Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Gà trống và vịt bầu - Nguyễn Thị Thanh Huyền

doc 4 trang thuongdo99 24950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Gà trống và vịt bầu - Nguyễn Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lam_quen_van_hoc_lop_mam_de_tai_truyen_ga_trong_va_v.doc

Nội dung text: Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Gà trống và vịt bầu - Nguyễn Thị Thanh Huyền

  1. GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Truyện “ Gà trống và vịt bầu” Loại tiết: Một vài trẻ đã biết Đối tượng: Trẻ 3-4 tuổi Số lượng trẻ: 20-25 trẻ Thời gian: 25-30 phút Người dạy: Nguyễn Thị Thanh Huyền- Nguyễn Thị Hà I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên truyện, biết các nhân vật có trong truyện. - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Gà Trống và Vịt Bầu là đôi bạn thân của nhau. Nhưng mỗi bạn lại có tính cách khác nhau. Vịt Bầu tốt bụng, Gà Trống kiêu căng đã không nghe lời mẹ dặn lên suýt bị chết đuối. 2. Kỹ năng - Trẻ trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. - Trẻ có kỹ năng dự đoán diễn biến tiếp theo của câu chuyện. - Trẻ có kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm. Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc. 3. Thái độ - Khi gặp nguy hiểm trẻ phải luôn bình tĩnh để kêu cứu và nghĩ cách thoát khỏi sự nguy hiểm. - Trẻ hào hứng tích cực tham gia hoạt động.
  2. II. Chuẩn bị 1. Địa điểm tổ chức: Trong lớp 2. Đồ dùng * Đồ dùng của cô + Rối tạp dề, con rối tay: Gà mẹ, vịt bố, gà trống, vịt con. + Khung nền truyện. + Powerpoint chuyện + Nhạc không lời khi cô kể truyện * Đồ dùng của trẻ + 2 tranh nền về cảnh trong truyện + Các nhân vật trong truyện. III. Cách tiến hành HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức - Cô và trẻ chơi trò chơi bắt chước tiếng kêu của - Trẻ bắt chước tiếng kêu của các con vật. các con vật. - Đưa rối tay con gà và con vịt ra và trò chuyện với trẻ. - Bạn gà và bạn vịt đến lớp mình để làm gì nhỉ? - Trẻ trả lời câu hỏi. - Các con cùng đoán xem có điều gì bất ngờ xảy ra với hai bạn nhé! 2. Phương pháp và hình thức tổ chức 2.1. Cô kể truyện - Cô kể lần 1 kết hợp cử chỉ, điệu bộ. - Trẻ chú ý lắng nghe câu Cô kể diễn cảm câu chuyện “ Gà trống và Vịt chuyện. Bầu là đôi bạn thân Cứu mình với Vịt Bầu ơi! Cứu mình với!”( Cô không kể đoạn kết câu truyện)
  3. - Cô kể lần 2 với powerpoint 2.2. Đàm thoại, trích dẫn nội dung truyện - Trong đoạn truyện cô vừa kể có những nhân vật nào? - Trẻ trả lời câu hỏi của cô - Gà Trống có tính cách như thế nào? - Giải thích từ: “Kiêu căng” có nghĩa là luôn cho - Trẻ lắng nghe cô giải thích mình là nhất, tự nhận là mình có thể làm được tất cả từ khó. mọi việc. Và như vậy là không nên. - Còn Vịt Bầu tính tình ra sao? - Gà Trống và Vịt Bầu xin phép bố mẹ đi đâu? - Trẻ trả lời câu hỏi của cô - Trước khi đi chơi bố mẹ đã dặn hai bạn điều gì? - Đến khúc sông rộng, Vịt Bầu và Gà Trống đã nhìn thấy gì? - Trẻ trả lời câu hỏi của cô - Gà Trống rủ Vịt Bầu sang bên kia sông chơi, - Vịt Bầu chợt nhớ ra điều gì? - Gà trống có nghe lời khuyên của bạn không? Và Gà Trống nói gì? - Trẻ trả lời câu hỏi của cô - Vịt Bầu chưa kịp ngăn cản thì điều gì đã xảy ra? - Đến giữa sông thì Gà Trống bị làm sao? Và đã kêu như thế nào? - Các con nghĩ xem Gà Trống có được cứu không? - Các con đặt tên câu truyện là gi? - Trẻ đoán tình huống câu - Cô Huyền và cô Hà hôm nay cũng có một cách truyện để giúp bạn Gà Trống thoát nạn. Và các cô cũng đặt tên cho truyện là câu chuyện: “ Gà Trống và Vịt Bầu”. Bây giờ, các con cùng xem nhé! - Cô kể lần 3: Diễn rối cho trẻ xem. + Các con thấy bạn Gà Trống như thế nào? Có ngoan không nhỉ? - Trẻ xem diễn dối, tìm hiểu + Vì sao Gà Trống chưa ngoan? Vì bạn ấy có cách giải quyết của cô.
  4. tính cách như thế nào? + Gà Trống đã biết nghe lời mẹ dặn chưa? - Trẻ trả lời câu hỏi của cô. =>Cô giáo dục trẻ: Các con phải nghe lời ông bà, cha mẹ, nghe lời người lớn mới là con ngoan. Và không nên kiêu căng giống bạn Gà Trống, đặc biệt các - Trẻ lắng nghe con nên chơi đoàn kết, giúp đỡ với các bạn trong lớp, vậy mới thành người tốt, được nhiều người yêu mến giống bạn Vịt Bầu nhé! Và các con nên nhớ khi gặp nguy hiểm thì phải làm gì? 3. Kết thúc - Trẻ kêu cứu thử. - Cô và các con cũng đọc bài vè: “ Gà và Vịt” - Trẻ đọc bài vè.