Giáo án Khám phá khoa học Lớp Mầm - Đề tài: Nhận biết ban ngày và ban đêm - Nguyễn Thị Lan Hương

doc 7 trang thuongdo99 14980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khám phá khoa học Lớp Mầm - Đề tài: Nhận biết ban ngày và ban đêm - Nguyễn Thị Lan Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_kham_pha_khoa_hoc_lop_mam_de_tai_nhan_biet_ban_ngay.doc

Nội dung text: Giáo án Khám phá khoa học Lớp Mầm - Đề tài: Nhận biết ban ngày và ban đêm - Nguyễn Thị Lan Hương

  1. Giáo án LQVT - Đề tài : Nhận biết “Ban ngày – Ban đêm”. - Lứa tuổi : 3 – 4 tuổi - Số lượng : 20 – 25 trẻ - Thời gian : 20 – 25 phút - Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Lan Hương Phạm Thị Bích Hảo I /Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được ban ngày – ban đêm dựa vào các hoạt động tương ứng diễn ra trong thời điểm đó. - Trẻ phân biệt đúng ban ngày – ban đêm thông qua đặc điểm bầu trời, ánh sáng, trăng, sao 2. Kĩ năng: - Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. - Biết phân biệt ban ngày – ban đêm. - Trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu. 3. Thái độ: - Trẻ thích quan sát bầu trời, trăng sao. - Trẻ biết đi học, đi ngủ đúng giờ. - Hứng thú tham gia các hoạt động. II/ Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Máy chiếu, máy vi tính, video cảnh các hoạt động ban ngày, ban đêm. - Loa, đài, nhạc không lời đọc bài thơ: “Ngày và đêm”, các bài hát: vui đến trường, nắng sớm, chào ngày mới để chơi trò chơi. - Khung rối bóng hoạt cảnh “Ngày và đêm” - Lôtô hình ảnh hoạt động ban đêm và ban ngày to hơn của trẻ. - 3 bảng gắn các hình ảnh hoạt động của ban ngày và ban đêm, ông mặt trời, trăng sao, các đoạn ruy băng có dấp dính 2 đầu để trẻ nối các biểu tượng ban ngày- ban đêm với các hoạt động diễn ra vào thời điểm tương ứng. - 1 căn phòng tối, 1 căn phòng sáng có cảnh tương ứng với ban ngày và ban đêm để chơi trò chơi. * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 chiếc cặp sách bên trong có 1 lôtô hình ảnh hoạt động ban đêm, 2 lôtô hình ảnh hoạt động ban ngày. * Địa điểm: Trong lớp học * Trang phục: Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng, phù hợp thời tiết.
  2. III/ Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: Cô cho trẻ hát bài: “ Vui đến trường”. Trẻ trả lời. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: * Ôn tay phải, tay trái của bản thân - Cô và các con vừa hát bài hát gì? Trẻ trả lời. - Trong bát hát các chú chim cất tiếng hót líu lo khi nào? Trẻ trả lời. - Các con thường nhìn thấy ông mặt trời lúc nào? Trẻ trả lời. - Thức dậy vào buổi sáng các con thường làm gì? Trẻ trả lời. - Khi đánh răng, các con cầm cốc tay nào? Cầm bàn chải tay nào? Trẻ trả lời. - Bây giờ cô và các con sẽ cùng nhau chơi trò chơi: “Giấu tay” nào! + Giấu tay các con hãy đưa tay trái lên cao và đung đưa nhé! + Giấu tay các con hãy đưa tay phải lên cao và lắc nào! + Lần này sẽ khó hơn này! Các con hãy đặt tay phải chạm lên đầu nào! + Giấu tay Các con đưa tay trái lên mũi nhé! Rất giỏi cô khen Trẻ chơi trò chơi với tất cả các con. cô. * Dạy trẻ nhận biết ban ngày - ban đêm: - Buổi sáng các con thức dậy, đánh răng rửa mặt, đi tới lớp. Thời điểm đó gọi là gì các con có biết không? Thời điểm đó Trẻ trả lời. được gọi là ban ngày đấy! - Thế ban đêm mọi người sẽ làm gì? Trẻ trả lời. - À! Muốn biết được điều này thì bây giờ các con hãy hướng mắt lên sân khấu rối để xem hoạt cảnh: “Ngày và đêm” nhé! Cô tắt đèn và chiếu rối bóng trên nền nhạc không lời, cô đọc bài Trẻ xem hoạt cảnh thơ: “ Ngày và Đêm” (Sáng tác: Chu Thị Bích Ngọc): và nghe cô đọc thơ Tinh mơ gà trống gáy Ò Ó O O O Ông mặt trời thức giấc Gọi ngày mới bắt đầu Bé ơi dậy mau mau Cùng nhau đi tới lớp Khắp phố phường tấp nập Người và xe ngang qua Khi buổi chiều ghé qua Là lúc ba mẹ đón Rồi bóng tối buông xuống
  3. Mời màn đêm xuống chơi Sao mọc khắp nơi nơi Quanh ông trăng thanh vắng Trong giấc ngủ yên lặng Bé chìm vào giấc mơ Bật nhạc bài “Chúc bé ngủ ngon” khi trẻ mô phỏng hành động Trẻ làm động tác ngủ ngủ và cho trẻ hát theo lời bài hát. và hát theo. - Vừa rồi các con đã được xem hoạt cảnh “Ban ngày và Ban đêm” rồi! Ban ngày thì bầu trời như thế nào? Mọi người làm gì vào ban ngày? Trẻ trả lời. - Thế còn ban đêm thì sao? Bầu trời như thế nào nhỉ? Mọi người làm gì vào ban đêm? Trẻ trả lời. - Chúng mình đang học ở thời điểm nào? Trẻ trả lời. - Để hiểu rõ hơn về ban ngày và ban đêm thì cô mời các con nhẹ Trẻ ngồi hình chữ U nhàng về chỗ ngồi để xem đoạn video về ngày và đêm nhé! xem clip Cô đọc lời bình theo đoạn clip: Vào mùa hè, các con sẽ nhìn thấy mặt trời mọc vào buổi sáng và lên cao vào buổi trưa, đến buổi chiều thì mặt trời lặn. Thời điểm đó trời sáng và được gọi là Ban ngày. Khi ánh sáng tắt dần và bóng tối buông xuống, mặt trăng và các vì sao sẽ xuất hiện. Thời điểm đó bầu trời rất tối và được gọi là Ban đêm. - Các con thấy ban ngày bầu trời như thế nào? Bầu trời ban ngày thường có gì nhỉ? Mọi người thường làm gì vào ban ngày? Trẻ trả lời. - Thế còn ban đêm thì sao? Bầu trời như thế nào? Thường có gì xuất hiện? Mọi người thường làm gì vào ban đêm? Trẻ trả lời. - Đúng rồi đấy các con ạ! Ban ngày thì trời sáng và thường có ông mặt trời. Còn ban đêm thì trời tối, thường có mặt trăng và các vì sao. - Các con hãy tiếp tục hướng mắt lên màn hình để theo dõi các hoạt động được diễn ra tại thời điểm ban ngày và ban đêm nhé! - Trẻ xem video các Hỏi trẻ các hoạt động được diễn ra vào ban ngày và ban đêm. hoạt động. + Cảnh ban ngày: Vào ban ngày, mọi người sẽ thức dậy khi trời sáng. Các bạn nhỏ sẽ đi học, đi chơi còn bố mẹ sẽ đến công sở để làm việc, đường phố thì nập nập người xe qua lại. Vào mùa đông và những ngày nhiều mây thì sẽ không nhìn rõ ông mặt trời đâu các con ạ! + Cảnh ban đêm: Bầu trời ban đêm như thế nào? bầu trời ban đêm rất tối nên con người sử dụng ánh đèn để thắp sáng cho các hoạt động của mình. Và kết thúc 1 ngày thì chúng mình sẽ đi ngủ đấy. - Bây giờ cô thưởng cho lớp mình trò chơi: “Ai nhanh nhất”
  4. - Cô có bức tranh gì? Khi nào thì bạn đi ngủ? Vậy khi cô giơ Trẻ trả lời. bức tranh bạn đi ngủ thì các con sẽ nói “Ban đêm”. - Cô có bức tranh gì? Bạn đang đi xe đạp vào thời điểm nào? Trẻ trả lời. Vậy khi cô giơ bức tranh bạn đi xe đạp thì các con sẽ nói “Ban ngày”. - Cô còn bức tranh gì nữa đây? Bạn đi học vào thời điểm nào? Trẻ trả lời. Khi cô giơ bức tranh bạn đi học các con sẽ nói “Ban ngày” nhé! - Bây giờ cô sẽ tặng cho mỗi bạn một chiếc balo xính xắn để chúng mình tiếp tục chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” nhé! Các con Trẻ lấy rổ lô tô để hãy lấy balo ở phía sau đặt lên trước mặt nào! trước mặt - Bên trong balô của các con cũng có những loto hình ảnh giống của cô. Bây giờ cô sẽ mời các con vượt qua 1 thử thách khó hơn cùng với hình ảnh lôtô này nhé! - Khi cô nói” Ban ngày” thì các con phải tìm được hinh ảnh diễn ra vào ban ngày và giơ lên nói “Ban ngày” và ngược lại, khi cô nói “Ban đêm” thì các con phải tìm hình ảnh diễn ra vào ban đêm giơ lên và nói “Ban đêm” nhé! Trẻ chơi trò chơi. * Củng cố: - Trò chơi 2 “ Khám phá ngày và đêm”: Cách chơi như sau: cô sẽ chia cả lớp mình làm 3 đội: Xanh, đỏ, vàng. Trên mỗi bảng đã có bức tranh “Mặt trời” tượng trưng cho ban ngày, “Mặt trăng” tượng trưng cho ban đêm, và các hình ảnh hoạt động diễn ra vào ban ngày và ban đêm. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải nối hình ảnh “Mặt trời” với hoạt động diễn ra vào ban ngày, nối “Mặt trăng” với hình ảnh hoạt động diễn ra vào ban đêm. Thời gian chơi được tính bằng 1 đoạn nhạc, Khi nhạc kết thúc đội nào nối đúng nhiều hình ảnh nhất thì đội đó sẽ giành chiến thắng. Các con đã rõ cách chơi và luật chơi chưa? Mời các con hãy về đội của mình và xếp hàng chuẩn bị chơi nhé! Trẻ chơi trò chơi. - Trò chơi 3: “Căn phòng bí ẩn”. Cô và các con sẽ cùng chơi trò chơi tiếp theo có tên “Căn phòng bí ẩn”. Đây là căn phòng đầu tiên, các con hãy bước vào bên trong và cho cô biết các con cảm thấy thế nào khi ở trong căn phòng này? À đúng rồi, căn phòng này tối quá, vậy chúng mình sẽ đặt tên cho căn phòng này là gì? (Căn phòng “ban ngày”) Trẻ nhận xét về 2 căn - Còn đây là căn phòng thứ 2, các con thấy căn phòng này thế phòng sau khi cảm nào? Vậy chúng mình đặt tên cho căn phòng này là gì nhỉ? (Căn nhận và đặt tên cho 2 phòng “ban đêm”) căn phòng. - Ở trên những chiếc bảng kia có rất nhiều các hình ảnh, các con hãy chọn 1 hình ảnh mà mình thích, quan sát xem hình ảnh đó là hoạt động diễn ra ban ngày hay ban đêm, sau đó khi nhạc nổi
  5. lên thì các con đi vòng tròn đến khi nghe tiếng xắc xô thì các con hãy thật nhanh chân chạy về căn phòng tương ứng với hình ảnh của mình. Các con đã hiểu cách chơi chưa. Bây giờ cô và các con cùng chơi nào. Trẻ chơi trò chơi. (Khi trẻ chọn hoạt động mà mình thích thì cô hỏi một số trẻ hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào?) - Trẻ chơi lần 1, cô kiểm tra và sửa sai cho trẻ nếu có. Trẻ đổi lô tô cho bạn - Bây giờ các con hãy đổi lô tô cho nhau và chơi lần 2 nhé. để chơi lần 2 3. Kết thúc: Cô khen ngợi trẻ chuyển sang hoạt động khác.