Giáo án Phát triển ngôn ngữ Lớp Mầm - Đề tài: Thơ Nhà gà tập hát - Năm học 2016-2017 - Trần Ngọc Anh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phát triển ngôn ngữ Lớp Mầm - Đề tài: Thơ Nhà gà tập hát - Năm học 2016-2017 - Trần Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_phat_trien_ngon_ngu_lop_mam_de_tai_tho_nha_ga_tap_ha.doc
Nội dung text: Giáo án Phát triển ngôn ngữ Lớp Mầm - Đề tài: Thơ Nhà gà tập hát - Năm học 2016-2017 - Trần Ngọc Anh
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 1 – 6 & GIÁO ÁN HỘI GIẢNG Lĩnh vực : Phát triển Ngôn ngữ Đề tài : Thơ: Nhà gà tập hát Đối tượng : Mẫu giáo bé Số lượng : 18 - 20 trẻ Thời gian : 20 -25 phút Giáo viên : Trần Ngọc Anh Năm học : 2016 – 2017
- I.Mục đích –Yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu được nội dung của bài thơ. - Trẻ có them một số hiểu biết về tiếng kêu của gà trống, gà mái, gà con -Trẻ biết cách chơi trò chơi “ gà nhặt thóc ”. 2.Kỹ năng. - Trẻ thuộc bài thơ, biết đọc bài thơ diễn cảm cùng cô. -Trẻ có khả năng bắt chước tiếng kêu của gà trống, gà mái và gà con và có kỹ năng đi cúi khom lưng để tham gia chơi trò chơi “ gà nhặt thóc” - Trẻ biết trả lời một số câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ. - Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ. - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động. II. Chuẩn bị. 1.Địa điểm : - Phòng học lớp MGB C2 2. Đồ dùng : * Đồ dùng của cô : - Mô hình khu nhà vườn gia đình gà - Sa bàn , rối - Hạt thóc, rổ to, rổ nhỏ, mô hình ngôi nhà - Nhạc bài hát : Lớp học cầu vồng, Đàn gà con, Đàn gà trong sân * Đồ dùng của trẻ : - Trang phục , đầu tóc gọn gàng. - Ghế đủ với số lượng trẻ.
- III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức : Cho trẻ đi tham quan khu nhà vườn của gia đình gà - Hỏi trẻ: + Các con đang được đi đâu đây ? - Nhà của gà + Ở đây có những con vật gì ? - Gà trống, gà mái, gà con + Các chú gà đang làm gì? - Đang ăn thóc 2. Phương pháp, hình thức tổ chức : a. Đọc thơ: Nhà gà tập hát Thế những chú gà mổ thóc như thế nào ? ( Cho trẻ làm động - Trẻ làm động tác tác gà ăn thóc ). Cho trẻ ngồi gần xung quanh cô. Ngày hôm nay cô sẽ đọc cho chúng mình nghe một bài thơ rất dễ thương của nhà thơ Huỳnh Mai Liên.Trong bài thơ này chúng mình sẽ được làm quen với gia đình nhà gà đấy. Bài thơ có tên “ Nhà gà tập hát” . Bây giờ thì cô sẽ đọc cho cả lớp mình nghe nhé. - Cô đọc thơ lần 1: kết hợp với cử chỉ điệu bộ - Trẻ lắng nghe cô đọc thơ - Hỏi trẻ : + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? Do ai sáng tác ? - Nhà gà tập hát, nhà thơ + Trong bài thơ có nói đến những con vật gì ? Huỳnh Mai Liên Các con ơi, vào những ngày trời mưa thì nhà gà làm gì nhỉ? À, - Gà bố, gà mẹ,gà con cả nhà gà của chúng ta đã cùng nhau tập hát đấy. Vậy các bạn tập hát như thế nào thì chúng mình hãy cùng nghe cô đọc lại bài thơ này nhé. - Cô đọc thơ lần 2: kết hợp sử dụng rối - Trẻ lắng nghe cô đọc - Hỏi trẻ : + Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì ? - Nhà gà tập hát + Nhà gà định đi đâu nhỉ ? - Định đi chơi + Vì sao nhà gà lại không đi chơi được ? - Vì trời mưa + Vậy nhà gà ở nhà làm gì? - Ở nhà tập hát ( Trích dẫn 4 câu thơ đầu : Hôm nay trời mưa Nhà gà buồn bã Đi chơi ngại quá Bèn hát một bài ) + Vươn cổ rất oai, gà bố lĩnh xướng như thế nào? ( Cho trẻ bắt - Ò ó o o chước giọng gà bố) + Gà mẹ thể hiện giọng hát của mình như thế nào ? ( Cho trẻ bắt - Cục ta cục tác chước giọng gà mẹ ) + Còn gà con, gà con thì hát thế nào ? ( Cho trẻ bắt chước giọng - Chiếp chiếp chiếp chiếp gà con) (Trích dẫn 9 câu thơ tiếp:
- Vươn cổ rất oai Gà bố lĩnh xướng Ò ó o o Gà mẹ hát to Cục ta cục tác Gà con ngơ ngác Tí thì quên lời Vào đúng nhịp thôi Chiếp chiếp chiếp chiếp ) + Khi nghe tiếng hát của nhà gà , mọi vật xung quanh đều phải trầm trồ thán phục. Hãy nghe cô đọc lại đoạn thơ này nhé (Trích dẫn 4 câu thơ cuối : Mặt trời mải việc Cũng nhảy ra xem Mang theo nắng về Thích quá thích quá ! ) b.Dạy trẻ đọc thơ: Các con ơi, bài thơ này có ba khổ. Khổ 1 có 4 câu, khổ 2 có 9 câu, khổ 3 còn 4 câu nữa. Bây giờ , cô sẽ đọc lại từng câu thơ một và các con đừng quên đọc theo cô để nhanh thuộc bài thơ này nhé. - Cô đọc khổ 1( 4 câu đầu ): Cho cả lớp đọc lại - Trẻ đọc thơ Vừa rồi là khổ 1, khổ 1 thì ngắn thôi, chỉ có 4 câu. Còn khổ 2 thì dài hơn có 9 câu, các con hãy nghe cô đọc lại nhé. - Cô đọc khổ 2 ( 9 câu tiếp): Cho cả lớp đọc lại - Trẻ đọc thơ Bây giờ các con cùng đọc 4 câu thơ cuối nhé - Cô đọc khổ 3 ( 4 câu cuối ): Cho cả lớp đọc lại - Trẻ đọc thơ Các con có thích bài thơ này không ? - Trẻ trả lời - Cô cho: + Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần - Trẻ đọc thơ + Từng tổ đọc: 1 lần - Trẻ đọc thơ + Cá nhân đọc: 2 - 3 trẻ - Trẻ đọc thơ * Giáo dục: Bài thơ này rất hay phải không các con . Cả nhà gà ai cũng đều có giọng hát rất hay đấy. Qua bài thơ này chúng mình lại biết thêm được một điều rất là thù vị đó là gà bố - gà trống thì có tiếng gáy rất to là ò ó o o, Gà mẹ - gà mái thì kêu cục ta cục tác, còn những chú gà con thì kêu chiếp chiếp chiếp chiếp. c.Trò chơi: Gà nhặt thóc Hôm nay lớp mình học rất ngoan cô sẽ thưởng cho các con chơi trò chơi. Trò chơi có tên : “ Gà nhặt thóc ” - Cách chơi: Các con sẽ đóng vai làm những chú gà con đi theo - Trẻ nghe cô hướng dẫn gà bố và gà mẹ để kiếm ăn. Mỗi bạn gà con khi đi nhặt thóc sẽ cầm theo một cái rổ nhỏ và phải cúi xuống để đi ra khỏi nhà của mình rồi đi đến kho thóc và nhặt thóc cho vào rổ của mình, sau
- đó mang về nhà rồi để thóc vào chiếc rổ to để làm thức ăn cho cả nhà. - Luật chơi: Thời gian chơi sẽ được tính bằng 1 bài hát, khi bài hát kết thúc các chú gà con sẽ phải mang hết thóc về nhà. - Cô cho trẻ chơi và nhận xét trò chơi - Trẻ chơi cùng cô 3. Kết thúc : - Cô cùng trẻ hát bài : Đàn gà trong sân - Trẻ hát cùng cô