Giáo án Khám phá khoa học Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Năm học 2014-2015 - Hán Thị Phương Hoa

doc 12 trang thuongdo99 6290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khám phá khoa học Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Năm học 2014-2015 - Hán Thị Phương Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_kham_pha_hoc_hoc_lop_choi_chu_de_gia_dinh_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Giáo án Khám phá khoa học Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Năm học 2014-2015 - Hán Thị Phương Hoa

  1. GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC Chủ đề: GIA ĐÌNH Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ ( 4 – 5 tuổi) Lớp 4A trường mầm non TH Hoa Hồng Số trẻ: Cả lớp Thời gian: Cả ngày Ngày thực hiện:14/ 11/ 2014 Người thực hiện: Hán Thị Phương Hoa lớp 12CĐMNCĐ-B1 I. Đón trẻ – Ăn sáng – điểm danh (7h30’ – 8h15’) 1. Đón trẻ a. Mục đích - yêu cầu - Tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ thoải mái khi đến lớp, tạo sự gần gũi tin tưởng giữa phụ huynh và nhà trường. Giáo viên ở lớp nắm bắt được tâm trạng của trẻ, tình trạng sức khỏe của trẻ để chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp, hiệu quả. - Rèn luyện cho trẻ hành vi giao tiếp, ứng xử lễ phép: Chào cô khi đến lớp, chào bố mẹ hoặc người thân trước khi vào lớp. - Giáo dục trẻ kĩ năng tự phục vụ: Cất giày dép, ba lô đúng nơi quy định. b. Chuẩn bị: - Cô đến sớm trước 20 phút để thông thoáng phòng nhóm, quét dọn phòng và hiên trước cửa lớp sạch sẽ. - Chuẩn bị giá để giày dép, lau dọn giá để tủ quần áo, ba lô cho trẻ, chuẩn bị đồ chơi cho trẻ. 1
  2. - Băng hình về những việc bé giúp đỡ bà, mẹ và thể hiện tình cảm của mình với bà và mẹ. c. Tiến hành - Cô đón trẻ tại phòng đón trẻ lớp 4A - Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, ân cần, niềm nở, tạo cho trẻ cảm giác an toàn, vui vẻ thoải mái khi đến trường. Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng. - Cô trò chuyện với phụ huynh về trạng thái cảm xúc và tình trạng sức khỏe của trẻ, nắm bắt thêm nhữn thông tin cần thiết. - Cô nhắc nhở trẻ chào bố mẹ trước khi vào lớp. - Tổ chức ăn sáng cho trẻ. 2. Điểm danh, trò chuyện đầu ngày a. Mục đích - Giúp giáo viên nắm bắt sĩ số của trẻ đi học để nắm bắt tình hình của trẻ, tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp và báo xuất ăn cho nhà bếp - Tạo cho trẻ cảm xúc, ấn tượng với chủ đề, tạo tâm thế cho trẻ trước khi vào các hoạt động. b. Tiến hành - Cô cho trẻ ngồi hình chữ U. - Cô điểm danh theo danh sách theo dõi ở trong sổ, báo xuất ăn cho nhà bếp. - Cô trò chuyện về chủ đề: GIA ĐÌNH - Cô cho từng tổ đi vệ sinh, uống nước. II. Hoạt động học (8h30’ – 9h00’) Giờ học: III. Hoạt động ngoài trời (9h00’ – 9h30’) 1. Nội dung - Hoạt động có chủ đích: Làm con ghé bằng lá mít - Trò chơi vận động: bịt mắt bắt dê - Chơi tự chọn: Bật ô, chơi với chong chóng, câu cá, cà kheo, cắp cua bỏ giỏ. 2
  3. 2. Mục đích – yêu cầu * Mục đích. - Tạo cơ hội cho trẻ được ra ngoài trời tiếp xúc với tự nhiên, tắm nắng gió, hít thở không khí trong lành, nâng cao sức đề kháng và nâng cao sức khỏe cho trẻ. - Thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vận động, nhận thức cho trẻ. - Rèn luyện và phát triển kĩ năng quan sát, năng lực phán đoán, so sánh, nhận xét, đánh giá, rèn luyện kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, phát triển vận động, ngôn ngữ cho trẻ. - Đảm bảo an toàn, vệ sinh cho trẻ. * Yêu cầu. - Hoạt động có chủ đích: + Trẻ biết làm con nghé bằng lá mít theo đúng quy trình. + Trẻ tạo ra con nghé hoàn chỉnh và đẹp. - Trò chơi vận động: + Trẻ biết cách chơi, luật chơi + Trẻ hứng thú, hoạt động tích cực. - Trò chơi tự chọn: + Trẻ có biểu hiện phát triển một số mặt: vận động, sự khéo léo, sáng tạo, nhanh nhẹn + Trẻ có ý thức kỉ luật khi chơi. 3. Chuẩn bị: - Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, rộng, bằng phẳng thuận lợi cho trẻ hoạt động và vui chơi - Đồ dùng: + Vòng cho trẻ bật ô + Chong chóng. + Cá, cần câu cá. + Sỏi đã làm sạch cho trẻ chơi cắp cua bỏ giỏ. 3
  4. + Cà kheo + Xắc xô - Trang phục của cô và của trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết, tâm thế thoải mái, vui vẻ. 4. Tiến hành - Cô cho trẻ lấy giầy dép và xếp thành 2 hàng dọc, cô kiểm tra sĩ số của trẻ. Bây giờ cô và chúng mình cùng làm thành đoàn tàu đi ra ngoài sân trường nhé. Chúng mình nhớ đi thẳng hàng, không đùa nghịch và xô đẩy nhau. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động có chủ đích: Làm con nghé bằng lá mít - Cô cho trẻ xúm xít xúm xít - CẢ lớp nhìn lên tay cô xem cô có gì đây ? - trẻ trả lời - Đây là con nghé mà cô làm bằng lá mít đấy .Chúng mình - Trẻ trả lời. có muốn làm được con nghé bằng lá mít giống như cô không,hôm nay cô sẽ dậy chúng mình làm con nghé bằng lá - Trẻ trả lời. mít nhé . - Muốn làm được con nghé bằng lá mít chúng mình cùng quan sát lên cô làm nhé. - Đầu tiên cô có 1 chiếc lá mít có cuống ,sau đó cô dung kéo cắt chéo phần đầu của lá mít , sau đó cuốn tròn chiếc lá lại dung dây cột vào phần bụng lá . lấy thêm 1 chiếc dây nữa,1 đầu dây buộc vào cuống lá , đầu còn lại luồn qua phần bụng lá .sau đó kéo dây cử động con ngé.và cô đã làm được 1 con ngé con rồi đấy. - Chúng mình đã được xem cô làm nghé bằng lá mít rồi đấy , bây giờ chúng mình có muốn làm chú nghé giống cô ko? * Tiến hành: 4
  5. - Cô phát lá mít cho trẻ. - Cô làm cùng trẻ để hướng dẫn trẻ làm. - Cô quan sát, động viên trẻ và xử lý tình huống (nếu có). 2. Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê * Bước 1: Cô giới thiệu tên trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”.cho trẻ nhắc lại cách chơi. * Bước 2: Cô phổ biến cách chơi và luật chơi: - Cách chơi:Một bạn sẽ bịt mắt và phải đi bắt dê,các bạn còn lại sẽ đứng thành vòng tròn để cổ vũ, bạn nào làm dê sẽ chạy xung quanh chọc người bịt mắt . Luật chơi : Người bịt mắt ,bắt được dê thì chú dê đó phải làm người bịt mắt.nếu không bắt được phải nhảy lò cò. * Bước 3: Tiến hành cho trẻ chơi: Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. * Bước 4: Nhận xét: - Hôm nay cô thấy các đội chơi rất hay, . Cô khen cả lớp nào. 3. Chơi tự do. - Giới thiệu đồ chơi: Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều các góc chơi như : gắp cua bỏ giỏ, câu cá, cà kheo, vòng, chong chóng. - Cô phân góc chơi: bạn nào muốn chơi gắp cua bỏ giỏ thì sẽ chơi ở góc này( cô chỉ sang góc bên tay phải của cô). Bạn nào muốn chơi nhảy vòng thì chúng mình chơi ở đây, chúng mình có thể xếp vòng vào bật ô, có thể chơi lắc vòng. Còn bạn nào muốn chơi cà kheo thì chúng mình chơi ở bên tay trái cô, các bạn phải đi sao cho thật khéo nhé. Bạn nào muốn chơi câu cá thì chúng mình chơi ở đây, các bạn chơi chong 5
  6. chóng sẽ chơi ở góc đằng kia (cô chỉ tay cho bạn thấy) - Cô nhắc trẻ trước khi chơi: chúng mình nhớ khi chơi chúng mình phải ở khu vực lớp mình, không đc chạy đi xa, không xô đẩy nhau đặc biệt không mang đồ chơi ra khỏi góc chơi cô đã quy định. - Cô bao quát trẻ chơi nếu có tình huống sảy ra cô kịp thời xử lý, cô đổi nhóm nếu trẻ yêu cầu. - Cô nhận xét từng nhóm chơi. - Kết thúc giờ chơi cô tập trung trẻ, nhận xét chung giờ dạo chơi và giáo dục trẻ. - Sau đó cô cho trẻ xếp hàng đi rửa tay rồi đi vào lớp chuẩn bị hoạt động tiếp theo IV. Giờ hoạt động góc (9h40 – 10h20) 1. Nội dung góc: - Góc xây dựng: Xây nhà của bé - Góc đóng vai theo chủ đề: + Phòng khám + Nấu ăn: Nấu các món ăn trẻ thích. - Góc học tập: + In dập các nét tạo thành chữ cái hoàn chỉnh. + Nối cho đúng chữ cái. - Góc gia đình : chơi mẹ con -Góc tạo hình : vẽ người than trong gia đình 2. Mục đích – yêu cầu a. Mục đích - Thỏa mãn nhu cầu chơi góc và nhu cầu hoạt động của trẻ. 6
  7. - Thông qua con đường trải nghiệm ở các góc chơi củng cố cho trẻ các tri thức về sự đa dạng, rèn luyện và phát triển các kĩ năng cần thiết như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phân nhóm các đối tượng - Phát triển ngôn ngữ, xúc cảm tình cảm, hành vi ứng xử phù hợp, vận động tinh, phát triển khả năng quan sát, nhận xét đánh giá, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. b. Yêu cầu - Hứng thú: + Trẻ tham gia hoạt động góc tích cực hứng thú - Nhận thức: Trẻ có hiểu biết về thế giới xung quanh đặc biệt là các đồ dùng cá nhân, các hành vi đúng sai. - Kĩ năng: * Góc đóng vai theo chủ đề: + Kỹ năng chơi theo nhóm: Trẻ biết thiết lập nhóm chơi, thỏa thuận về chủ đề chơi, nội dung chơi và vai chơi. + Trẻ biết sử dụng đồ dùng thay thế + Trẻ biết thể hiện vai chơi 1 cách tuần tự chi tiết + Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu mở + Trẻ biết lấy cất đồ dùng đúng nơi quy định, có kĩ năng nhận xét đánh giá mình và đánh giá bạn * Góc xây dựng: + Trẻ có kĩ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi để tạo thành ngôi nhà + Trẻ có kĩ năng sắp xếp theo bố cục hợp lý. + Trẻ có kĩ năng thiết lập nhóm, thỏa thận thống nhất chủ đề chơi, phân công nhiệm vụ và phối hợp chơi trong nhóm. + Trẻ có kĩ năng lấy và cất đồ dùng đồ chơi * Góc học tập + Trẻ biết in dập các nét tạo thành chữ cái hoàn chình + Trẻ biết nối chữ cái với các chữ trong từ 7
  8. * Góc tạo hình + Trẻ biết sử dụng các kĩ năng vẽ để tạo ra sản phẩm, tạo thành bức tranh về gia đình + Trẻ có kĩ năng tô màu: phối hợp màu sắc hài hòa đẹp mắt, kĩ năng tô màu không chờm ra ngoài. * Góc thế giới truyện cổ tích 3. Thiết kế môi trường Chuẩn bị không gian đủ cho 6 góc chơi. a. Góc đóng vai theo chủ đề * Phòng khám - Không gian chơi: chuẩn bị bộ bàn ghế đủ cho 4-5 trẻ chơi - Tranh ảnh mẹ đưa bé đến bác sĩ khám bệnh, tranh lời khuyên của bác sĩ nên đánh răng, không nên ngồi gần máy vi tính hay tivi - Đồ chơi: Áo bác sĩ, sổ y bạ, cặp của bác sĩ, thuốc, gối, kính, kim tiêm, đè lưỡi, đấm lưng, cặp nhiệt độ b. Góc xây dựng - Không gian chơi: Chuẩn không gian đủ cho 6-8 trẻ chơi - Đồ chơi: xe ô tô, cây hoa, thảm, cây, cổng, khối gỗ, gạch nhựa, đồ chơi lắp ráp, đèn đường, hồ nước, c. Góc học tập: - Không gian chơi: Chuẩn bị bộ bàn ghế đủ cho 10-15 trẻ chơi - Đồ dùng: + Các nét chữ rời, giấy A4, bút chì, bút màu + Bài tập nối cho đúng. + Bài tập thêm bớt. d. Góc nghệ thuật - Không gian chơi: Chuẩn bi bộ bàn ghế đủ cho 7 - 8 trẻ chơi - Chuẩn bị giấy, bút màu cho trẻ vẽ. 8
  9. - Chuẩn bị nhạc, dụng cụ âm nhạc, micoro cho trẻ hát 4. Quy trình thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Bước 1: Ổn định tổ chức, trò chuyện với trẻ thỏa thuận trước khi chơi * Ổn định tổ chức: Cô và cả lớp xúm xít xum xít. * Gây hứng thú: Trò chuyện với trẻ về chủ đề “GIA ĐÌNH”. Hôm nay cô đã chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều góc chơi đấy, chúng mình quan sát xem đó là những góc chơi nào? *Thăm dò ý tưởng chơi của trẻ: - Trẻ trả lời. - Góc đóng vai theo chủ đề. + Ai thích chơi ở các góc đóng vai theo chủ đề. + Chúng mình sẽ chơi gì ở góc đóng vai nhỉ? - Trẻ trả lời. - Góc xây dựng. + Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng? + Ở chủ điểm này các con sẽ xây gì? + À chúng mình sẽ xây ngã tư đường phố - Góc học tập. + Bạn nào muốn chơi ở góc học tập? + Cô đã chuẩn bị rất nhiều bài tập để các con làm quen với - Trẻ trả lời. toán và làm quen chữ cái đấy. - Nếu trẻ chưa chọn được góc chơi cô định hướng cho trẻ vào 1 nội dung, tạo hứng thú cho trẻ. + Để buổi chơi vui vẻ thì chúng mình phải chơi như thế nào - Trẻ trả lời. nhỉ? Các con nhớ chơi ngoan, không tranh giành đồ chơi của bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi - Khi về góc chơi chúng mình nhớ thỏa thuận phân công 9
  10. nhiệm vụ trong nhóm. Cô hướng dẫn gợi ý cho nhóm chưa thỏa thuận được. + Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng về góc chơi mà mình thích, cô chúc các con có một buổi chơi vui vẻ * Bước 2: Quá trình trẻ chơi - Mục đích: Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ - Vai trò của cô: +Thiết kế môi trường duy trì từ khâu chuẩn bị + Quan sát và hướng dẫn trẻ (hứng thú, kĩ năng, nội dung và sự phát triển các mặt của trẻ) - Góc chơi cần chú ý và hướng dẫn nhiều hơn do kĩ năng chơi của trẻ chưa phong phú là góc xây dựng lắp ghép. Trẻ đã biết thỏa thuận để thống nhất nội dung chơi, chủ đề chơi và phân công công việc trong góc chơi. Trẻ có kĩ năng xây nhà, cổng hàng rào bao quanh, xây đường đi. Trẻ biết sắp xếp các khu vực 1 cách hợp xây cồng, gồm có đường đi, cây, * Bước 3: Nhận xét kết thúc: - Nhận xét trong suốt quá trình trẻ chơi: Khi trẻ giảm hứng thú thì cô sẽ nhận xét và hướng trẻ sang nội dung khác. - Nhận xét theo từng góc chơi, từng nhóm chơi về: nội dung chơi, vai chơi, kĩ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi thay thế - Cô gợi ý để trẻ nói lên cảm xúc của mình - Cô động viên khen ngợi trẻ. 10
  11. V. Vệ sinh – ăn trưa (10h10’ – 11h30’) 1. Mục đích – yêu cầu - Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh, các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày như rửa tay trước khi ăn, lau miệng, xúc miệng khi ăn xong, mời cô mời bạn trước khi ăn, trong giờ ăn không được nói chuyện cười đùa. - Rèn luyện các kĩ năng tự phục vụ cho trẻ như tự xúc ăn, cất cốc, cất bát, cất thìa, cất ghế. - Cung cấp, bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối 2. Chuẩn bị - Khăn lau tay - Bát, đĩa, thìa, cốc, đồ ăn trưa đủ so với số trẻ trong lớp 3. Tiến hành - Cô cho trẻ từng tổ đi rửa tay - Cô cho các bàn còn lại đọc thơ và chơi các trò chơi nhẹ. - Cô chia ăn cho từng trẻ, cô giới thiệu món ăn, cô mời trẻ. Sau đó trẻ mời cô, mời bạn. - Cô quan sát, bao quát giờ ăn và xử lý tình huống nếu có. Nhắc trẻ không nói chuyện trong giờ ăn, không làm cơm rơi vãi ra bàn. - Cô động viên trẻ ăn hết suất. Khi trẻ ăn xong cô nhắc trẻ cất bát, thìa, ghế. Cô nhắc trẻ lau miệng, súc miệng, đi vệ sinh - Cô cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng, chuẩn bị ngủ trưa. VI. Tổ chức giờ ngủ (11h30’ – 14h00’) - Cô chuẩn bị giường, chiếu, chỗ ngủ đảm bảo diện tích, ánh sáng dịu nhẹ, tránh ồn ào. Khi trẻ ngủ cô chú ý bao quát trẻ, sửa tư thế cho trẻ, xử lý kịp thời những tình huống bất thường, đảm bảo an toàn cho trẻ. 11
  12. VII. Hoạt động chiều 1. Vệ sinh ăn quà chiều (14h – 15h) - Hết giờ ngủ cô đánh thức trẻ dậy, cho trẻ đi vệ sinh, cất chiếu, chải tóc cho trẻ. - Cô cho trẻ vận động nhẹ nhàng - Trẻ tự đi lấy ghế để ăn quà chiều - Cô chia quà chiều cho trẻ, bao quát trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất. - Trẻ ăn xong cô nhắc trẻ lau tay, lau miệng, xúc miệng. 2. Hoạt động chiều (15h – 16h30) a. Nội dung 1: bảo lưu góc tạo hình. - Mục đích: Rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ - Yêu cầu : Trẻ vẽ được phương tiện giao thông mà trẻ thích. Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. - Tiến hành: Cô cho trẻ hoàn thiện nốt bài vẽ, trưng bày các bức tranh mà trẻ hoàn thành . Cô bao quát trẻ và xử lý tình huống sảy ra. 2. Nội dung 2: Chơi lắp ghép - Mục đích: thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. - Yêu cầu: Trẻ hào hứng tham gia vào trò chơi VIII. Hoạt động tự do các nhân, trả trẻ (16h30 – 17h30) - Giáo viên không trả trẻ cho người lạ - Giáo viên trao đổi với phụ huynh thông tin về trẻ nếu ở lớp trẻ có những biểu hiện bất thường hoặc tiến bộ - Phát bài tập về nhà nếu có - Thông báo cho phụ huynh kế hoạch của trường lớp. - Hết giờ trả trẻ, giáo viên vệ sinh phòng nhóm, kiểm tra điện nước, khóa cửa trước khi ra về. 12