Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Đôi bạn tốt - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Đôi bạn tốt - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lam_quen_van_hoc_lop_mam_de_tai_truyen_doi_ban_tot_n.docx
Nội dung text: Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Đôi bạn tốt - Năm học 2020-2021
- KỂ CHUYỆN: ĐÔI BẠN TỐT. I. Mục đích -Yêu cầu: - Trẻ thích nghe cô kể chuyện và biết được tên câu chuyện, tên các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu nội dung truyện và dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục trẻ phải biết yêu thương, quý mến, giúp đỡ bạn bè với nhau, biết xin lỗi khi có lỗi. II. Chuẩn bị: - Máy vi tính trình chiếu powerpoint. - Nhạc - Mô hình, rối. III. Tiến hành: * Hoạt động 1 : Kể chuyện cho trẻ nghe - Cô cho trẻ xúm xít bên cô, chơi trò chơi “năm ngón tay nhúc nhích” - Vịt con xuất hiện, vừa đi vừa hát. Vịt con chào các bạn, các bạn trò chuyện với vịt con. - Cô dẫn dắt trẻ vào câu chuyện, chúng mình muốn biết Vịt con được mẹ cho đi đâu chơi và điều gì đã xảy ra với Vịt con. Bây giờ chúng mình ngồi ngoan lắng nghe cô kể câu chuyện “ Đôi bạn tốt” nhé! - Cô kể lần 1: Cô kể bằng lời, ngữ điệu giọng và các động tác minh họa. - Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì? - Cô kể lần 2: Cô vừa kể vừa kết hợp trình chiếu các slide truyện cho trẻ xem. * Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện
- - Hát và vận động bài "Một con vịt". Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện. - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Vịt mẹ dẫn vịt con sang gửi nhà ai? - Gà con dẫn vịt con ra vườn chơi để bới đất tìm giun thì xảy ra chuyện gì? - Khi gà con đang kiếm mồi thì chuyện gì đã xảy ra? - Khi nghe tiếng kêu cứu, vịt con đã làm gì? - Khi được vịt con cứu thì gà con đã như thế nào? * Qua câu chuyện này các con thấy bạn Vịt con như thế nào nhỉ? - Các con ạ, bạn bè khi chơi với nhau phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Khi ai có lỗi thì phải biết nhận lỗi và sửa sai, chỉ có như thế chúng mình mới trở thành những người bạn tốt của nhau được, các con có đồng ý không? * Hoạt động 3: Chơi tìm đúng nhà - Nhận xét sau mỗi lần chơi cô nhận xét. Đổi vị trí ngôi nhà. - Nhận xét tuyên dương trẻ chơi tốt.
- I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ được vận động theo bài hát “Tay thơm – tay ngoan” Phát triển cảm xúc khi nghe nhạc. II. CHUẨN BỊ: Hoà tấu bài hát “Tay thơm – tay ngoan”. Nhạc và lời của Bùi Đình Thảo. Nhạc: “Trống cơm”. Dân ca Quan Họ Bắc Ninh. Hoa đeo tay cho mỗi trẻ. III. TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Vận động theo nhạc bài “Tay thơm – tay ngoan” Ổn định: Cho trẻ chơi trò chơi: “Ngón tay nhúc nhích” cho trẻ chơi từng ngón tay nhúc nhích để trẻ hưng phấn. Cô mở nhạc không lời bài “Tay thơm – tay ngoan” cho trẻ hát theo. Cô đố trẻ tên bài hát trẻ vừa hát. Để bài hát “Tay thơm – tay ngoan” vui hơn thì con sẽ làm thế nào? Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động bài “Tay thơm – tay ngoan” Cô cho trẻ vận động bài “Tay thơm – tay ngoan” với nhiều đội hình khác nhau (Cô chuốt lại động tác nếu trẻ làm chưa đẹp) Hoạt động 2: Nghe hát bài “Trống cơm” Cô hát cho trẻ nghe bài hát dân ca “Trống cơm” KẾT THÚC