Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Chuyến du hành của gà bố - Năm học 2016-2017 - Vũ Thị Thủy

doc 5 trang thuongdo99 4260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Chuyến du hành của gà bố - Năm học 2016-2017 - Vũ Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lam_quen_van_hoc_lop_mam_de_tai_truyen_chuyen_du_han.doc

Nội dung text: Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Chuyến du hành của gà bố - Năm học 2016-2017 - Vũ Thị Thủy

  1. ­­­ PHßNG GI¸O DôC Vµ §µO T¹O QUËN Long Biªn TR¦êng mÇm non ®øc giang GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Truyện: Chuyến du hành của gà bố (Loại tiết: Đa số trẻ chưa biết) Chủ đề : Gia đình. Lứa tuổi: Mẫu giáo bé Thời gian: 20-25 phút Người dạy: Vũ Thị Thủy N¨m häc 2016-2017
  2. I - MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên truyện “ Chuyến du hành của gà bố”, tên các nhân vật : Gà bố, Gà mẹ, Gà Choai, Gà con. - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Niềm vui của Gà bố khi có những đứa con ngoan biết thương yêu chia sẻ công việc trong gia đình. 2. Kỹ năng: - Trẻ lắng nghe, trả lời câu hỏi đơn giản của nội dung câu chuyện. - Phát triển vốn từ ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ chia sẻ với mọi người. - Trẻ thích nghe cô kể chuyện II- CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm: Trong lớp 2. Đội hình: - Kể lần 1: Trẻ ngồi xúm xít bên cô -Kể lần 2: Ngồi vòng cung, ghế. 3. Đồ dùng của cô: - Mô hình sa bàn - Rối tay nhân vật trong truyện. - Powerpoint minh họa truyện - Máy tính, tivi. - Đĩa ghi nhạc dạo và lời kể diễn cảm nội dung câu truyện - Nhạc không lời bài hát “Cùng múa hát mừng xuân” - Nhạc có lời bài hát Gà trống thổi kèn, ” - đoạn ghi âm lời sứ giả. 4. Giọng kể: - Giọng người dẫn chuyện: Nhẹ nhàng, Sâu lắng - Giọng Gà bố: + Đoạn: ‘Cả nhà đừng giành nhau .nghe lời mẹ nhé” giọng Trầm ồm – quả quyết
  3. + Câu : “Con trai của bố được không” giọng trìu mến - Giọng Gà mẹ: + Câu “Mẹ suy nghĩ .” Giọng thấp- chậm + Câu “ Các con của mẹ là phù hợp thôi” giọng dịu dàng - Giọng Gà Choai: To vang- tự tin – vui vẻ - Giọng Gà con: Trong trẻo hồn nhiên III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức: - Hát: Cùng múa hát mừng xuân. Loa loa loa. Phụng thiên thừa lệnh Hoàng Đế chiếu viết “ Năm mới đã đến loài Gà lên nhận nhiệm vụ trên thiên đình chớ quên” Loa loa loa loa. - Năm nay đến loài gà nhận nhiệm vụ trên thiên đình. Đường xa vất vả lắm chẳng biết gà nào sẽ lên nhận nhiệm - Trẻ trả lời vụ đây nhỉ? Chúng mình cùng đến nhà bạn Gà xem ai sẽ nhận nhiệm vụ khó khăn này qua câu chuyện “Chuyến du hành của gà bố”. 2. Nội dung chính: a) Cô kể diễn cảm lần 1 kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Truyện “Chuyến du hành của gà bố.” b) Kể lần 2 kết hợp với sử dụng Powerpoint. + Các con vừa được nghe câu chuyện gì? - Truyện “Chuyến du hành của gà bố.” + Trong câu truyện có những nhân vật nào? - Trẻ kể * Kể trích dẫn và đàm thoại về nội dung truyện: - Trích dẫn: “Ngày xửa ngày xưa .đến lượt loài gà.” + Sau một hồi suy nghĩ Gà mẹ quyết định như thế nào? - Mẹ sẽ nhận nhiệm vụ này.
  4. + Gà mẹ nhận nhiệm vụ ai đã phản đối - Những chú Gà con ạ + Con có biết vì sao Gà con phản đối không? - Vì mẹ chưa đi đâu xa bao giờ Vậy là những chú Gà con còn rất nhỏ mà đã biết lo lắng cho mẹ phải đi xa mà từ trước mẹ chưa đi xa bao giờ . + Thấy tình cảm của các con dành cho mình đã khiến Gà - Gà mẹ rơm rớm nước mẹ làm sao? mắt ạ + Con có biết rơm rớm nước mắt là gì không? - Trẻ trả lời Rơm rớm nước mắt là chảy ra chút ít nước mắt. Sự quan tâm lo lắng của các con đã khiến Gà mẹ vui mừng nên khóc đây Trích dẫn: Gà mẹ ôm các con vào lòng, rơm rớm nước mắt phù hợp thôi” + Con thấy ai muốn dành phần đi công tác của Gà mẹ ? - Gà Choai ạ + Hai mẹ con nhà gà ai cũng muốn nhận nhiệm vụ về - Chuẩn bị xong cho mình thì Gà bố đã làm gì? hành trình ạ Vì Gà bố cho rằng đây là công việc quan trọng và đường đi lại xa nên Gà bố đã nhận nhiệm vụ về mình. + Gà bố thấy Gà con lo lắng cho mẹ, Gà Choai nhận - Vì các con hiếu thảo nhiệm vụ đi xa về mình thì Gà bố cảm thấy vui vì điều gì? ạ. + Con có biết “ Các con hiếu thảo” nghĩa là gì không? - Trẻ trả lời Các con hiếu thảo là biết thương yêu chia sẻ quan tâm tơi bố mẹ đấy. Trích dẫn: “ Gà Choai thắc mắc giúp bố việc này được không?” +Con thấy Gà bố đã nhờ Gà Choai làm việc gì? - Đánh thức mọi người dạy ạ + Gà Choai có làm được không? - Có ạ + Chúng mình cùng bắt chước Gà Choai ưỡn ngực vỗ - Trẻ bắt chước gà gáy. cánh gáy vang nào
  5. Trích dẫn: Vậy là tờ mờ sáng hôm sau, khi .Chặng - Trẻ bắt chước. đường phía trước còn vất vả, gian nan nhưng Gà bố cảm thấy ấm áp vững tin khi nghĩ đến ai? - Anh em Gầ Choai ạ + Các con thấy anh em Gà Choai như thế nào? - Trẻ trả lời Anh em Gà Choai đã biết thương yêu, quan tâm chia sẻ làm bố mẹ vui lòng rồi đấy + Các con đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ? - Trẻ trả lời * Giáo dục: Chúng mình hãy cùng học anh em Gà Choai là những đứa con ngoan để vui lòng bố mẹ nhé. c) Kể lần 3: (Cho trẻ xem diễn rối tay) - Các con rất giỏi, cô mời các con gặp lại gia đình Gà Choai trong hoạt cảnh rối tay “Chuyến du hành của Gà bố nhé! 3. Kết thúc: Giờ học của chúng mình đến đây là hết rồi, cô cháu mình cùng hát và vận động theo bài hát “Gà trống thổi - Trẻ hát và vận động kèn” để ca ngợi sự hiếu thảo ngoan ngoãn của anh em Gà cùng cô. Choai nhé!