Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Kể chuyện Đôi bạn tốt

docx 3 trang thuongdo99 4470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Kể chuyện Đôi bạn tốt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lam_quen_van_hoc_lop_mam_de_tai_ke_chuyen_doi_ban_to.docx

Nội dung text: Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Kể chuyện Đôi bạn tốt

  1. KỂ CHUYỆN: ĐÔI BẠN TỐT. I. Mục đích -Yêu cầu: - Trẻ hiểu nội dung truyện. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. II. Chuẩn bị: - Rối các con vật: Vịt mẹ, vịt con, Gà mẹ, gà con, Cáo - Nhạc - Mô hình rối. III. Tiến hành: * Hoạt động 1 : Ổn định – Giới thiệu - Cho trẻ hát vận động bài “Một con vịt”. (Bài hát nói về con gì? À, vậy thì hôm nay cô sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện cũng nói về chú vịt. Đó là câu chuyện “Đôi bạn tốt”. Cả lớp mình cùng lắng nghe nhé!) * Hoạt động 2: Kể chuyện + Đàm thoại - Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm bằng lời. - Kể tới đoạn vịt con bỏ đi, cô hỏi không biết khi bạn vịt con bỏ đi còn lại một mình gà con thì chuyện gì sẽ xảy ra ? bạn nào có thể đoán xem nào, nếu trẻ k đoán được thì cô sẽ nói tiếp. bây giờ các bạn hãy nghe cô kể tiếp xem chuyện gì sẽ xảy đến với bạn gà con nhé. À khi bạn vịt con buồn bã bỏ ra ao tìm tép ăn thì có một con cáo mắt xanh, đuôi dài nấp trong bụi rậm . - Cô kể lần 2: Cô kể diễn cảm kết hợp mô hình. - Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện. - Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những ai nè?
  2. - Trong câu chuyện con thấy bạn Gà con dẫn Vịt con đi đâu vậy? - Thế bạn gà con có tìm được giun không? Tại sao? - Khi không tìm được giun, Gà con đã nói gì với Vịt con? - Khi vịt con bỏ đi thì chuyện gì đã xảy ra với Gà con? - Thế Cáo có ăn thịt được Gà con không? Tại sao? - Khi được Vịt con cứu mình thoát khỏi Cáo thì Gà con cảm thấy như thế nào? - Như vậy là khi mà mình có lỗi thì mình phải làm sao? À đúng rồi, bản than mình có lỗi thì mình phải biết nhận lỗi và xin lỗi, các bạn nhớ chưa nè. - Trong câu chuyện con thích bạn nào nhất? Tại sao? * Kết thúc: Cho trẻ chơi trò chơi: “Về đúng nhà” Nãy giờ cô thấy lớp mình trả lời rất là giỏi cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi. Đó là trò chơi “Về đúng nhà” - Cô giới thiệu tên trò chơi và giải thích cách chơi - Cho trẻ chơi 1 đến 2 lần. Các bạn cho cô biết hình gì đây? (hình tròn làm ao, hình vuông làm bờ). - Cho trẻ chọn làm gà hay vịt. Trẻ đi chơi theo cô tạo dáng con vật. Khi cô hô hiệu lệnh về nhà thôi (thì trẻ làm vịt thì nhảy vào hình tròn, trẻ làm gà nhảy vào hình vuông)
  3. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ được vận động theo bài hát “Tay thơm – tay ngoan” Phát triển cảm xúc khi nghe nhạc. II. CHUẨN BỊ: Hoà tấu bài hát “Tay thơm – tay ngoan”. Nhạc và lời của Bùi Đình Thảo. Nhạc: “Trống cơm”. Dân ca Quan Họ Bắc Ninh. Hoa đeo tay cho mỗi trẻ. III. TIẾN HÀNH:  Hoạt động 1: Vận động theo nhạc bài “Tay thơm – tay ngoan” Ổn định: Cho trẻ chơi trò chơi: “Ngón tay nhúc nhích” cho trẻ chơi từng ngón tay nhúc nhích để trẻ hưng phấn. Cô mở nhạc không lời bài “Tay thơm – tay ngoan” cho trẻ hát theo. Cô đố trẻ tên bài hát trẻ vừa hát. Để bài hát “Tay thơm – tay ngoan” vui hơn thì con sẽ làm thế nào? Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động bài “Tay thơm – tay ngoan” Cô cho trẻ vận động bài “Tay thơm – tay ngoan” với nhiều đội hình khác nhau (Cô chuốt lại động tác nếu trẻ làm chưa đẹp)  Hoạt động 2: Nghe hát bài “Trống cơm” Cô hát cho trẻ nghe bài hát dân ca “Trống cơm” KẾT THÚC