Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 24 - Chủ đề: Văn bản nghị luận hiện đại - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Dung

doc 5 trang Như Liên 15/01/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 24 - Chủ đề: Văn bản nghị luận hiện đại - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_24_chu_de_van_ban_nghi_luan_hien.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 24 - Chủ đề: Văn bản nghị luận hiện đại - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Dung

  1. Hướng dẫn ôn tập Ngữ Văn 7 Năm học 2019 - 2020 Ôn tập chủ đề: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI NS : 24. 02. 2020 ND : A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức - Hệ thống hóa các văn bản nghị luận đã học, nắm vững nội dung, nghệ thuật của từng văn bản. - Học tập cách nêu luận điểm, lập luận, bố cục, dẫn chứng của tác phẩm nghị luận tiêu biểu. 2. Kĩ năng - Tích hợp với dạy Tập làm văn, rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận. - Rèn kĩ năng làm bài tập phần Đọc – Hiểu. 3. Thái độ - Giáo dục tinh thần yêu nước, yêu Tiếng Việt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; yêu văn chương B. Kiến thức cần nhớ : - GV hướng dẫn HS kẻ bảng hệ thống hóa kiến thức cơ bản. ? Nêu tên tác phẩm, tác giả, nội dung, nghệ thuật ? Tên văn bản Tác giả Nghệ thuật Nội dung 1. Tinh thần Hồ Chí - Dẫn chứng cụ thể, Với dẫn chứng trong yêu nước của Minh phong phú, giàu sức lịch sử dân tộc và nhân dân ta thuyết phục. cuộc kc chống thực (T2. 1951) - Bài văn là một mẫu dân Pháp xâm lược, mực về lập luận, bố cục bài văn đã làm sáng tỏ và cách dẫn chứng của một chân lí: ”dân ta có thể văn nghị luận, một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một GV Nguyễn Thị Thanh Dung THCS Hồng An 1
  2. Hướng dẫn ôn tập Ngữ Văn 7 Năm học 2019 - 2020 truyền thống quý báu của ta”. 2. Sự giàu Đặng Thai Dùng lí lẽ, chứng cứ Bài văn chứng minh đẹp của tiếng Mai chặt chẽ và toàn diện. sự giàu có và đẹp đẽ Việt (in lần của tiếng Việt trên đầu năm nhiều phương diện: 1967) ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. TV, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dai của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc. 3. Đức tính Phạm Văn Bài văn vừa có những Giản dị là đức tính nổi giản dị của Đồng chứng cứ cụ thể và nhận bật ở Bác Hồ: giản dị Bác Hồ xét sâu sắc, vừa thấm trong đời sống, trong (1970) đượm tình cảm chân quan hệ với mọi thành. người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. 4. Ý nghĩa Hoài Thanh Lối văn nghị luận vừa HT khẳng định: nguồn văn chương có lí lẽ, vừa có cảm xúc gốc cốt yếu của văn GV Nguyễn Thị Thanh Dung THCS Hồng An 2
  3. Hướng dẫn ôn tập Ngữ Văn 7 Năm học 2019 - 2020 và hình ảnh. chương là tình cảm, là lòng vị tha. Vc là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. C. Bài tập vận dụng : Bài tập 1 Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi : Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc nơi lòng nồng nàn yêu nước. 1. Những câu văn trên trích trong văn bản nào ? Của tác giả nào ? 2. Phương thức biểu đạt của đoạn văn ? 3. Nội dung của đoạn văn trên ? 4. Tìm các phép tu từ trong đoạn văn trên ? 5. Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn ? Gợi ý : 1. Những câu văn trên trích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, của tác giả Hồ Chí Minh. 2. Phương thức biểu đạt : nghị luận. GV Nguyễn Thị Thanh Dung THCS Hồng An 3
  4. Hướng dẫn ôn tập Ngữ Văn 7 Năm học 2019 - 2020 3. Nội dung của đoạn văn : ca ngợi lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 4. Các phép tu từ trong đoạn văn trên : liệt kê, điệp ngữ, so sánh. 5. Các quan hệ từ trong đoạn văn : Từ đến, để, mà, như, của, và, tuy, nhưng. Bài tập 2 : Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi : Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất Nhất, Định, Thắng, Lợi. 1. Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? 2. Tìm phép liệt kê trong đoạn văn trên? 3. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? 4. Nêu nội dung của đoạn văn trên? 5. Qua văn bản vừa nêu trên, em học tập được ở Bác Hồ đức tính gì quý báu? (Viết khoảng 3 -> 5 câu văn) Gợi ý : 1. Những câu văn trên trích trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, của tác giả Phạm Văn Đồng. 2. Phép liệt kê trong đoạn văn trên : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống; từ việc rất lớn : việc cứu nước, cứu dân nhà ăn; Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi. 3. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là : nghị luận. 4. Nội dung của đoạn văn trên : Bác Hồ giản dị trong sinh hoạt và trong đời sống. 5. Em đã được học văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả Phạm Văn Đồng. Qua văn bản trên, em học tập được ở Bác Hồ đức tính quý báu là GV Nguyễn Thị Thanh Dung THCS Hồng An 4
  5. Hướng dẫn ôn tập Ngữ Văn 7 Năm học 2019 - 2020 sống giản dị, tiết kiệm, hòa mình với mọi người. Là một vị Chủ tịch nước, một vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Bác xứng đáng được hưởng một cuộc sống vật chất đầy đủ nhưng Bác lại sống vô cùng giản dị về vật chất. Bác là tấm gương sáng để nhân dân ta học tập và noi theo. D. Bài tập về nhà : Bài 1. Học thuộc một số đoạn văn trong 2 văn bản trên để làm dẫn chứng cho bài văn nghị luận sắp tới : Chứng minh truyền thống yêu nước của dân tộc ta; Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Bài 2. Viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu, đề tài tự chọn trong đó có 3 câu văn có mô hình liên kết ”Từ đến”. Bài 3. Em hiểu thế nào là giản dị ? Học sinh cần rèn luyện đức tính giản dị như thế nào ? GV Nguyễn Thị Thanh Dung THCS Hồng An 5