Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Kể chuyện Sự tích Hoa Mào Gà - Đinh Thị Quyên
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Kể chuyện Sự tích Hoa Mào Gà - Đinh Thị Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lam_quen_van_hoc_lop_mam_de_tai_ke_chuyen_su_tich_ho.docx
Nội dung text: Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Kể chuyện Sự tích Hoa Mào Gà - Đinh Thị Quyên
- GIÁO ÁN Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Hoạt động làm quen tác phẩm Văn học Chủ đề: Thực vật Đề tài: Kể chuyện “Sự tích Hoa Mào Gà” Độ tuổi: MGB 3 – 4 tuổi Thời gian: 20 – 25 phút Người soạn: Đinh Thị Quyên I. Mục đích – Yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện - Trẻ nắm và hiểu nội dung câu chuyện 2. Kĩ năng - Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ, quan sát có chủ định cho trẻ - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3. Giáo dục - Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ, yêu quý cây cối, hoa lá - Đoàn kết, giúp đỡ và biết chia sẻ với bạn bè II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên - Giáo án, máy tính, loa - Tranh sile, rối phù hợp nội dung câu chuyện - Nhạc, hoa mào gà 2. Đối với trẻ - Trang phục gọn gàng, sạch sẽ - Tâm thế sẵn sàng bước vào giờ học III. Cách tiến hành 1. Ổn định tổ chức – Gây hứng thú - Chào mừng tất cả các bé đã đến với “Chương trình ngộ nghĩnh trẻ thơ” ngày hôm nay. - Mở đầu chương trình, đó là phần đố vui đố vui! “Hoa gì màu đỏ Êm mượt như nhung Chú gà thoáng trông Tưởng mào mình đấy!” - Cô đố các con đó là hoa gì? - Đó chính là hoa mào gà. Giới thiệu về cây hoa mào gà. Hôm nay, chương trình sẽ tặng các bé một câu chuyện rất thú vị về loài hoa này. Đó là câu chuyện “Sự tích hoa mào gà”
- 2. Nội dung trọng tâm Hoạt động 1: Kể chuyện “Sự tích hoa mào gà” Lần 1: Cô kể chuyện diễn cảm kết hợp cử chỉ, điệu bộ - Các con vừa nghe câu chuyện gì? - Giảng nội dung: Truyện kể về cô Gà mái mơ, có một chiếc mào rất đẹp ở trên đầu y như các chú gà trống bây giờ. Trong khi đi kiếm mồi, gà gặp một cây đang khóc vì không có hoa như các cây xung quanh. Gà đã quyết định tặng chiếc mào đỏ của mình cho cây, cây nở những bông hoa đỏ rực như mào gà nên gọi cây đó là hoa mào gà. Lần 2: Kể chuyện kết hợp với rối - Tiếp theo chương trình, đó là tiết mục biểu diễn rối, các con có muốn gặp lại các nhân vật trong truyện “Sự tích hoa mào gà” không? - Các con hãy làm những chú bướm xinh nhẹ nhàng bay theo cô nhé! (di chuyển đến gần sa bàn) *Trò chơi: “Chị Gà mái” Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn - Các con vừa nghe câu chuyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Gà mơ đã sung sướng vì điều gì?(Chiếc mào rực rỡ xòe trên đỉnh đầu) - Giải thích từ: “mào rực rỡ” Nghĩa là chiếc mào có màu sắc tươi sáng, nổi bật hẳn lên làm cho ai cũng chú ý tới. - Tại sao cái cây trong câu chuyện lại khóc? - Cô Gà mơ đã làm gì để cho cây vui? - Khi được tặng chiếc mào đỏ, cây nhỏ đã nói gì? - Các con thấy Cô Gà mơ trong truyện như thế nào? Giáo dục: Biết yêu thương đoàn kết với các bạn. Học tập bạn Gà Mơ biết chia sẻ với bạn đồ chơi, nhường bạn khi bạn thích. Và phải biết nói cảm ơn khi được giúp đỡ. Lần 3: Xem video Hôm nay, ai cũng đáng khen. Vì thế, chương trình sẽ tổ chức cho các con đến rạp chiếu phim, các con có thích không? - Cho trẻ đi xung quanh lớp 2 – 3 vòng. - Trẻ xem phim, cô bao quát trẻ. - Các con vừa xem phim về câu chuyện gì? - Để cây hoa mào gà luôn có bông hoa màu đỏ rực rỡ thì chúng mình phải làm gì? 3. Kết thúc hoạt động - Nhận xét, tuyên dương trẻ Chương trình “Ngộ nghĩnh trẻ thơ” đến đây là hết rồi. Xin chào và hẹn gặp lại các bé!