Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Rùa con tìm nhà - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Khánh Hòa

doc 6 trang thuongdo99 5750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Rùa con tìm nhà - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lam_quen_van_hoc_lop_mam_de_tai_truyen_rua_con_tim_n.doc

Nội dung text: Giáo án Làm quen văn học Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Rùa con tìm nhà - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Khánh Hòa

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG MẪU NON HOA THỦY TIÊN GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: Truyện “Rùa con tìm nhà” (Đọc truyện cho trẻ nghe) Giáo viên: NGUYỄN KHÁNH HÒA Lứa tuổi: Mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) Số lượng trẻ: 15 - 18 trẻ Thời gian: 20 – 25 phút NĂM HỌC: 2018 – 2019
  2. I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên câu truyện “Rùa con tìm nhà” và các nhân vật trong truyện: Rùa con, ong, chuột, ốc sên. - Trẻ hiểu nội dung câu truyện: Rùa con vừa nở ra đã muốn tìm nhà của mình, chú gặp ong rồi chuột mà vẫn không tìm được nhà, chỉ khi gặp được ốc sên, nhờ có ốc sên mà rùa con đã tìm được nhà của mình. - Trẻ biết mỗi con vật có đặc điểm sống khác nhau. - Giải thích từ khó cho trẻ: Giải thích từ “ Nằm im” là hành động nằm im tại chỗ, không nhúc nhích, không động đậy. 2. Kĩ năng: - Dạy cho trẻ kỹ năng giở sách, truyện để xem tranh: Lật từng trang một, xem hết trang này rồi mới lật đến trang sau. - Rèn cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích. - Trẻ có kỹ năng nghe hiểu để trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc bằng các câu đơn, câu ghép. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú và bộc lộ cảm xúc khi nghe cô kể chuyện, tích cực tham gia các hoạt động. - Giáo dục trẻ biết mỗi con vật có một ngôi nhà riêng (đặc điểm sống), nhà của rùa chính là mai rùa. - Giáo dục trẻ biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ. II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm tổ chức: Trong lớp 2. Đội hình dạy trẻ: Trẻ ngồi trên thảm. 3. Đồ dùng: * Đồ dùng của cô: - Big book : “Rùa con tìm nhà” - Chiếc hộp câu chuyện kèm các hình ảnh minh họa (Con rùa, ngôi nhà, dòng sông).
  3. - Rối ô câu chuyện "Rùa con tìm nhà" ( Rùa con, ong, chuột, ốc sên). - Nhạc không lời khi cô kể chuyện. * Đồ dùng của trẻ: - Tranh nền minh họa câu chuyện và các nhân vật gắn rời. - Băng dính 2 mặt. - Truyện tranh “Rùa con tìm nhà”. 4. Xác định giọng đọc diễn cảm câu chuyện: - Giọng người dẫn truyện: nhẹ nhàng, vừa phải. - Giọng Rùa con: + Lúc hỏi: giọng cao, nhẹ nhàng. + Lúc tìm được nhà: vui mừng. - Giọng ong: giận dữ. - Giọng chuột: hống hách. - Giọng ốc sên: điềm đạm. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: Cô cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc hộp câu chuyện” - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và ý nghĩa của từng chiếc hộp. -Cô tổ chức cho trẻ chơi và nêu lên những hiểu biết của mình - Trẻ nhắc lại cách chơi. về những hình ảnh minh họa được tìm thấy trong chiếc hộp. - Cô và trẻ cùng chơi. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức:
  4. * Hoạt động 1: Đọc truyện cho trẻ nghe: - Giới thiệu tên câu chuyện: “Rùa con tìm nhà” * Lần 1: Cô đọc truyện cho trẻ nghe. Chú ý đọc ngắt nghỉ theo dấu chấm, phẩy, đọc diễn cảm theo tình tiết của câu truyện. - Giới thiệu truyện: Tên truyện, trang bìa, cô hướng dẫn trẻ kỹ năng giở sách truyện để xem tranh: Lật xem từng trang, xem hết trang trước rồi mới lật tiếp trang sau. - 2-3 Trẻ trả lời - Trong câu truyện cô đọc có những ai? - 2-3 Trẻ trả lời - Cô vừa đọc cho các con nghe câu chuyện gì? - Bây giờ cô mời các con cùng gặp lại những nhân vật trong câu chuyện nhé! * Hoạt động 2: Đàm thoại, giảng giải và trích dẫn cho trẻ hiểu nội dung câu chuyện: * Lần 2: Cô đọc truyện kết hợp với 1 cô giáo minh họa rối ô. -2-3 Trẻ trả lời - Câu chuyện này kể về ai? Bạn ấy đã đi đâu? Cô đọc trích dẫn câu : "Có một chú rùa con, vừa mới nở được mấy ngày đã vội vàng đi tìm nhà của mình". - Đầu tiên Rùa con đã gặp ai? Và chuyện gì đã xảy ra với Rùa -2-3 Trẻ trả lời con? Cô đọc trích dẫn câu : "Thấy tổ ong trên cây, tưởng đó là nhà của mình, Rùavươn cổ lên hỏi: “ Có phải nhà của tôi đây không ? Nhưng đàn ong bay túa ra định đốt làm Rùa con sợ quá, thụt cổ vào nằm im ". - 2-3 Trẻ trả lời - Tiếp đến Rùa con gặp ai và bạn đã nói gì với Rùa con? Cô đọc trích dẫn câu: "Sau đó Rùa bò tới chân một bức tường. Thấy hang chuột, định chui vào thì một chú chuột ngăn lại : Đây là nhà của chúng tôi. Không phải nhà của bạn đâu, Rùa ạ". - 2-3 Trẻ trả lời
  5. - Cuối cùng ai đã giúp Rùa con tìm được nhà? - 2-3Trẻ trả lời - Bạn Ốc sên đã nói gì với Rùa con? Cô đọc trích dẫn câu : "Ôi ! Bạn hãy nhìn tớ đây rồi hãy nhìn lại lưng mình mà xem." - Trẻ đoán và trả lời - Vậy đố các bạn biết nhà của Rùa con ở đâu? - Trẻ trả lời - Trong truyện thì các con thấy bạn nào xuất hiện nhiều nhất? Giới thiệu sợi dây câu chuyện (Bạn Rùa xuất hiện nhiều nhất nên Rùa con chính là nhân vật - Trẻ trả lời chính của câu chuyện đấy.) - Trong truyện có từ “nằm im” , các con có nhớ Rùa nằm im khi gặp bạn nào không? Vì sao Rùa phải “ nằm im” khi gặp đàn ong. Nằm im là như thế nào? Cô giải thích cho trẻ từ khó “nằm im”: là hành động nằm im tại chỗ, không nhúc nhích, không động đậy. - Trẻ trả lời. * Bài học giáo dục: Cho trẻ xem hình ảnh mỗi con vật đều có ngôi nhà riêng của mình. Ong sống ở đâu?( tổ trên cây), chuột sống ở đâu? ( trong hang), còn ốc sên? (chiếc vỏ ốc đeo trên lưng), còn rùa, nhà của rùa ở đâu? (chính là chiếc mai sau lưng rùa đấy). Trong câu chuyện Ốc sên đã giúp Rùa con tìm được nhà của - Trẻ trả lời mình, bạn Ốc sên đúng là người bạn tốt. 3. Kết thúc: - Trẻ đọc cùng cô Cho trẻ đọc bài đồng dao: Con rùa Hoạt động chuyển tiếp: - Các con có muốn chơi cùng với các nhân vật trong câu chuyện không? Vậy bây giờ các con sẽ chia thành 3 nhóm: - Trẻ xem + Nhóm 1: Cho trẻ xem lại clip câu chuyện: "Rùa con tìm - Trẻ thực hiện nhà" + Nhóm 2: Xem tranh truyện “Rùa con tìm nhà”. - Trẻ thực hiện
  6. + Nhóm 3: Làm sách “Rùa con tìm nhà”. + Nhóm 4: Nối tranh “Tìm nhà” TRUYỆN: RÙA CON TÌM NHÀ Có một chú Rùa con mới nở được mấy ngày đã vội vàng đi tìm nhà của mình. Thấy tổ ong trên cây, ngỡ đó là nhà của mình, Rùa con vươn cổ lên hỏi: - Có phải nhà của tôi đây không? Nhưng đàn ong bay túa ra làm Rùa con sợ quá, thụt cổ vào mai nằm im. Sau đó, Rùa bò tới chân một bức tường. Thấy hang chuột, Rùa con định chui vào thì một chú chuột ngăn lại: - Đây là nhà của chúng tôi. Không phải nhà của bạn đâu, Rùa ah! Trông thấy dòng sông nhỏ, Rùa nghĩ : “ Có lẽ nhà mình ở dưới nước”. Thế là Rùa nhảy xuống sông. Bơi được một quãng ngắn, Rùa con đã mệt đứt cả hơi, đành bò lên bờ. Gặp Ốc Sên, Rùa lại hỏi: - Bạn có biết nhà tớ ở đâu không? Ốc Sên cười nói: - Bạn hãy nhìn tớ đây, rồi hãy nhìn lại lưng mình mà xem. Bấy giờ Rùa con mới quay đầu nhìn lại lưng mình. Nó tủm tỉm cười và nói với Ốc Sên : - Cảm ơn bạn nhé! Nhờ có bạn mà tớ đã tìm được nhà của mình rồi. ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)