Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Ôn tập học kì II - Phạm Thị Thanh Hoa

ppt 31 trang thuongdo99 6240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Ôn tập học kì II - Phạm Thị Thanh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptgiao_an_ngu_van_lop_9_chuyen_de_on_tap_hoc_ki_ii_pham_thi_th.ppt

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Ôn tập học kì II - Phạm Thị Thanh Hoa

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ THANH HOA
  2. TRÒ CHƠI: ĐÂY LÀ AI? Quan sát tranh và cho biết tên nhà văn, nhà thơ và tác phẩm nào của họ mà em đã được học?
  3. Nhà thơ Thanh Hải Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ Là một người con xứ Huế, sáng tác của ông thể hiện niềm thiết tha yêu cuộc sống, với những cảm xúc chân thành, lắng đọng, ước nguyện được cống hiến sức lực nhỏ bé của mình cho đất nước.
  4. Nhà thơ Viễn Phương Tác phẩm: Viếng lăng Bác Là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của con người Nam Bộ suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ông với những cảm xúc sâu lắng, thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm màu sắc Nam Bộ, bài thơ của ông viết về đề tài lãnh tụ đáng kính của đất nước.
  5. Nhà thơ Y Phương Tác phẩm: Nói với con Sinh ra tại Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, là một nhà thơ người dân tộc Tày, sáng tác của ông chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
  6. Nhà thơ Hữu Thỉnh Tác phẩm: Sang thu Ông là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mĩ, ngòi bút của ông gắn bó với đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn với phong cách thơ tha thiết, nhẹ nhàng mà sâu lắng.
  7. Nhà văn Lê Minh Khuê Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi Tác phẩm của bà chủ yếu tập trung khắc họa tinh tế vẻ đẹp tâm hồn trong sáng trẻ trung của những nữ thanh niên trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ.
  8. CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ II NGỮ VĂN 9
  9. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN: NGỮ VĂN 9 A. NỘI DUNG II. Phần Tiếng Việt I. Phần văn bản. 1. Khởi ngữ 1. Văn bản nghị luận hiện đại: 2. Các thành phần biệt lập 3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn - Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm 4. Nghĩa tường minh và hàm ý - Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi III. Phần Tập làm văn - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Khoan - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 2. Văn học hiện đại Việt Nam: - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ a. Thơ hiện đại: - Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn - Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải trích. - Viếng Lăng Bác - Viễn Phương B. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA - Sang thu - Hữu Thỉnh - Hình thức kiểm tra: Trả lời câu hỏi tự luận - Nói với con - Y Phương (Cấu trúc, dạng câu hỏi như đề thi tuyển sinh b. Truyện hiện đại: vào lớp 10) - Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê - Thời gian làm bài: 90 phút
  10. BÁO CÁO CHUẨN BỊ NHÓM 1 : Trình bày hệ thống kiến thức bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ và Sang thu
  11. KIẾN THỨC CƠ BẢN BÀI THƠ “MÙA XUÂN NHO NHỎ” CỦA THANH HẢI Những đơn vị Nội dung kiến thức Tác giả - Thanh Hải Hoàn cảnh sáng Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. tác - Bố cục: + Khổ 1 : Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời +Khổ 2,3: Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước. Bố cục + Khổ 4,5: Khát vọng sống, lí tưởng cao đẹp của nhà thơ + Khổ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. - “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. - Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Nhan đề - Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. - Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp Từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, cảm nghĩ về mùa xuân đát nước, thể hiện khát vọng Mạch cảm xúc được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của đời mình vào cuộc đời chung và kết thúc bằng cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. -Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời. Nội dung - Ứớc nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước. - Bài thơ theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca. Đặc sắc về nghệ - Cấu tứ của bài chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. thuật -Nhiều hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, so s¸nh Èn dô vµ s¸ng t¹o;
  12. KIẾN THỨC CƠ BẢN BÀI THƠ “SANG THU” CỦA HỮU THỈNH Những đơn vị Nội dung kiến thức -Nguyễn Hữu Thỉnh Tác giả - Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Hoàn cảnh - 1977, in lần đầu trên báo văn nghệ. sáng tác - In trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”. Cảm nhận về tín hiệu giao mùa lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi “sang thu”. Mạch cảm xúc - Không phải là "Thu sang" mà là "Sang thu": Thiên nhiên sang thu và lòng người cũng sang thu - "Sang thu" còn mang nghĩa ẩn dụ: bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời con người: giai đoạn Nhan đề tuổi trung niên. Điều đó góp phần lý giải những lưu luyến, bịn rịn của tâm hồn con người với mùa hạ (sự sôi nổi, những khao khát của tuổi trẻ) đang đi qua. - Bài thơ lµ sù cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ Nội dung sang thu, - Những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, con người trong khoảnh kh¾c giao mïa. Đặc sắc về - Lời thơ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm. - Kết hợp giữa bút pháp tả thực và tượng trưng. nghệ thuật -Sử dụng thành công các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, từ láy - Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ
  13. BÁO CÁO CHUẨN BỊ NHÓM 2: Trình bày hệ thống kiến thức bài thơ: Viếng lăng Bác
  14. KIẾN THỨC CƠ BẢN BÀI THƠ “VIẾNG LĂNG BÁC” CỦA VIỄN PHƯƠNG Những đơn vị Nội dung kiến thức Tác giả - Viễn Phương - Năm 1976, khi kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được Hoàn cảnh khánh thành, Viễn Phương cùng đồng bào miền Nam ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. sáng tác - In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” năm 1978. -Cảm xúc bao trùm toàn bài thơ : niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ Miền Nam ra viếng lăng Bác. - Trình tự biểu hiện cảm xúc: theo trình tự không gian, thời gian của cuộc vào lăng viếng Bác. Mạch cảm + Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. xúc + Khổ 2: Cảm xúc về hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác. + Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng nhìn thấy di hài của Bác. + Khổ cuối: Niềm mong ước thiết tha của nhà thơ khi từ biệt. Bài thơ thể hiện lòng thành kính thiêng liêng, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn đau xót của nhà thơ và mọi người Nội dung đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. -Thể thơ 8 chữ (có đôi chỗ biến thể: 7 hoặc 9 chữ) Đặc sắc về - Kết cấu tự nhiên hợp lí. nghệ thuật - Giọng điệu trang trọng tha thiết, chứa chan niềm tin và lòng tự hào. - Kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và biểu cảm cao.
  15. BÁO CÁO CHUẨN BỊ NHÓM 3: Trình bày hệ thống kiến thức bài: Nói với con
  16. KIẾN THỨC CƠ BẢN BÀI THƠ “NÓI VỚI CON” CỦA Y PHƯƠNG Những đơn vị Nội dung kiến thức Tác giả Y Phương - Sáng tác sau năm 1980 đất nước đã thống nhất, đi lên xây dựng cuộc sống mới nhưng còn nhiều Hoàn cảnh sáng khó khăn, nhất là với đồng bào các dân tộc miền núi. tác - Trong tËp Th¬ ViÖt Nam (1945-1985) - Bố cục: 2 phần: Bố cục + Đoạn 1: (Từ “Chân phải trên đời”): người cha nói với con về tình cảm cội nguồn. + Đoạn 2: (phần còn lại): Người cha nói về truyền thống quê hương và dặn dò con trên đường đời. - Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình. Mạch cảm xúc - Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. - Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Nội dung - Bài thơ gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Bố cục hợp lí, tự nhiên. - Giọng điệu tâm tình, vừa nhẹ nhàng trìu mến, vừa tha thiết trang nghiêm -> lời khuyên của cha Đặc sắc về nghệ thấm sâu vào con. thuật - Hình ảnh thơ phong phú, đặc sắc, vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, giản dị mộc mạc mà giàu chất thơ.
  17. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN Đối với văn bản thơ: - Trình bày được những kiến thức về tác giả và tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, mạch cảm xúc, giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. - Giải thích được ý nghĩa nhan đề, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm.
  18. BÁO CÁO CHUẨN BỊ NHÓM 4: Trình bày hệ thống kiến thức bài: Những ngôi sao xa xôi
  19. KIẾN THỨC CƠ BẢN VĂN BẢN “NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI” CỦA LÊ MINH KHUÊ Những đơn vị kiến Nội dung thức -Lê Minh Khuê Tác giả -Thuộc thế hệ nhà văn thời kỳ chống Mĩ. Hoàn cảnh Năm 1971, trong lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. sáng tác - Ngôi kể: ngôi thứ nhất - “tôi” Ngôi kể - - Người kể là Phương Định, nhân vật chính trong tác phẩm. Tác dụng - Tác dụng: Thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn cảm xúc; suy nghĩ của nhân vật, tăng tính chân của ngôi kể thực cho câu chuyện; người kể chủ động điều khiển nhịp kể, có thể trực tiếp bộc lộ cảm xúc . -Nhan đề tác phẩm là một hình ảnh ẩn dụ đẹp: những ngôi sao xa xôi, dù rất nhỏ bé nhưng đó là những ngôi sao làm sáng bầu trời đêm; phải chăng đó là ánh mắt nhìn xa xăm đầy mơ mộng của cô gái trẻ Phương Định. Ý nghĩa - Hình ảnh ẩn dụ những ngôi sao: chỉ ba cô gái thanh niên xung phong Thao, Nho và Phương Định với nhan đề những phẩm chất sáng ngời. Họ mãi là những ngôi sao sáng trên bầu trời xa xôi góp sức mình làm nên chiến thẵng vĩ đại của dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kì. -Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất Nội dung hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. - Họ là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. - Ngôi kể thứ nhất - nhân vật chính Đặc sắc về - Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, lời kể kinh hoạt có những câu văn ngắn, nhanh, nghệ thuật tạo không khí khẩn trương khi kể về chiến trường. - Đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
  20. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN Đối với văn bản truyện: - Trình bày kiến thức về tác giả và tác phẩm, đặc điểm nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống, diễn biến tâm trạng nhân vật, nội dung, nghệ thuật đặc sắc của các văn bản. - Giải thích được ý nghĩa nhan đề.
  21. LUYỆN TẬP PHẦN I: (6,5 điểm) Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là đề tài quen thuộc trong nền thơ ca Việt Nam. ”Viếng lăng Bác” là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về Bác thật xúc động. Trong khổ thứ hai của bài thơ, tác giả viết: ” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn chỉnh khổ hai của bài thơ “Viếng lăng Bác”. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. Câu 2: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ cảm xúc dâng trào của tác giả đối với Bác khi đừng trước lăng. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và thành phần biệt lập (chỉ rõ câu ghép và thành phần biệt lập). Câu 3: ”Mặt trời” là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác hai câu thơ liên tiếp trong một bài thơ đã học có hình ảnh ”mặt trời” và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. PHẦN II: (điểm) Dưới đây là đoạn văn trích trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: “ Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” Câu 1: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Việc chọn ngôi kể và người kể như thế có tác dụng như thế nào? Câu 2 : Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng nhiều câu văn ngắn, với nhịp điệu nhanh, gấp gáp. Hãy ghi lại một câu văn có cấu tạo ngữ pháp là câu đơn ngắn nhất sau đó cho biết cách sử dụng câu và nhịp văn như vậy có tác dụng gì? Câu 3 : Đoạn văn trên đã diễn tả công việc của Phương Định trong một lần phá bom. Em hãy ghi lại bằng một đến hai câu thể hiện diễn biến tâm lí của Phương Định trong đoạn văn trên. === Hết ===
  22. PHẦN I: (6,5 điểm) Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là đề tài quen thuộc trong nền thơ ca Việt Nam. ”Viếng lăng Bác” là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về Bác thật xúc động. Trong khổ thứ hai của bài thơ, tác giả viết: ” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn chỉnh khổ hai của bài thơ “Viếng lăng Bác”. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. - Chép chính xác ba câu tiếp của khổ thơ. (0,5 điểm) (chép thiếu một câu hoặc mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm) - Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ:(0,5điểm) + 4/ 1976, khi đất nước thống nhất, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh được khánh thành. + Tác giả cùng đồng bào miền Nam ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác. - Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự (thời gian, không gian) của cuộc hành trình vào lăng viếng Bác: (1điểm) + Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. + Khổ 2: Cảm xúc về hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác. + Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng nhìn thấy di hài của Bác. + Khổ cuối: Niềm mong ước thiết tha của nhà thơ khi từ biệt.
  23. Câu 2: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ cảm xúc dâng trào của tác giả đối với Bác khi đừng trước lăng. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và thành phần biệt lập (chỉ rõ câu ghép và thành phần biệt lập). Câu 2: Viết đoạn (3,5điểm) * Hình thức: (1,5điểm) + Đúng mô hình đoạn văn T - P- H (0,25điểm) + Độ dài: 10 -12 câu (0,25điểm) + Sử dụng và chỉ rõ câu ghép, thành phần biệt lập (1điểm) (nếu có sử dụng nhưng không chỉ rõ cho 0,5điểm) * Nội dung: (2điểm) - HS cần khai thác từ ngữ, nghệ thuật của khổ thơ để làm nổi bật cảm xúc dâng trào của tác giả đối với Bác khi đứng trước lăng bằng các ý sau: + Hai cặp câu thơ với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ ”mặt trời”, ”tràng hoa” (0,5điểm) + Suy ngẫm về mặt trời của thời gian (mặt trời thực): mặt trời tỏa sáng trên lăng, tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu -> liên tưởng và ví Bác cũng là một mặt trời – mặt trời cách mạng đem sự sống hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam -> nói lên sự vĩ đại, thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của tác giả đối với Bác. (0,75điểm) + Hình ảnh ”dòng người- tràng hoa dâng lên 79 mùa xuân” -> so sánh đẹp, chính xác thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân với Bác. (0,75điểm)
  24. Câu 3: (1điểm) - Học sinh chép chính xác hai câu thơ liên tiếp có sử dụng hình ảnh ” mặt trời” (0,5điểm) * Ví dụ như: ” Mặt trời của bắp thì nằm trên trên đồi – Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” - HS nêu đúng tên tác giả và tác phẩm (0,5điểm)
  25. PHẦN II: (điểm) Dưới đây là đoạn văn trích trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: “ Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” Câu 1: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Việc chọn ngôi kể và người kể như thế có tác dụng như thế nào? Câu 2 : Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng nhiều câu văn ngắn, với nhịp điệu nhanh, gấp gáp. Hãy ghi lại một câu văn có cấu tạo ngữ pháp là câu đơn ngắn nhất sau đó cho biết cách sử dụng câu và nhịp văn như vậy có tác dụng gì? Câu 3 : Đoạn văn trên đã diễn tả công việc của Phương Định trong một lần phá bom. Em hãy ghi lại bằng một đến hai câu thể hiện diễn biến tâm lí của Phương Định trong đoạn văn trên.
  26. PHẦN II: (3,5 điểm) Dưới đây là đoạn văn trích trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: “ Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” Câu 1: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Việc chọn ngôi kể và người kể như thế có tác dụng như thế nào? - Đoạn văn trên kể theo ngôi thứ nhất, người kể là nhân vật Phương Định – nhân vật chính (0,5điểm ) - Tác dụng: + Khắc họa thế gới tâm hồn, cảm xúc & suy nghĩ cảu nhân vật một cách chân thực giàu sức thuyết phục. (0,25điểm ) + Tạo một điểm phù hợp, dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh và hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh. (0,25điểm )
  27. PHẦN II: (3,5 điểm) Dưới đây là đoạn văn trích trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: “ Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” Câu 2 : Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng nhiều câu văn ngắn, với nhịp điệu nhanh, gấp gáp. Hãy ghi lại một câu văn có cấu tạo ngữ pháp là câu đơn ngắn nhất sau đó cho biết cách sử dụng câu và nhịp văn như vậy có tác dụng gì? - Ghi lại chính xác một câu văn ngắn điển hình nhất trong đoạn văn có cấu tạo ngữ pháp là câu đơn: Ví dụ: «Đất rắn.» ( 0,5điểm ) - Tác dụng: + Nhịp kể nhanh, linh hoạt kết hợp với câu văn ngắn tạo không khí khẩn trương của chiến trường. (0,5điểm) + Từ đó tái hiện thêm về sự khốc liệt của chiến tranh, thu hút người đọc, người nghe. (0,5điểm
  28. PHẦN II: (3,5 điểm) Dưới đây là đoạn văn trích trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: “ Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” Câu 3 : Đoạn văn trên đã diễn tả công việc của Phương Định trong một lần phá bom. Em hãy ghi lại bằng một đến hai câu thể hiện diễn biến tâm lí của Phương Định trong đoạn văn trên. Trả lời diễn biến tâm trạng của Phương Định như sau: + Từ lo lắng, hồi hộp (0,5điểm ) + Cô đã bình tĩnh, tự tin, dũng cảm đường hoàng hoàn thành nhiệm vụ của mình.(0,5điểm )
  29. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 1 Tiếp tục ôn kiến thức cơ bản của các văn bản. 2 Phân tích các hình ảnh, chi tiết đặc sắc của các văn bản 3 Ôn tập kiến thức TLV và Tiếng Việt