Giáo án Hoạt động tạo hình Lớp Chồi - Đề tài: Tô màu và trang trí rối cá - Nguyễn Hồng Phượng

doc 3 trang thuongdo99 7230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động tạo hình Lớp Chồi - Đề tài: Tô màu và trang trí rối cá - Nguyễn Hồng Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_tao_hinh_lop_choi_de_tai_to_mau_va_trang_t.doc

Nội dung text: Giáo án Hoạt động tạo hình Lớp Chồi - Đề tài: Tô màu và trang trí rối cá - Nguyễn Hồng Phượng

  1. HOẠT ĐỘNG TẠO HèNH Chủ điểm: Động vật Đề tài: Tô màu và trang trí rối cá ( Đề tài) Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ Số trẻ: 20-25 Thời gian dạy: 25-30 phút Người thực hiện: Nguyễn Hồng Phượng I- Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết vẻ đẹp của cá thông qua hình dáng, đặc điểm bên ngoài và các vận động của chúng. - Biết cách dùng màu sáp màu nước tô màu cho con cá, kết hợp với việc trang trí 1 số nguyên vật liệu khác tạo thành rối cá. - Trẻ biết tên gọi và cách sử dụng của các nguyên vật liệu mở . 2.Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng tô màu nước và màu sáp kín hình, không chườm ra ngoài nét vẽ. - Trẻ có khả năng chấm hồ, gắn 1 số nguyên vật liệu mở: Kim sa, hột hạt, lá cây để hoàn thành sản phẩm rối cá. - Trẻ trả lời câu hỏi to, rõ ràng đủ câu. 3. Thái độ: - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. - Trẻ có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. II- Chuẩn bị 1.Đồ dùng của cô: - Một số rối gợi ý của cô: Rối tay, rối que, mũ rối. - Nhạc bài hát: “ Cá vàng bơi” , “Cá ơi từ đâu tới”. - Ao cá từ làm để trẻ trưng bày sản phẩm - Giáo án. 2. Đồ dùng của trẻ: - Những con rối cô chưa tô màu. Ký hiệu riêng của từng trẻ. - Bút sáp màu,màu nước, màu dạ, kim sa, hột hạt, lá cây , lông gà, giấy màu. III- Tiến hành 1
  2. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức: Trẻ hát cùng cô - Cô cho hát bài hát: “ Cá vàng bơi” - Đàm thoại về nội dung bài hát. 2. Hoạt động 2: Phương pháp và hình thức tổ chức: * Cho trẻ xem rối que - Đây là loại rối gì? Vì sao con biết? ( 3-4 trẻ ) - Bạn cá được làm từ nguyên vật liệu? Đĩa giấy - - Bạn cá này được cô tô màu nước hay màu sáp? Màu nước - - Cô dùng nguyên vật liệu gì để làm đuôi, vẩy và mắt cá Cô dùng lá cây và khuy áo đây? ạ. - - Cô đã dùng băng dính 2 mặt để gắn đuôi cho bạn cá. Bạn nào nhắc lại cho cô các bóc băng dính như thế nào? Trẻ trả lời. - * Cho trẻ xem rối tay( rối làm bằng găng tay): - - Đây là loại rối gì? Vì sao con biết?. - Đây là rối cá làm bằng găng tay, được điều khiển bằng tay và các ngón tay nên được gọi là rối tay. - - Cô đã dùng loại màu gì để tô? Màu sáp ạ. - - Bạn nào nhắc lại cho cô cách tô màu sáp? Phải tô đều tay,đi đường ngắn nhưng đều và không chườm ra ngoài. - Làm thế nào cô có thể rắc được những hạt nhũ vào bạn Phải chấm hồ vào chỗ cá thế này? mình muốn sau đó lấy nhũ rắc lên. - Các con hãy quan sát xem đuôi cá có gì đặc biệt? Đuôi cá làm bằng lông gà. - Đuôi cá làm bằng vật liệu gì? * Cho trẻ xem mũ cá: - Ngoài mũ điều khiển ra , sau khi trang trí xong con cá các con có thể tạo thành những chiếc mũ xinh xắn như thế này. - Các con có thể dùng mũ rối này khi nào? ( Trong giờ âm nhạc, giờ hoạt động ngoài trời). 2
  3. -Bạn cá này còn được cô trang trí gì vậy? Kim sa ạ Cái gì lấp lánh đây các con? - Cô còn dùng nguyên vật liệu gì đặc biệt mà mỗi bạn cá này có? Nguyên vật liệu gì đây? *Hỏi ý tưởng của trẻ: - Con định làm rối gì? Trẻ trả lời. - Con định dùng những nguyên vật liệu gì để trang trí cho bạn cá nào? Có lẽ các bạn cũng đã có ý tưởng riêng cho mình rồi. Cô mời các con cùng về bàn để trang trí những con cá thật đẹp. Cô chúc các con thành công. *Trẻ thực hiện: - Trong khi trẻ làm cô quan sát động viên, gợi ý cho Trẻ thực hiện. những trẻ còn lúng túng. * Nhận xét sản phẩm: - Cho trẻ trưng bày rối cá vào ao và cùng ngồi vòng tròn quanh ao để nhận xét. - Con thích bài của bạn nào? Vì sao? - Bạn đã gắn những gì? Trẻ trả lời. - Tô màu như thế nào? - Mời trẻ lên nhận xét bài của mình? - Khuyến khích động viên trẻ. 3. Hoạt động 3: Kết thúc Cô cho trẻ chuyển hoạt động khác. 3