Giáo án Phát triển nhận thức Lớp Chồi - Đề tài: Phân biệt 2, 3 loại cá

doc 3 trang thuongdo99 7830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phát triển nhận thức Lớp Chồi - Đề tài: Phân biệt 2, 3 loại cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nhan_thuc_lop_choi_de_tai_phan_biet_2_3_l.doc

Nội dung text: Giáo án Phát triển nhận thức Lớp Chồi - Đề tài: Phân biệt 2, 3 loại cá

  1. Phân biêt 2-3 loại cá I. MĐ- Yc 1. KT - Trẻ biết phân biệt cá chép và cá trê - Trẻ biết các bộ phận mang, vây, đuôi phù hợp với điều kiện sống dưới nước của cá - Biết lợi ích của cá đối với con người. - Biết tên một số loài cá nước ngọt, nước mặn khác. 2.KT - Trẻ biết so sánh, nhận biết những điểm giống và khác nhau giữa cá chép và cá trê. - Trẻ nói đủ câu, diễn đạt ý rõ ràng , mạch lạc. 3.TĐ - Trẻ có ý thức chăm sóc con vật nuôI gần gũi -Có ý thức giữ nguồn nước sạch. II. CB -Địa điểm tổ chức: Trong lớp học -Đội hình dạy trẻ: Di động - MôI trường lớp: Trang trí các góc theo chủ đề đong vật * Đồ của cô: một bể có cá thả cá trê.Một bể có cá chép, Một bể cá vàng . Thức ăn cho cá. - 6 tranh khổ A3 về cá chép, trê, vàng, quả, ca heo, cá đuối. cắt rời để trẻ chơi ghép tranh * Trẻ: Mỗi trẻ một con cá làm từ những chất liệu khác nhau: Vải, len, quả bóng nhựa, giấy, cá nhựa mua sẵn, cá cao su mua sẵn III. Tiến hành 1. Hát và vận động: Cá ngủ ở đâu. Bài hát nói về các con gì? Cá đến từ đâu? Có ai biết gì về loài cá nữa? Hôm nay cô và các con cùng trò chuyện về một số loài cá nhé. Trẻ về 3 bể cá quan sát và đàm thoại tự do 4 phút. HĐ 2: Cho trẻ đứng xung quanh bể cá chép. Ai biết tên con cá này? -con cá chép đang làm gì? -Khi nó bơI con có nhận xét gì ? -Khi nó lặn xuống thì nó như thế nào? Khi muốn ngoi lên đớp mồi thì nó ra sao? - Cá chép có những bộ phận nào? Vây cá để làm gì? * Cô khái quát: Cá chép gồm có 3 phần: Phần đầu, thân và phần đuôi. Phần đầu cá có hai mắt màu gì ? Mắt cá không bao giờ chớp mi. Mồm cá, hai mang để cá thở.Phần thân cá có vẩy cá giống như chiếc áo để bảo vệ cá. Cá
  2. chép có vây lưng, vây bụng, vây ức để giữ thăng bằng cho cá , vây đuôi giúp cá lái. Khi muốn bơi sang phải thì đuôi cá lái về phía trái. Khi muốn bơi sang bên trái thì đuôi cá lái sang phải đấy các con ạ( Cô làm động tác tay minh họa)Cá chép sống dưới ao, hồ, sông. - Cô vớt cá trê ra khay cho trẻ quan sát. Ai biết gì về con cá này? - Tên nó là gì? Cả lớp nhắc lại: Cá trê. - Cá trê có những bộ phận nào? Các con hãy sờ vào mình cá trê , con có nhận xét gì? Đặc biệt hai bên mồm cá trê có gì đây? * Cá trê cũng có các bộ phận như hai bên mồm cá trê có râu, mình cá trê không có vẩy. - Cô vớt cá chép ra : Cứ để cá ở trên cạn như thé này thì điều gì sẽ xảy ra? Con nhìn thấy mang cá chép như thế nào? Thôi chúng mình lại thả cá vào bể thôi không cá chết mất. ồ , hai bạn cá lại tung tăng bơi cạnh nhau kìa. Hai bạn cá ơi tớ cho hai bạn ăn nhé. Con thấy khi cá ăn thì như thế nào? Há mồm, đớp mồi ạ Chúng mình cùng làm động tác cá ngoi lên, lặn xuống, đớp mồi nào. Cô cùng làm vơi trẻ hai lần động tác tay minh họa. Hai bạn cá đã ăn no rồi. - Các con hãy cho cô biết chúng giống và khác nhau ở diểm nào? Cô khái quát: Điểm giống nhau: Đều có Phần đầu, thân và phần đuôi. Phần đầu cá có hai mắt màu gì ? Mắt cá không bao giờ chớp mi. Mồm cá, hai mang để cá thở.Phần thân Cá có vây lưng, vây bụng, vây ức để giữ thăng bằng cho cá , vây đuôi giúp cá lái.và phần đuôi - Khác nhau: Cá chép mình tròn, cá trê mình dài Cá chép có vẩy – cá tre ko có vẩy Bụng cá chép có màu trắng bạc – Cá trê màu đen - Cá có ích lợi gì? - Cá trê, cá chép là nguồn thực phẩm giàu chất đạm, rất bổ dưỡng. Có loại cá làm đẹp cho thiên nhiên, bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong đố là cá gì? Chúng mình hãy xem và nhận xét gì về chú cá vàng này? * Cô khái quát : Có các bộ phận giống cá chép nhưng cá vàng có màu da cam, đuôi dài khi nó bơi giống như những dải lụa mềm. - Ngoài cá trẻ, chép, cá vàng con còn biết những loại cá nào khác ? * Cô khái quát: Cá chép, cá mè, cá rô các con vừ kể sống ở ao, hồ, sông gọi chung ở môi trường nước ngọt. Cá thu, mập, cá đuối sống ở biển hay còn gọi môi trường nước mặn. Ngoài ra còn rất rất nhiều loài cá nũa trong thiên nhiên cô mời các con hãy hướng lên màn hình xem ( Cô đàm thoại về tên gọi các loại cá trên màn hình ) - Muốn cá sống được chúng ta phảI làm gì? Nhà ai nuôi cá cảnh? Hàng ngày con chăm sóc cá như thế nào?
  3. -Những con cac chúng ta tìm hiểu hôm nay đều sống trong môI trường nước ngọt đấy các con ạ. Những con cá sống ở biển thì sống trong môI trường nước mặn - Cá có lơI ích gì với con người? 3. Trò chơi 1: phát cho mỗi trẻ một con cá cô và trẻ làm từ những chất liệu khác nhau. Cô nói tác dụng bộ phận – trẻ nói nhanh tên bộ phận cá. VD: Dùng để đớp mồi- trẻ nói Mồm cá. Trẻ làm động tác cà bơi, cá lặn theo nhạc bài hát” Cá vàng bơi” Trò chowi2: Chia làm 6 đội chơi ghép tranh. Cô vẽ và cắt rời từng miếng nghép cho trẻ chơi ghép tranh.