Giáo án Làm quen với toán Lớp Mầm - Đề tài: Phân biệt Nhiều hơn, ít hơn - Nguyễn Thị Hoàn

doc 3 trang thuongdo99 13311
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen với toán Lớp Mầm - Đề tài: Phân biệt Nhiều hơn, ít hơn - Nguyễn Thị Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lam_quen_voi_toan_lop_mam_de_tai_phan_biet_nhieu_hon.doc

Nội dung text: Giáo án Làm quen với toán Lớp Mầm - Đề tài: Phân biệt Nhiều hơn, ít hơn - Nguyễn Thị Hoàn

  1. GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài: Phân biệt “Nhiều hơn – ít hơn” Chủ điểm: Phương tiện giao thông Lứa tuổi: MGB (3 – 4 tuổi) Số lượng: 20 – 25 trẻ Thời gian: 20' – 25' Ngày thực hiện: 04/ 3/ 2018 Giáo viên: Nguyễn Thị Hoàn I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1/ Kiến thức - Trẻ biết sự khác nhau rõ nét về số lượng của 2 nhóm đồ dùng, hiểu được khái niệm nhiều hơn - ít hơn về số lượng của 2 nhóm đối tượng thông qua kỹ năng ghép đôi tương ứng 1- 1. 2/ Kỹ năng - Trẻ biết ghép đôi tương ứng 1 - 1 một cách thành thạo. - Trẻ nhận biết được nhóm đồ dùng “nhiều hơn – ít hơn”, giải thích được kết quả và sử dụng đúng từ: Nhiều hơn, ít hơn. - Rèn cho trẻ kỹ năng tư duy có chủ đích 3/ Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động II/ CHUẨN BỊ 1/ Đồ dùng của cô Lô tô các con vật. Tranh vẽ 2/ Đồ dùng của trẻ. Dấu hiệu: xanh và đỏ III/ TIẾN HÀNH
  2. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ HĐ1: Ổn định tổ chức. - Cô và trẻ cùng hát bài “Đi xe đạp”. -Trẻ hát cùng cô - Cho trẻ kể tên các PTGT mà trẻ biết 2/ HĐ2: Bài mới * Phần 1: Ôn kỹ năng ghép đôi - Trò chơi: Ai nhanh tay hơn + Cách chơi: Cho trẻ vừa đi quanh cô vừa hát, khi có hiệu lệnh, trẻ lấy đồ dùng theo yêu cầu của cô. - Trẻ đi lấy Lần 1: Mỗi trẻ lấy 1 bức tranh. Lần 2: Mỗi trẻ lấy 1 bút (dạ). Sau khi đã lấy tranh và bút, cô hướng dẫn trẻ nối mỗi lá -Trẻ trả lời cờ với một thuyền ở trong tranh. + Luật chơi: Mỗi lần chơi chỉ được lấy 1 đồ vật. Trong thời gian 1 bản nhạc, ai nối đúng và nhanh nhất là người thắng cuộc. - Sau khi chơi xong, cho trẻ nhận xét: + Các con đã nối cái gì? Nối như thế nào? (Giáo viên nhấn mạnh vào các câu chỉ mối quan hệ: Mỗi lá cờ với một thuyền. Hoặc: Cứ mỗi lá cờ nối vào một thuyền.) * Phần 2: Hình thành mối quan hệ “nhiều hơn - ít hơn” - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Đua thuyền + Cách chơi: Gồm hai đội, đội 1: Có 3 thành viên, đội 2: có 7 thành viên. Nhiệm vụ của 2 đội là: Đi lấy các PTGT cùng 1 lúc và gắn lên bảng chơi của đội mình. Đội 1 lấy thuyền mầu xanh, đội 2 lấy thuyền mầu đỏ. + Luật chơi: Mỗi bạn chơi chỉ được lấy 1 chiếc thuyền. Đội nào lấy được nhiều thuyền hơn, đội đó thắng cuộc. - Sau khi chơi xong cho trẻ nhận xét kết quả: + Đội nào lấy được nhiều thuyền hơn? + Vì sao đội 2 lấy được nhiều thuyền hơn đội 1? + Cô chính xác hóa kết quả: Số người của đội 2 nhiều hơn số người của đội 1, số người của đội 1 ít hơn của đội 2 nên đội 2 lấy được nhiều thuyền hơn đội 1. + Cho trẻ kiểm tra kết quả bằng kỹ năng ghép đôi số người của 2 đội. Chỉ cho trẻ thấy số người thừa ra của đội 2 so với đội 1. + Thuyền xanh và thuyền đỏ, thuyền nào nhiều hơn?
  3. + Vì sao con biết? + Cô chính xác hóa kết quả: Số thuyền mầu đỏ nhiều hơn số thuyền mầu xanh. + Cho trẻ kiểm tra bằng kỹ năng ghép đôi, cô chỉ cho trẻ thấy phần các đối tượng thừa ra và các đối tượng còn thiếu. - Khái quát hóa: Khi so sánh số lượng các nhóm đối tượng, nhóm nào có phần thừa ra, nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm nào có phần còn thiếu không đủ để ghép đôi, nhóm đó có số lượng ít hơn. - Cô cho trẻ nhắc lại kết quả: + Số thuyền xanh và số thuyền đỏ, thuyền nào nhiều hơn? Vì sao? + Thuyền nào ít hơn? Vì sao? * Phần 3: Luyện tập - Trò chơi 1: Xanh hay đỏ + Cách chơi: Mỗi trẻ có 1 biển báo giao thông mầu xanh và 1 biển mầu đỏ. Nhiệm vụ của trẻ là giơ biển báo theo yêu cầu của cô. VD: Cô giáo đưa hình ảnh 2 nhóm ô tô xanh và ô tô đỏ, cô yêu cầu chọn nhóm nhiều hơn, trẻ phải giơ biển báo có mầu giống mầu của nhóm nhiều hơn và gọi tên nhóm đó. + Luật chơi: Ai giơ biển báo đúng yêu cầu là thắng cuộc. - Trò chơi 2: + Cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội. Nhiệm vụ của các đội là tìm phương tiện giao thông theo yêu cầu. So sánh số phương tiện giao thông của 2 đội xem đội nào nhiều hơn, đội nào ít hơn. + Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào lấy được nhiều PTGT hơn, đội đó thắng cuộc. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cô nhận xét, động viên khen ngợi trẻ và chuyển hoạt động.