạ! - Với những nguyên vật liệu này bình thường chúng ta - Trẻ chú ý lắng nghe bỏ đi nhưng để giúp chúng thân thiện với môi trường hơn chúng ta có thể tái chế những nguyên vật liệu này để làm thành những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi của chúng ta. Và bây giờ xin mời các bạn hãy về cho nhóm mình và chúng ta cùng bắt tay làm nhé! - Tổ chức cho trẻ thực hiện: Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ - Trẻ thực hiện làm( Cô quan sát – hướng dẫn những trẻ yếu) 3.Kết thúc: - Trẻ chú ý lắng nghe -Giáo viên nhận xét tuyên dương trẻ - Trẻ giúp cô thu dọn đồ - Trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng và cất đúng nơi qui định dùng
  6. Giáo án: An toàn cho bé (5-6 tuổi) LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: AN TOÀN CHO BÉ I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết khi đến trường nên chơi ở những chỗ nào? Cần phải tránh xa những nơi nào, biết cách tự bảo vệ bản thân mình khi đến trường. - Trẻ có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi: Yêu thương, kính trọng, quan tâm đến ông bà, nghe lời người lớn đoàn kết với bạn bè, nhường nhịn em nhỏ, biêt việc làm nào của mình, của bạn là tốt - xấu. - Trẻ biết giải quyết một số tình huống trong cuộc sống. - Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ bản thân không hái hoa, bẻ cành. 2. Kỹ năng
  7. - Rèn cho trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân mình, biết cách chơi và sử dụng một số loai đồ dùng, đồ chơi, biết quan sát, trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. - Rèn khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định, biết suy luận, biết giải quyết tình huống. - Rèn khả năng làm việc theo nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ không chơi ở những nơi nguy hiểm, không nghịch những đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. - Trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động, tỏ ra vui sướng khi hoàn thành các trò chơi. - Có mong muốn được làm nhiều việc tốt. II. Chuẩn bị - Hình ảnh một số hành động đúng sai, các khu vực nguy hiểm ở trong trường - Vi deo các tình huống cho trẻ sử lý. - Máy tính, máy chiếu - Khuôn mặt: Mếu, cười III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Trò chuyện, gây hứng thú - Hát bài “Đồ dùng gia đình” + Có những đồ dùng gì trong bài hát? + Ở nhà chúng mình có những đồ dùng nào? - Trẻ kể + Các bạn đã biết sử dụng những đồ dùng đó an toàn chưa? - Trẻ trả lời - Ở nhà có những đồ dùng, những khu vực không an toàn khi chúng mình sử dụng, khi chơi. Cũng như ở trường hay - Trẻ lắng nghe ở bên ngoài còn có rất nhiều điều chúng ta chưa biết làm thế nào bảo vệ bản thân chúng ta thật an toàn. Hôm nay cô và các bạn sẽ cùng tìm hiểu xem các bạn có những hiểu biết gì để tránh nguy hiểm và thật an toàn cho bản thân và cách giải quyết các tình huống trong cuộc sống. 2. Nội dung * Hoạt động 1 “An toàn cho bé” - Hàng ngày ai đưa cháu đến trường? - Đi bằng phương tiện gì? - Khi ngồi trên xe các con phải như thế nào? - Trẻ trả lời - Đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay - Giờ ra về ai đón con? ngắn - Nếu người lạ đón các con sẽ làm gì? - Trẻ trả lời
  8. - Người lạ cho quà thì như thế nào? - Không đi theo người lạ - Đến lớp các con có những đồ chơi gì ? - Không nhận quà ạ - Khi chơi, sử dụng những đồ dùng, đồ chơi đó các con - Đồ dùng, đồ chơi các góc phải chú ý điều gì? - Tránh những đồ dùng nguy hiểm - Theo các con trong lớp có những nơi nào, đồ dùng nào có thể gây nguy hiểm chúng ta không nên lại gần và sử dụng. - Các tủ cao, ổ cắm điện (Chỉ cho trẻ 1 số nơi như ổ cắm điện, tủ cao ) - Ở ngoài lớp thì những nơi nàocủa trường các con không được đến gần? - Nhà bếp, hồ nước gần trường, - Vì sao chúng ta không được lại gần những nơi đó? nhà bể xe, bãi đá - Ở sân trường còn có gì nữa? - Đó là những nơi không an toàn - Khi chơi với những loại đồ chơi ngoài trời thì các con - Đồ chơi ngoài trời phải chú ý điều gì? - Trẻ trả lời - Các con đã thấy những hành động nào của các bạn khi chơi đồ chơi ngoài trời không an toàn? - Trẻ kể - Khi thấy bạn sử dụng hay làm việc gì có thể gây nguy hiểm, hay sử dụng các loại đồ dùng gây nguy hiểm cho - Nhắc nhở bạn và nói với người bạn, cho người khác thì chúng ta phải làm gì? lớn, cô giáo – Cô Giáo dục trẻ trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm,không lại gần những nơi nguy hiểm và không làm những việc có thể gây nguy hiểm cho mình và người khác, - Trẻ lắng nghe * Hoạt động 2: Bé thông minh - Cho cả lớp quan sát một tình huống và đưa ra nhận xét về tình huống đó, đưa ra giải thích hành động đó là đúng hay sai, sau đó đưa ra cách sử lý. - Trẻ quan sát và đưa ra cách giải (Trẻ xem tình huống leo trèo, ném đá vào nhau, chơi ở gần quyết tình huống đó. hồ) - Các bạn có nhận xét gì về hành động đó - Chúng mình sẽ làm gì khi gặp tình huống đó - Xem hình ảnh tranh cảnh báo nguy hiểm - Cô cho trẻ xem tranh một số nơi như nhà bếp, khu vực - Trẻ xem nhà để xe, khu vực bãi đá * Hoạt động 3: Trò chơi “Bé thi tài” - Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, tìm những hình ảnh có - Trẻ lắng nghe luật chơi và cách
  9. hành động đúng gắn vào ô có khuôn mặt cười,tìm hành chơi động sai gắn mặt mặt mếu. Trong thời gian 1 phút đội nào tìm đúng nhiều hơn thì đội đó thắng. - Trẻ chơi - Nhận xét kết quả của 2 đội - Trẻ chơi 3. Kết thúc - Nhận xét, tuyên dương trẻ. GIÁO ÁN THAO GIẢNG 20/10 CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH BUỔI CHIỀU * Giáo dục trẻ kỷ năng sống “Bé với người lạ” * Chơi tự do Người dạy: Dương Thị Hiền Lớp 5 tuổi B I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Giáo dục trẻ không đi theo người lạ và nhận quà của người lạ - Trẻ biết tự bảo vệ bản thân và bảo vệ bạn trước người xấu, không đi chơi hay đi 1 mình khi không có người thân đi cùng. 2. Kỹ năng: - Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc, trả lời câu hỏi rõ ràng, - Rèn kỷ năng ứng phó với người xấu. 3. Thái độ: - Thông qua hoạt động giáo dục trẻ biết tự bảo vệ bản thân tránh sự dụ dỗ của người lạ. II. Chuẩn bị:
  10. Ti vi, loa, máy tính Một cô giáo hóa trang người lạ Nhạc bài hát: Con đã lớn khôn, Khúc hát dạo chơi. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt đông 1: Trẻ đang chơi “Tập tồng vông”, - Trẻ chơi và giúp đỡ bạn khi một người lạ xuất hiện dùng kẹo bánh để dụ dỗ trẻ bạn gặp nguy hiểm đi theo. Trẻ không đi nhưng người lạ vẫn cố tình bắt một trẻ. Các bạn trong lớp liền xúm lại ôm chặt người lạ mặt và gọi to cô giáo. Khi thấy cô giáo ra thì người lạ liền bỏ đi. - Cô cùng trẻ trò chuyện về tình huống vừa xảy ra: + Trẻ trả lời + Các con vừa gặp ai? + Trẻ trả lời + Người lạ đã nói và làm gì với các con? + Các con nói gì với bác ấy? + Khi bạn bị bắt đi các con đã làm gì? -Trẻ chú ý lắng nghe Cô thấy các con rất là giỏi, không những biết không nên đi theo người lạ mà còn biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp nguy hiểm nữa. Hôm nay cô muốn mời tất cả các con cùng trải nghiệm một ngày cùng bạn Na và bạn Mimi trong chương trình “Con đã lớn khôn nhé”. - Cho trẻ chia nhóm theo nhạc bài “Con đã lớn - Trẻ xem video, thảo luận khôn” nhóm và trả lời các câu hỏi. *Hoạt động 2: Cho trẻ xem video bé Na ở nhà + Trẻ trả lời câu hỏi của cô một mình. + Trẻ trả lời + Khi Na ở nhà thì có ai đến?
  11. + Người lạ nói gì với Na? + Nếu con là Na con sẽ làm gì? Vừa rồi các con đã đưa ra ý kiến giúp bạn Na khi có người lạ đến, để biết bạn Na đã làm gì thì chúng mình cùng kiểm chứng nào. + Bạn Na đã làm gì vậy các con? + Theo con bạn Na là một bạn nhỏ như thế nào? + Các con ạ, khi chưa biết người lạ mặt là người tốt hay người xấu thì tốt hơn hết là không mở cửa các con nhé. + Không chỉ ở nhà đâu mà ở trên lớp khi có người lạ đến đón con phải làm gì? + Và khi ra đường có người lạ cho quà và rủ đi cùng thì chúng mình sẽ làm gì? + Nếu người lạ cố tình dắt con đi thì con phải như thế nào? - Trẻ xem video + Các con sẽ kêu lên như thế nào? + Trẻ trả lời -Vừa rồi chúng ta đã cùng bạn Na trải nghiệm một + Trẻ trả lời buổi ở nhà một mình, bây giờ chúng ta hãy cùng đến với câu chuyện của bạn Mimi nhé! Cho trẻ xem video Mimi bị lạc trong siêu thị. + Vì sao Mimi lại bị lạc? + Khi bị lạc mẹ Mimi đã làm gì? + Nếu bị lạc như Mimi con sẽ làm gì? + Thế bạn nào trong lớp ta biết được số điện thoại của bố mẹ mình? Con hãy đọc số điện thoại của bố hoặc mẹ mình và địa chỉ nhà mình cho cô và cả lớp biết nào. -Trẻ chú ý lên cô + Khi được người khác giúp đỡ thì chúng ta phải làm gì?
  12. Và bây giờ chúng mình cùng xem tiếp video xem bạn Mimi đã tìm thấy mẹ chưa nhé! - Cô khái quát lại: Khi đi chơi ở những nơi công cộng, đông người các con không nên chạy lung tung vì rất dễ bị lạc và gặp người xấu. Khi bị lạc chúng mình tìm người giúp đỡ hoặc đứng yên một chỗ và chờ bố mẹ đến. - Giáo dục: Các con nhớ nhé, khi có người lạ đến lớp đón hay người lạ đến nhà hoặc đi lạc mà gặp người lạ thì tuyệt đối không được mở của và đi -Trẻ chú ý lên cô theo nhé. * Hoạt động 3: Trò chơi “Người lạ mặt” Vừa rồi các con đã được cùng trải nghiệm với bạn -Trẻ chơi trò chơi. Na và bạn Mimi trong chương trình “Con đã lớn khôn”, bây giờ cô mời các con cùng chơi một trò chơi nhé! -Cách chơi: Một trẻ đóng người lạ mặt, các bạn đang đi chơi, vừa đi vừa hát. Đến khi gặp người lạ - Trẻ chơi theo ý thích thì chạy nhanh về nhà. - Luật chơi: Ai bị người lạ bắt sẽ thua. - Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần + Lần 2, một bạn bị người lạ bắt về ở một góc tường, nhân lúc người lạ mệt mỏi thì tìm cách thoát về. - Kết thúc cô nhận xét, động viên khuyến khích trẻ * Hoạt động 4: Chơi tự do - Cô cho trẻ về nhóm chơi theo ý thích cô bao quát và nhắc nhỡ trẻ sau khi chơi xong cất dọn đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định. CHIA SẺ GIÁO ÁN
  13. Chia sẻ8