Giáo án Hoạt động ngoài trời Lớp Chồi - Đề tài: Tìm hiểu về các nguyên vật liệu thiên nhiên - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Hiền

doc 5 trang thuongdo99 9510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài trời Lớp Chồi - Đề tài: Tìm hiểu về các nguyên vật liệu thiên nhiên - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_troi_lop_choi_de_tai_tim_hieu_ve_cac.doc

Nội dung text: Giáo án Hoạt động ngoài trời Lớp Chồi - Đề tài: Tìm hiểu về các nguyên vật liệu thiên nhiên - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Hiền

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG MẦM NON ĐÔ THỊ SÀI ĐỒNG GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Hoạt động có mục đích: Tìm hiểu về các nguyên vật liệu thiên nhiên. - Trò chơi vận động: Chơi với các nguyên vật liệu thiên nhiên - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trẻ thích Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ Giáo viên: Bùi Thị Hiền NĂM HỌC 2017 - 2018
  2. GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Hoạt động có mục đích: Tìm hiểu về các nguyên vật liệu thiên nhiên. - Trò chơi vận động: Chơi với các nguyên vật liệu thiên nhiên - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi theo ý thích. - Đối tượng; Mẫu giáo nhỡ - Số lượng: 20 – 25 trẻ - Thời gian: 25 - 30 phút I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết và gọi tên một số nguyên vật liệu thiên nhiên: sỏi, cát, cành khô, quả khô, lá khô. - Biết đặc điểm đặc trưng và công dụng của các nguyên vật liệu thiên nhiên: Cát nhỏ mịn, sỏi nhẵn cứng, cành - lá - quả khô do đã già rụng và phơi khô lâu ngày; Cát sỏi có thể dùng để xây nhà cửa, đường đi; Cành - lá - quả khô có thể dùng làm đồ chơi - Trẻ biết nguyên vật liệu thiên nhiên có thể dùng để sáng tạo ra các trò chơi theo ý thích. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kĩ năng tri giác bằng nhiều giác quan để tìm hiểu về các nguyên vật liệu thiên nhiên: quan sát, sờ bề mặt, tạo ra âm thanh ( gõ), áp sỏi vào da - Trẻ có kĩ năng phối hợp màu sắc với nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm tạo hình ( tô màu ) theo ý thích. - Trẻ có kĩ năng vận động linh hoạt bàn tay, ngón tay để sắp xếp các nguyên vật liệu thiên nhiên thành sản phẩm tạo hình theo ý thích. 3. Thái độ: - Trẻ tự tin nói được điều mình thích, không thích, những điều trẻ có thể làm được. - Trẻ vui vẻ, hứng thú tham gia vào hoạt động, chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích. - Trẻ có ý thức lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường.
  3. II. Chuẩn bị: 1. Địa điểm: khu vui chơi cát nước sạch sẽ và đầy đủ các nguyên vật liệu thiên nhiên ( cát, sỏi, cành khô, quả khô, lá khô ) được sắp xếp gọn gàng thẩm mĩ. 2. Đồ dùng của cô: - Một vài sản phẩm bằng nhiều nguyên vật liệu thiên nhiên: Những viên sỏi được tô màu các hình; Các ngôi nhà, con vật, cây cối được xếp từ các nguyên vật liệu thiên nhiên; Khay và các bảng màu để trẻ tô sỏi; Bàn cờ để trẻ xếp sỏi. 3. Đồ dùng của trẻ: - Giỏ cho mỗi trẻ để nhặt các nguyên vật liệu thiên nhiên mà trẻ thích. - Màu nước, bút vẽ, giỏ, khay, khuôn - Áo yếm. - Đồ chơi trong lớp mang theo: vòng, bóng, gậy, dây thừng . III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức – trò chơi vận động: - Cô trò chuyện định hướng trẻ trước khi ra sân. - Hoạt động ngoài trời chúng mình chơi những gì? - Trẻ trả lời, chọn đồ - Khi ra sân chúng mình cần chuẩn bị những gì? chơi mang theo. - Các con có thể mang theo những đồ chơi gì chúng mình thích. - ( chuẩn bị trang phục, mũ đội đầu, đồ chơi mang theo trẻ thích) - Cô cho mỗi trẻ tìm cho mình một người bạn và cùng đi theo cô. - Cô cho trẻ ra sân, đặt đồ mang theo gọn gàng gần cổng khu cát nước. - Trẻ chơi cùng cô. - Cô cho trẻ chơi trò chơi vận động cùng cô: Kết bạn. - - Cô cho đôi bạn nắm tay nhau cùng cô tới khu vui chơi cát nước. -Trẻ cùng cô vào 2. Hoạt động có chủ đích: Làm quen với nguyên vật liệu thiên khu cát nước. nhiên: - Cô cho trẻ nhắc lại nội quy khu vui chơi cát nước. - Trẻ nhắc lại nội
  4. - Cô cho trẻ kể tên những gì có trong khu vui chơi cát nước ? quy và kể tên những - Cô cho trẻ tự vào lấy rổ chọn một loại nguyên vật liệu mà trẻ gì trẻ thấy có. thích rồi tập trung quanh cô giới thiệu cho cô và các bạn biết về - Trẻ vào khu cát nguyên vật liệu thiên nhiên đó. nước chon nguyên - Hai cô chia nhóm nam – nữ ngồi trò chuyện cùng trẻ. vật liệu trẻ thích rồi - Cô cho trẻ chọn một nguyên vật liệu trong khu vui chơi mà trẻ về trò chuyện với cô thích và nói cho các bạn cùng nghe về nguyên vật liệu đó: tên và các bạn. gọi, đặc điểm, công dụng. + Nguyên vật liệu đó có tên là gì ? - Trẻ nói lên cảm + Nó có đặc điểm gì ? nhận, màu sắc đặc ( Cô gợi mở cho trẻ cùng quan sát, sờ, gõ và nói lên cảm nhận điểm hình dáng bên của mình ) ngoài. + Nó dùng để làm gì ? + Chúng ta phải làm gì để có được các nguyên vật liệu thiên nhiên có ích như vậy ? - Cô khái quát và giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên. * Chơi với các nguyên vật liệu thiên nhiên. - Cô hỏi trẻ : Nếu cho các con chơi với những nguyên vật liệu - Trẻ nói nên cách thiên nhiên này thì các con thích chơi gì ? trẻ muốn chơi. - Cô cho trẻ tự lựa chọn nguyên vật liệu thiên nhiên mà trẻ thích và chơi theo ý thích. - Cô gợi ý trẻ có thể cùng chơi với bạn theo nhóm. Cô bao quát, - Trẻ lựa chọn cách gợi mở nội dung chơi cho trẻ, khuyến khích trẻ sáng tạo và chơi cùng bạn. chơi ( xếp những + Cô giới thiệu khuân để trẻ có thể tạo hình trên cát ướt. viên sỏi , chơi cát ướt, cát khô ) + Cô gợi ý tạo một con kênh trên cát và trồng cây hai bên. + Cô tặng trẻ bàn cờ để trẻ có thể sếp sỏi - Sau khi trẻ tự chơi cô đề nghị trẻ đi tham quan các sản phẩm của bạn.
  5. - Cô khen ngợi động viên trẻ về các sản phẩm tạo ra. 3. Chơi tự do theo ý thích - Sau khi trẻ tạo được các sản phẩm với các nguyên vật liệu thiên - Trẻ chơi tự do theo nhiên, cô gợi ý xem trẻ muốn chơi gì khác với đồ chơi mang theo ý thích với đồ chơi và đồ chơi ngoài sân trường. mang theo và đồ - Cô cho trẻ chơi tự do theo ý thích. chơi trên sân trường. - Cuối buổi chơi cô nhận xét và động viên trẻ. - Cô cho cả lớp thu dọn đồ dùng cùng cô.