Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Gấu con tham ăn

doc 5 trang thuongdo99 7850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Gấu con tham ăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lam_quen_van_hoc_lop_mam_de_tai_truyen_gau_con_tham.doc

Nội dung text: Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Gấu con tham ăn

  1. Giáo án làm quen với văn học : Đề tài : truyện Gấu con tham ăn. Có một chú gấu con rất tham ăn. Một hôm, gấu con đói bụng và thèm mật ong quá. Gấu con bèn quyết định đến thăm thỏ con vì gấu biết trong hang của thỏ luôn có mật ong. Gõ cửa hang thỏ, gấu nói : “ Bạn thỏ con ơi, cho tôi vào chơi với !” Thỏ con ở cửa và nói : “ Mời cậu vào chơi” Thế là gấu con liền chui tọt vào hang của thỏ con và ăn mật ong liên tục. Bụng của gấu con cứ to dần lên mãi. Cứ to dần lên mãi Cho tới lúc gấu không thể nào ăn thêm được nữa. Gấu con đành dừng lại và chui ra khỏi hang thỏ để về nhà. Nhưng lạ chưa kìa ! Cái đầu của gấu thì chui ra ngoài được còn cái bụng căng tròn thì mắc kẹt ở trong hang ! Thỏ con dùng hết sức để kéo gấu con ra ngoài nhưng không thể được. Gấu con đã bị kẹt. Thỏ con chạy đi tìm nhím con đến giúp nhưng cả hai kéo mãi, kéo mãi mà gấu con vẫn không hề nhúc nhích. Làm thế nào bây giờ ? Đành phải đợi cho gấu con đói trở lại và cái bụng xẹp nhỏ đi vậy. Sáng hôm sau cái bụng đầy mật ong của gấu đã nhỏ lại nên nó đã bắt đầu nhúc nhích, nhúc nhích được. Thấy thế, thỏ con chạy tới nắm lấy tay gấu con và kéo mạnh. “ Một , hai , ba !” và “ Pang ” Gấu con bắn ra khỏi hang và lao vào một thân cây rỗng phía trước. Và lạ quá, trong thân cây rỗng ấy chứa đầy mật ong quá nên nó lại tiếp tục ăn mật ong. Các bé ơi, liệu rồi gấu con có lại mắc kẹt trong thân cây rỗng như mắc kẹt trong hang của thỏ không nhỉ ? 1. Mục đích yêu cầu : - Trẻ hiểu nội dung truyện, biết tên và tính cách của các nhân vật : gấu con tham ăn, thỏ con tốt bụng. - Trẻ biết diễn tả lời thoại của các nhân vật bằng ngôn ngữ, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của trẻ và trả lời được các câu hỏi của cô. 2. Chuẩn bị : - Chiều hôm trước cho trẻ làm quen trước tác phẩm 1 lần và giải thích các từ khó “ ăn lấy ăn để ” “ chui tọt ” “ nhúc nhích” “ tham ăn” thông qua trò chơi mô phỏng. - Tranh phông hang thỏ, cây xanh, các nhân vật bằng bìa rời : gấu con, thỏ con, nhím con. - Nhạc nền bài “ Ta đi vào rừng xanh”
  2. - Mặt nạ gấu. 3. Gợi ý hoạt động : Hoạt dộng của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1 : Trò chơi tạo dáng các con vật Trẻ vừa tạo dáng vừa đi - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Tạo dáng” , vừa đi theo cô vừa đọc “ Gấu đi tìm mật, thỏ nhảy bật kiếm ăn, nhím lăng xăng bò tới ” và tạo dáng đi của các con vật. * Hoạt động 2 : Cô kể chuyện - Cô dẫn trẻ đến bảng có gắn các con vật bìa Trẻ trả lời tự do rời và hỏi : + Ai đây, ồ ! Bạn gấu đang bị sao thế ? - Muốn biết vì sao bạn gấu lại bị mắc kẹt trong Trẻ nghe cô kể chuyện hang, các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện về bạn gấu con này nhé. - Lần 1 : Cô kể diễn cảm kết hợp bìa rời tranh phông. - Lần 2 : Cô kể tóm lược ý chính và có những câu Nghe cô kể chuyện, hỏi gợi ý cho trẻ kể theo cùng cô. hửng ứng theo cô và trả lời câu hỏi. + Vì sao gấu lại tới hang thỏ ? Trẻ trả lời tự do Cô kể từ : “ Gấu con đói bụng đến hang thỏ Trẻ làm động tác gõ con” cửa. - Khi đến nhà thỏ, bạn gấu đã làm gì ? Trẻ trả lời - Thế gấu nói thế nào ? Cô kể từ : “ Gấu con chui tọt vào hang thỏ chui ra khỏi hang để về nhà” - Gấu con chui ra hang thì đã xảy ra điều gì ? Trẻ gọi cùng cô - Gấu có chui ra được không ? Tại sao ? - Gấu gọi ai đến giúp, gọi như thế nào nhỉ ? ( Các bạn vẫn chưa nghe thấy gấu gọi, nào gấu gọi to thêm nữa nào ! ) Cô kể từ : “ Thỏ con không kéo được tiếp tục ăn mật ong ” - Liệu rồi bạn gấu con có bị mắc kẹt trong hốc cây Trẻ tự suy nghĩ trả lời giống trong hang thỏ nữa không ? * Hoạt động 3 : trò chơi đàm thoại với nhân vật
  3. - Bây giờ muốn biết bạn gấu có ăn mật nữa Trẻ nhắm mắt lại không, các con nhắm mắt lại xem có chuyện gì xảy ra nhé. Cô đeo mặt nạ gấu và hỏi - Các bạn ơi xem mình là ai đây. Ôi đói bụng và thèm mật ong quá. Mình đi đâu kiếm mật ong bây giờ nhỉ ? - Các bạn cùng mình đến hang thỏ nhé ( kết hợp Trẻ làm theo cô đi nhón chân bật qua suối ) - Đến hang thỏ rồi, mùi mật ong thơm quá. Các Trẻ gọi bạn gọi thỏ đi. - Các bạn ơi, thật là nhiều mật ong. Mình cùng ăn Trẻ làm theo cô đi ( cô làm động tác ăn mật ong liên tục ) - Ôi no quá ! Cái bụng của mình cứ to lên dần, to dần lên này. Các bạn nhìn xem nó có to không ? - Thôi mình phải về nhà đây. Các bạn cùng mình về nha. Cô giả làm động tác bị mắc kẹt và gọi trẻ : Trẻ gọi thỏ con, nhím - Ôi chết rồi , mình bị làm sao thế này. Các bạn ơi con mau gọi thỏ con kéo giúp mình đi ( sau đó gọi nhím con ) - Cái bụng của mình to quá, thỏ con, nhím con Trẻ nói : xẹp lại, nhỏ lại đều không kéo được, bây giờ để không bị kẹt lại cái bụng của mình phải như thế nào ? - Thế ư , để bụng mình xẹp xuống phải chờ đến Trẻ làm động tác ngủ sáng ngày mai, vậy thì mình sẽ ngủ một giấy thôi. với cô Các bạn đi ngủ cùng mình nhé ! Cô làm động tác vươn vai ngủ dậy nói : Trẻ trả lời tự do -Ồ, mình nhúc nhích được rồi. Sao mình lại nhúc nhích được vậy ? ( cô làm động tác bụng xẹp lai, nhúc nhích người ) - Cái bụng mình bây giờ thế nào ? - Các bạn gọi thỏ đến giúp mình đi. Các bạn cùng Trẻ cùng đếm và kéo cô đếm to với mình nhé 1 – 2 – 3 Cô làm động tác bắn vào thân cây và hỏi trẻ : Trẻ trả lời tự do -Ồ, trong hốc cây này chứa đầy mật ong. Mình có nên ăn nhiều mật ong giống trong hang thỏ nữa không các bạn ? - Nếu mình ăn nữa mình sẽ bị gì ?
  4. - Vậy mình không ăn nữa đâu, mình trèo xuống đây. Cám ơn các bạn nhé ! Từ nay, mình sẽ không tham ăn nữa. Cô đặt câu hỏi gợi ý trẻ : Trẻ trả lời tự do theo - Con thấy bạn thỏ là người thế nào ? ( bạn cảm nhận của trẻ gấu là người thế nào ? ) - Vì sao con nói bạn thỏ tốt bụng, bạn gấu tham ăn ? ( con thích bạn nào, vì sao ?) - Có ai biết bạn thỏ, gấu, nhím sống ở đâu không ? - Trong rừng còn nhiều bạn khác nữa. bây giờ, mình đi vào rừng xem còn những bạn nào nữa nha. - Cho trẻ hát, vận động theo bài “ Ta đi vào Trẻ hát và đi theo cô. rừng xanh” Hoạt động tiếp nối ở các góc : Góc văn học : - Kể chuyện theo tranh. - Xếp theo nội dung thứ tự nội dung truyện - Kể chuyện bằng rối - Đóng kịch với mũ thỏ và gấu Góc tạo hình : - Vẽ theo tai, mắt cho nhân vật - Tô màu nhân vật, tô cây  dán làm tranh phông để phục góc Làm quen văn học - Tô màu thức ăn cho gấu và thỏ - Tô màu tranh làm album Góc xây dựng : - Xây nhà cho gấu và thỏ - Xây khu rừng cho các con vật Góc toán : - Phân nhóm động vật sống trong rừng, động vật sống trong nhà - Nối các con vật cới thức ăn của chúng
  5. - Đánh dấu các con vật sống trong rừng và kể thêm những con vật sống trong rừng mà em biết