Giáo án Phát triển nhận thức Lớp Chồi - Đề tài: Tìm hiểu Hồ Hoàn Kiếm - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Sen

doc 4 trang thuongdo99 7350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phát triển nhận thức Lớp Chồi - Đề tài: Tìm hiểu Hồ Hoàn Kiếm - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nhan_thuc_lop_choi_de_tai_tim_hieu_ho_hoa.doc

Nội dung text: Giáo án Phát triển nhận thức Lớp Chồi - Đề tài: Tìm hiểu Hồ Hoàn Kiếm - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Sen

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 20/10 GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Tên đề tài: Tìm hiểu Hồ Hoàn Kiếm Chủ đề: Những chuyến đi Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ Số lượng trẻ: 18 trẻ Thời gian tổ chức: 30 phút Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Sen NĂM HỌC 2018-2019
  2. I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi của danh lam thắng cảnh, DTLS: Hồ Hoàn Kiếm. - Trẻ biết một vài đặc điểm của Hồ Hoàn Kiếm: Nước hồ xanh, có nhiều địa điểm đẹp xung quanh hồ (Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Tháp bút, Tháp Rùa, đài phun nước ) - Trẻ biết một số hoạt động nổi bật diễn ra ở Hồ Hoàn Kiếm: Đi xe điện, xích lô, vẽ truyền thần, xem biểu diễn nghệ thuật, chụp ảnh, chơi các trò chơi dân gian 2. Kỹ năng : - Trẻ có kỹ năng quan sát, “ghi chép” để nhận ra một vài đặc điểm nổi bật của Hồ Hoàn Kiếm dưới hình thức quan sát tranh, xem video, “viết thư”. - Trẻ có kỹ năng thu thập thông tin qua quan sát, qua trải nghiệm, chia sẻ thông tin. - Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để nêu nhận xét, hiểu biết của mình về Hồ Hoàn Kiếm. Biết lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ bước đầu biết bộc lộ cảm xúc khi quan sát, chia sẻ những hiểu biết của mình về một số danh lam thắng cảnh. - Trẻ có kỹ năng giao tiếp, hợp tác cùng bạn khi tham gia hoạt động nhóm. - Trẻ có kỹ năng sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo mô hình Hồ Hoàn Kiếm trong tương lai. 3. Thái độ : - Trẻ thích thú, mong muốn được tham quan các danh lam thắng cảnh. Có ý thức giữ gìn và bảo vệ danh lam thắng cảnh. - Trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia các hoạt động. - Trẻ đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ bạn khi hoạt động. II. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi: * Địa điểm: Phòng học sạch sẽ, đảm bảo về ánh sáng, nhiệt độ. * Đội hình: Chữ U, theo nhóm. * Môi trường học tập: Môi trường hoạt động chung và môi trường các góc theo chủ đề. * Đồ dùng: - Của cô + Máy tính, bảng tương tác điện tử + PowerPoint về bản đồ Hà Nội + Hình ảnh Hồ Hoàn Kiếm. + Video “Toàn cảnh Hồ Hoàn Kiếm” + Nhạc bài hát: Trời Hà Nội xanh - Của trẻ + 02 máy tính xách tay, 03 máy tính bảng, tai nghe + 01 tranh Hồ Hoàn Kiếm, 05 video về Hồ Hoàn Kiếm + Ảnh chụp trẻ đi chơi cùng gia đình tại Hồ Hoàn Kiếm + Phong bì thư, tem + Bảng, giấy, bút dạ (cho tất cả trẻ) + Đồ dùng, vật liệu chơi trong các góc
  3. III. Cách tiến hành : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, tạo hứng thú: - Trẻ nghe và cảm - Nghe bài hát: Trời Hà Nội xanh nhận giai điệu, lời - Cháu có cảm xúc như thế nào khi nghe bài hát? ca - Lời bài hát nhắc đến nơi nào? - Trẻ trả lời 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Con đã từng được đến thăm quan những nơi nào ở Hà - 3-4 kể tên danh Nội? lam thắng cảnh HN - Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về một địa danh mà trẻ đã tới. của Hà Nội, chúng mình cùng hướng lên màn hình xem đó là địa điểm nào nhé. (bản đồ Thành Phố Hà Nội có đánh dấu vị trí Hồ Hoàn Kiếm). - Giáo viên giới thiệu bản đồ Thành phố Hà Nội - Trẻ quan sát - Nhìn vào vị trí được đánh dấu trên bản đồ, con đoán đây - Trẻ trả lời. là địa danh nào? Tại sao con lại nghĩ như vậy? - Ai đã từng được tới Hồ Hoàn Kiếm? Con biết gì về Hồ - Trẻ trả lời Hoàn Kiếm? Khi đến Hồ Hoàn Kiếm các con thường làm - Trẻ chia sẻ những gì, tham gia hoạt động nào? điều mình biết về - Đố các con tại sao hồ có tên là Hồ Hoàn Kiếm? Hồ Hoàn Kiếm. - Hồ Hoàn Kiếm còn có những tên gọi nào khác không? - Nếu được giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm con sẽ giới thiệu - Trẻ nói suy nghĩ điều gì để du khách có thể cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt của mình. vời của địa điểm này? - Hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu để biết rõ - Trẻ về 03 nhóm hơn về Hồ Hoàn Kiếm qua 3 hoạt động. quan sát, vẽ, viết + Hoạt động 1: “đĩa lót”- quan sát hình ảnh Hồ Hoàn nguêch ngoạc minh Kiếm, chia sẻ lại những gì mình nhìn thấy và những gì họa, nói về những gì mình biết về Hồ Hoàn Kiếm. trẻ quan sát được + Hoạt động 2: xem video về Hồ Hoàn Kiếm và chia sẻ trong tranh. những gì mình ấn tượng nhất về Hồ Hoàn Kiếm + Hoạt động 3: dành cho các bạn đã từng được thăm quan trải nghiệm tại Hồ Hoàn Kiếm, “viết thư” gửi cho các bạn lớp Unis giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm. Các bạn hãy chia sẻ bằng cách “viết”, vẽ và trao đổi lại với cô và các bạn – Giáo viên hỗ trợ ghi chép lại những điều trẻ chia sẻ. - Kết thúc hoạt động nhóm giáo viên cho trẻ đại diện chia - Trẻ chia sẻ về sẻ những điều mình đã quan sát được. (với nhóm viết thư, những gì nhóm quan giáo viên giới thiệu thêm một hình thức gửi thư, đó là gửi sát được thư điện tử) - Tiếp theo mời các con cùng du lịch qua màn ảnh nhỏ để khám phá thêm những điều thú vị về Hồ Hoàn Kiếm nhé. - Giáo viên cho trẻ xem video về Hồ Hoàn Kiếm giới - Trẻ xem video. thiệu thêm cho trẻ: Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một danh
  4. lam thắng cảnh và còn là một di tích lịch sử. - Vừa được ngắm nhìn vẻ đẹp của Hồ Hoàn Kiếm qua - Trẻ chia sẻ cảm màn ảnh nhỏ các con có cảm xúc như thế nào? Tại sao con xúc của mình. lại cảm thấy như vậy? - Trẻ trả lời - Hà Nội là Thành Phố vì hòa bình, đặc biệt Hồ Hoàn - Trẻ nói mong Kiếm là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện lớn có sự muốn của mình về tham gia của các đoàn khách quốc tế. Vậy để Hồ Hoàn Hồ Hoàn Kiếm Kiếm ngày càng đẹp, văn minh, hiện đại chúng ta có ý trong tương lai. tưởng gì để xây dựng Hồ Hoàn Kiếm trong tương lai? - Mỗi một danh lam thắng cảnh ở Hà Nội lại mang một vẻ đẹp riêng đem đến cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Chúc các bé sẽ có thật nhiều trải nghiệm khi tham quan cũng như tham gia hoạt động tại các danh lam thắng cảnh của Hà Nội nhé. 3. Kết thúc: Hoạt động bổ trợ: Trẻ về các nhóm hoạt động theo nhu - Trẻ về nhóm hoạt cầu của trẻ động, trải nghiệm - Thiết kế và sáng tạo mô hình Hồ Hoàn kiếm trong tương theo ý thích. lai bằng các nguyên vật liệu khác nhau. - Trải nghiệm các hoạt động tại Hồ Hoàn Kiếm qua các hoạt động: + Xem triển lãm tranh về Hà Nội + Đi xe điện + Chơi các trò chơi dân gian: Ô ăn quan, nặn tò he + Tập vẽ tranh truyền thần, tập vẽ chữ thư pháp + Tham gia hoạt động tại chợ đêm: bán hàng lưu niệm, trang phục truyền thống, món ngon Hà Nội (phở Hà Nội) - Giáo viên vào các góc trải nghiệm cùng trẻ, gợi ý và hỗ trợ mở rộng kiến thức. kỹ năng cho trẻ trong từng hoạt động.