Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Chú Thỏ tinh khôn - Năm học 2018-2019 - Ngọc Ánh

doc 7 trang thuongdo99 7270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Chú Thỏ tinh khôn - Năm học 2018-2019 - Ngọc Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lam_quen_van_hoc_lop_mam_de_tai_truyen_chu_tho_tinh.doc

Nội dung text: Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Chú Thỏ tinh khôn - Năm học 2018-2019 - Ngọc Ánh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG MẪU GIÁO CLC VIỆT TRIỀU HỮU NGHỊ GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: Truyện “Chú Thỏ tinh khôn” (Kể chuyện cho trẻ nghe) Giáo viên: Ngọc Ánh - Triệu Huyền Lứa tuổi: Mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) Số lượng trẻ: 25 trẻ Thời gian: 20 – 25 phút NĂM HỌC: 2018 – 2019
  2. I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên các nhân vật trong truyện: Thỏ con và Cá sấu. - Trẻ hiểu nội dung truyện: Thỏ con bị Cá Sấu đớp gọn vào miệng nhưng nhờ trí thông minh Thỏ đã thoát khỏi miệng các Sấu hung ác. - Trẻ hiểu nghĩa của từ “đớp gọn”: là há miệng ngậm nhanh. 2. Kỹ năng: - Trẻ nghe và hiểu ngôn ngữ của câu chuyện. - Trẻ lắng nghe và trả lời các câu hỏi theo nội dung câu chuyện, biết cách thể hiện ngữ điệu giọng kết hợp với cử chỉ của Thỏ và Cá sấu. Trẻ thể hiện được cường độ giọng: to - nhỏ: + Khi kêu “Hu, hu, hu” thì nhỏ và kéo dài giọng. + Khi kêu “Ha, ha, ha” thì to và vang. - Rèn cho trẻ khả năng quan sát tranh minh họa và ghi nhớ các tình tiết trong truyện. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động. - Tích cực trao đổi, hoạt động trải nghiệm ở các nhóm. - Yêu quý những con vật hiền lành, thông minh. II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm tổ chức: Trong lớp 2. Đội hình: Trẻ ngồi thoải mái trên thảm. 4. Xác định giọng kể: - Giọng kể chuyện nhẹ nhàng, vừa phải. - Giọng Thỏ con: nhí nhảnh; khi bị Cá Sấu đớp vào miệng: sỡ hãi; khi nói với cá Sấu: bình tĩnh. - Giọng Cá Sấu: khoái chí. 3. Đồ dùng dạy học: * Đồ dùng của cô: + Rối Cá sấu; các bộ phận trên khuôn mặt Thỏ: hai mắt, mũi và râu. + Bảng thông minh, bút vẽ, máy chiếu, máy tính. Phần mềm Air.
  3. + Đài, nhạc các bài hát: “Let’s go to the zoo”; Nhạc kể chuyện; Nhạc không lời nhẹ nhàng. * Đồ dùng của trẻ: + Nhóm 1: Khung rối, rối tay các nhân vật Thỏ và Cá sấu. + Nhóm 2: Máy tính, tai nghe, phim hoạt hình “Chú thỏ tinh khôn” + Nhóm 3: Tranh khung cảnh câu chuyện, các nhân vật rối để trẻ gắn đính và tô màu. + Nhóm 4: Nguyên vật liệu tạo hình Thỏ và Cá sấu: cốc, bìa màu, hồ dán, băng dính + Nhóm 5: Trang phục thỏ và cá sấu, mô hình cây xanh, thảm cỏ để tạo cảnh khu rừng, dòng suối. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát “Let’s go to the - Trả hát và vận động zoo” - Cô gắn đính từng bộ phận trên khuôn mặt Thỏ: 2 mắt, - Trẻ đoán nhân vật Thỏ. mũi và trẻ đoán tên nhân vật. - Cô giơ nhân vật Cá sấu và trẻ đoán. - Trẻ đoán nhân vật cá sấu - Theo các con, nhân vật Thỏ con và Cá sấu sẽ xuất hiện - Trẻ trả lời. trong câu chuyện gì? + Nếu trẻ đã biết: Vì sao con biết? Ai đã kể con nghe câu -Trẻ trả lời. chuyện này? + Nếu trẻ chưa biết: Và hôm nay, cô sẽ kể cho các con nghe câu truyện “Chú thỏ tinh khôn” nhé! 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: Hoạt động 1: Kể cho trẻ nghe truyện - Cô kể chuyện lần 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe sử dụng rối tay minh họa câu - Trẻ ngồi gần cô, lắng nghe chuyện “Chú Thỏ tinh khôn”. cô kể chuyện. Hỏi trẻ: + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Trẻ trả lời tên truyện.
  4. + Các con vừa được gặp gỡ những nhân vật nào? - Trẻ trả lời. Các con sẽ gặp lại các bạn Thỏ con và Cá sấu trong câu chuyện nhé!. - Cô kể chuyện lần 2: + Cô kể chuyện kết hợp vẽ minh họa nhân vật theo nội - Trẻ lắng nghe cô kể chuyện, dung truyện “Chú Thỏ tinh khôn”: quan sát tranh vẽ. * Cảnh 1: Có một lần Thỏ con đến bên bờ sông (vẽ Thỏ con) bứt ngọn cỏ non nhai ngốn ngấu. Cá sấu ở gần đó (vẽ Cá sấu), nằm im giả như không nhìn thấy. * Cảnh 2: Thỏ yên trí ăn rau (vẽ Thỏ con). Cá Sấu liền giả bộ hiền lành từ từ bò đến bên Thỏ, rồi đột nhiên đớp gọn Thỏ vào mồm (vẽ Cá sấu). Cá Sấu kêu lên “Hu! Hu” ở trong họng cốt làm cho Thỏ sợ. Thỏ đã nằm gọn trong hàm Cá sấu. Thỏ sợ quá nhưng vẫn bình tĩnh tìm kế thoát thân. Thỏ nói: Bác Cá sấu ơi, bác thử kêu lại lần nữa được không (Thỏ nghĩ ngợi nghĩ thầm à kêu huhu à) bác kêu “Hu! hu” tôi chẳng sợ đâu. Bác mà kêu “Ha! ha! ha” thì tôi sợ chết khiếp đi mất. * Cảnh 3: Nghe Thỏ nói thế, Cá sấu liền há to miệng (vẽ Cá sấu) kêu lên “Ha!ha!”. Thỏ con (vẽ Thỏ con) nhảy phốc khỏi miệng Cá sấu rồi quay lại cười nhạo và chạy biến vào rừng. Hoạt động 2: Kể trích dẫn làm rõ ý, đàm thoại + Cô kể trích dẫn và đặt câu hỏi đàm thoại theo trình tự nội dung câu chuyện: * Thỏ con đến bên bờ sông ăn những ngọn cỏ non. - Trẻ lắng nghe cô kể trích dẫn. - Ai đã nhìn thấy Thỏ con? - Trẻ trả lời
  5. - Răng cá sấu như thế nào? * Cá Sấu nằm im giả như không nhìn thấy. Rồi nó từ từ bò - Trẻ lắng nghe cô kể trích đến . dẫn. - Chuyện gì đã xảy ra với Thỏ con? - Trẻ trả lời À, “đớp gọn” là Cá sấu há miệng thật to và ngậm thật nhanh Thỏ vào miệng. * Thế là Thỏ con đã nằm gọn trong hàm cá Sấu. - Trẻ lắng nghe cô kể trích dẫn. - Cá sấu đã kêu như thế nào để dọa Thỏ con? - Trẻ trả lời (Cô gợi ý và khuyến khích trẻ thể hiện tiếng kêu “Hu!hu” - Trẻ thể hiện tiếng kêu “Hu của Cá sấu) hu”. - Khi kêu “Hu!hu” miệng của Cá sấu sẽ như thế nào? - Trẻ trả lời - Miệng cá sấu kêu bé như vậy thì thỏ con có thoát được - Trẻ trả lời cá sấu không? - Và kêu như thế nào thỏ mới thoát được? - Trẻ trả lời * Thỏ con sợ quá nhưng vẫn bình tĩnh tìm kế thoát thân. - Trẻ lắng nghe cô kể trích Thỏ nghĩ ra một cách. dẫn. - Thỏ đã nói gì với Cá Sấu? - Trẻ trả lời. * À, Thỏ nói “Bác Cá sấu ơi, bác kêu “Hu! hu” tôi chẳng - Trẻ lắng nghe cô kể trích sợ đâu. Bác mà kêu “Ha! ha! ha” thì tôi sợ chết khiếp đi dẫn. mất. (Cô gợi ý và khuyến khích trẻ thể hiện ngữ điệu giọng của Thỏ con) - Nghe Thỏ nói thế, Cá sấu đã làm gì? - Trẻ trả lời và thể hiện tiếng Các con cùng bắt chước tiếng kêu “Ha!ha!ha” của Cá sấu kêu “ha ha”. nào. - Khi kêu “Ha!ha!ha”, miệng của các con như thế nào? -Trẻ trả lời - Khi Cá sấu há to miệng kêu “Ha!ha!ha”, chuyện gì đã -Trẻ trả lời xảy ra? * Thế là nhờ trí thông minh, Thỏ con đã thoát khỏi miệng - Trẻ lắng nghe cô kể trích
  6. Cá sấu rồi chạy biến vào rừng. dẫn. - Nếu các con gặp nguy hiểm giống bạn thỏ, ngoài việc - Trẻ trả lời kêu ha ha các con còn có cách nào khác không? Bài học giáo dục: Các con ạ, Thỏ con thông minh, nhanh nhẹn nên khi gặp nguy hiểm Thỏ vẫn bình tĩnh tìm kế thoát thân, không để Cá sấu bắt ăn thịt đấy. 3. Kết thúc: Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát “Let’s go to the - Trẻ hát và vận động cùng zoo” cô. Hoạt động chuyển tiếp: Cô giới thiệu 4 nhóm hoạt động để trẻ trải nghiệm, tìm - Trẻ về 4 nhóm hoạt động hiểu thêm về câu chuyện “Chú Thỏ tinh khôn”: trải nghiệm, tìm hiểu để khắc Nhóm 1: Trẻ sử dụng các nhân vật rối và sa bàn để tập kể sâu hơn câu chuyện “ Chú thỏ lại truyện “Chú Thỏ tinh khôn” (tại góc Văn học) tinh khôn”. Nhóm 2: Cho trẻ xem phim hoạt hình online “Chú Thỏ - Trẻ thực hiện xong hoạt tinh khôn” (tại góc máy tính) động và đổi nhóm chơi. Nhóm 3: Cho trẻ làm tranh truyện “Chú Thỏ tinh khôn”. (tại góc Tạo hình) Nhóm 4: Cho trẻ lựa chọn nhân vật và tập đóng kịch “Chú thỏ tinh khôn” (tại sân khấu kịch) ( Khuyến khích trẻ thay đổi các nhóm hoạt động khác mà trẻ thích).
  7. TRUYỆN: CHÚ THỎ TINH KHÔN Có một lần Thỏ đến bên bờ sông bứt ngọn cỏ non nhai ngốn ngấu. Cá Sấu ở gần đó, nằm im giả như không nhìn thấy. Thỏ yên trí ăn rau. Cá Sấu liền giả bộ hiền lành từ từ bò đến bên Thỏ, rồi đột nhiên đớp gọn Thỏ vào mồm. Cá Sấu kêu lên : “Hu ! Hu” ở trong họng cốt làm cho Thỏ sợ. Thỏ đã nằm gọn trong hàm cá Sấu. Thỏ sợ quá nhưng vẫn bình tĩnh tìm kế thoát thân. Thỏ nói : - Bác Cá Sấu ơi, bác kêu “hu ! hu” tôi chẳng sợ đâu. Bác mà kêu “Ha ! Ha !” thì tôi sẽ sợ chết khiếp đi mất. Nghe Thỏ nói thế, Cá Sấu liền há to mồm kêu lên “Ha ! Ha !” Thỏ nhảy phốc khỏi miệng Cá Sấu rồi quay lại cười nhạo và chạy biến vào rừng. (Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ, truyện, câu đố trẻ Mẫu giáo 3 – 4 tuổi)