Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 1+2: Tổng quan văn học Việt Nam - Trường THPT Thái Phiên

pdf 4 trang Đăng Bình 12/12/2023 90
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 1+2: Tổng quan văn học Việt Nam - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_12_tong_quan_van_hoc_viet_nam_tr.pdf

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 1+2: Tổng quan văn học Việt Nam - Trường THPT Thái Phiên

  1. Tiết 1, 2 - Đọc văn TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học Kiến thức - Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. - Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết; - Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học Kĩ năng: Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kỳ lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kỳ phát triển của văn học dân tộc. Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học được học từ đó có lòng say mê với VHVN II. Cấu trúc bài học 1. Các bộ phận hợp thành của VHVN 2. Qúa trình phát triển của văn học viết Việt nam. 3. Con người Việt nam qua văn học. I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: Văn học dân gian và văn học viết Tiêu chí Văn học dân gian Văn học viết Khái niệm Là sáng tác tập thể và truyền Là sáng tác của trí thức miệng của nhân dân lao động được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân mang dấu ấn tác giả. Lực lượng sáng tác Tập thể nhân dân lao động Cá nhân trí thức. Thể loại Truyện cổ dân gian: sử thi, Văn học chữ Hán: văn truyền thuyết, cổ tích, ngụ xuôi (truyện, ký, tiểu ngôn, truyện cười (Tấm Cám, thuyết chương hồi), thơ Thánh Gióng, Thầy bói xem (thơ cổ phong, thơ voi) Đường luật, từ khúc), Văn biền ngẫu (phú, cáo, - Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu văn tế) đố, ca dao, vè, truyện thơ - Văn học chữ Nôm: thơ - Sân khâu dân gian: chèo, (thơ Nôm Đường luật, tuồng, cải lương truyện thơ, ngâm khúc, hát nói),. - Văn học chữ Quốc ngữ: tự sự (tiểu thuyết, truyện ngắn, ký), trữ tình (thơ
  2. trữ tình, trường ca), kịch (kịch nói, kịch thơ) Đặc trưng -Tính truyền miệng, -Lưu truyền bằng chữ viết. -Tính tập thể, -Tính cá thể - Sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng ( Tính thực hành) Mối quan hệ giữa VHDG và VHV Văn học dân gian và văn học viết có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ, cùng nhau phát triển. II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam: -Căn cứ vào đặc điểm lịch sử, văn hoá, chính trị, xã hội của đất nước, văn học Việt Nam được chia thành ba thời kì: +Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX +Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 +Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. -Cơ sở phân chia hai giai đoạn (văn học trung đại và văn học hiện đại): đặc điểm thi pháp Văn học trung đại Văn học hiện đại (Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ (Từ đầu thế kỉ XX – hết TK XIX) XX) Bối cảnh - Xã hội phong kiến chịu - Thực dân Pháp xâm lược lịch sử ảnh hưởng của văn hóa giao lưu văn hóa với các nước phương Đông. phương Tây. -CMT8 thành công, đất nước giành độc lập. - Công cuộc đổi mới đất nước 1986. Văn tự Chữ Hán Chữ quốc ngữ Chữ Nôm Nội dung Cảm hứng yêu nước, nhân - Chủ nghĩa yêu nước và văn học đạo và hiện thực gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc. -Phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
  3. -Phản ánh con người toàn diện Thể loại Tiếp nhận hẹt thống từ thể Tiểu thuyết, thơ mới, thơ hiện loại văn học Trung Quốc. đại, kịch nói xuất hiện thay dần Ngoài ra còn có các thể loại các thể loại cũ sáng tác của dân tộc: thơ lục bát, thơ song thất lục bát Thi pháp Tính phi ngã, ước lệ, tượng Hệ thống thi pháp cũ: tượng trưng, tính sùng cổ trưng, ước lệ, sáo mòn dần được thay thế bằng lối viết hiện thực, đề cao “cái tôi” cá nhân Ví dụ: -Nguyễn Du tả Kiều: Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh (Truyện Kiều) Ước lệ, tượng trưng trong chân dung của Thúy Kiều. -Nam Cao tả thị Nở Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi. (Chí Phèo) Tả thực, chi tiết trong chân dung thị Nở. III. Con người Việt Nam qua văn học: 1. Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên: - Con người nhận thức, cải tạo, chinh phục thiên nhiên. - Con người & thiên nhiên là bạn tri âm. VHDG: ca ngợi sự tươi đẹp của thiên nhiên. VHTĐ: Thiên nhiên gắn bó với lý tưởng đạo đức thẩm mỹ của nhà Nho VHHĐ: Thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống và đặc biệt là tình yêu đôi lứa 2. Con người VN trong quan hệ với quốc gia, dân tộc: Cho thấy niềm tự hào dân tộc và ý thức xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ - VHDG: Tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ - VHTĐ: Niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, lịch sử dựng nước và giữ nước - VH cách mạng: Ý chí căm thù quân xâm lược, tinh thần hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc Là nội dung tiêu biểu, giá trị quan trọng của VHVN 3. Con người VN trong quan hệ xã hội: - Khao khát hướng tới một xã hội công bằng, tốt đẹp. - Lên án những thế lực chuyên quyền, cảm thông với những người bị áp bức - Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội => Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề hình thành chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo trong văn học. 4. Con người VN và ý thức cá nhân: - Trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng. - Trong những hoàn cảnh khác, con người cá nhân lại được đề cao.
  4. => Xu hướng chung của văn học là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp. IV. Tổng kết:  Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua ba thời kì, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.  Học văn học dân tộc là để bồi dưỡng nhân cách, đạo đức,tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ Bài tập củng cố: Câu 1: Vẽ sơ đồ các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam Và lấy một vài tác phẩm minh họa? Câu 2: Vẽ lại sơ đồ liên đới các nội dung kiến thức bài học. ( Làm và nộp lại cho giáo viên bộ môn)