Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 85+86 - Trường THCS Bình Thủy
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 85+86 - Trường THCS Bình Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_8586_truong_thcs_binh_thuy.docx
Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 85+86 - Trường THCS Bình Thủy
- NGỮ VĂN 6 TIẾT 85 VĂN BẢN VƯỢT THÁC (Võ Quảng) I.TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: Võ Quảng (1920- 2007), quê ở tỉnh Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi 2. Tác phẩm: Bài văn trích từ chương XI của truyện “Quê nội”. 3. Thể loại: Miêu tả 4. Phương thức biểu đạt: Truyện 5.Từ khó: SGK/39 6. Bố cục: 3 đoạn Đoạn 1: “Gió nồm vượt nhiều thác nước” cảnh thiên nhiên trước khi con thuyền vượt thác Đoạn 2: từ “đến Phường Rạnh Cổ Cò” Miêu tả hình ảnh của dượng Hương Thư đang vượt thác
- Đoạn 3: phần còn lại cảnh thiên nhiên ở đoạn sông khi con thuyền đã qua thác dữ I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (SGK/30) 1. Vị trí quan sát và trình tự miêu tả - Cảnh được quan sát và miêu tả theo sự di chuyển của con thuyền từ ngã ba sông dọc sông Phường Rạnh. Cảnh thiên nhiên: Cánh buồm nhỏ căng phồng Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước (phần cuối ) Cảnh thiên nhiên được miêu tả với nghệ thuật so sánh, nhân hóa, tính từ gợi tả khiến cho cảnh trở nên sinh động. 2. Hình ảnh dượng Hương Thư :
- - Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt nảy lửa. .như một pho tượng đồng đúc nét ngoại hình vạm vỡ, vững chắc. giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ -Động tác: co người lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, ghì trên ngọn sào vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên - Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì Nhận xét: - Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả vừa đẹp vừa khỏe biểu thị sức mạnh tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. - Là người lao động quả cảm, người chỉ huy vượt thác bình tĩnh có kinh nghiệm đồng thời rất khiêm nhường nhu mì trong cuộc sống gia đình.
- 3.Ý nghĩa: - Bài văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền Trung đẹp hùng vĩ, con người lao động Việt Nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị. III. TỔNG KẾT: *Nghệ thuật: -Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên, miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật. -Sử dụng phép so sánh, nhân hóa. *Nội dung: - Cảnh thiên nhiên miền Trung đẹp hùng vĩ. - Con người lao động Việt Nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị. *Ghi nhớ SGK/41 IV. LUYỆN TẬP Bài tập1: Em hãy nêu những nét đặc sắc của cảnh thiên nhiên được miêu tả và nghệ thuật miêu tả trong bài “ Vượt thác” Bài tập2: Viết một đoạn văn từ 5-10 dòng nêu cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên ở miền Trung và con người lao động được miêu tả trong văn bản “ Vượt thác” ( HS về nhà làm).
- Tiết 86 SO SÁNH (tiếp theo) I- CÁC KIỂU SO SÁNH - Những ngôi sao thức ngoài kia. Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. từ so sánh Vế A không ngang bằng vế B -Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Vế A ngang bằng vế B. Có 2 kiểu so sánh
- SO SÁNH So sánh ngang So sánh không bằng (như, là, tựa, ngang bằng (như, là, bao nhiêu bấy tựa, bao nhiêu bấy nhiêu) nhiêu, chẳng bằng, cò hơn, thua kém) SƠ ĐỒ CÁC KIỂU SO SÁNH * Ghi nhớ 1 (SGK/42) II- TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH : Tìm phép so sánh trong đoạn văn sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn , tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẫn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, cả một thời vằng vặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn
- Các câu văn có sử dụng phép so sánh - Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn, từ cành cây rơi. - Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo. - cả một thời vằng vặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn Tác dụng Giúp người đọc hình dung những cách rụng khác nhau của lá đồng thời thể hiện đã kết thúc một kiếp sống theo qui luật của tự nhiên. * Ghi nhớ 2 (SGK/42) III- LUYỆN TẬP Tìm phép so sánh trong khổ thơ sau và nêu tác dụng. a) Quê hương anh có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng (Tế Hanh)
- Tìm phép so sánh trong khổ thơ sau và nêu tác dụng. b) Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi (Tố Hữu) Tìm phép so sánh trong khổ thơ sau và nêu tác dụng: c) Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng (Minh Huệ) Gợi ý: BT1/43 Tìm phép so sánh, xác định kiểu so sánh : a) Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè. So sánh ngang bằng thể hiện tình cảm lớn lao , sâu sắc , nồng ấm của tác giả đối với quê hương.
- b) chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. - .chưa bằng khó nhọc đời bần sáu mươi. so sánh không ngang bằng, nhằm khẳng định sự hi sinh cao cả của người mẹ và thể hiện lòng biết ơn sâu xa của người chiến sĩ với người mẹ kính yêu . c) Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng So sánh ngang bằng. - Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. So sánh không ngang bằng : vừa gợi hình ảnh vừa có giá trị biểu cảm cao: cảm xúc yêu thương xúc động của tác giả trước tình cảm của Bác dành cho bộ đội. Bài tập 2: Hãy tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài “Vượt thác”. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao? (HS về nhà làm) Gợi ý:BT2: Tìm những câu văn có phép so sánh trong bài “Vượt thác”. - Những động tác nhanh như cắt.
- - Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc, hiệp sĩ của Trường Sơn. - Những cây to như những cụ già - Núi cao như .hiện ra. - Thuyền rẽ sóng như nhớ núi rừng. - Những cây to như những cụ già - Núi cao như .hiện ra Ví dụ:Em thích hình ảnh Dượng Hương Thư .hùng vĩ sự khoẻ mạnh, cường tráng dũng cảm, oai phong, có nghị lực vượt qua nguy hiểm. Bài tập3: Viết đoạn văn tả cảnh Dượng Hương Thư vượt thác trong đoạn văn miêu tả có sử dụng phép so sánh ngang bằng và không ngang bằng. (HS về nhà làm)