Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Chồi - Đề tài: Tái chế nguyên liệu đã qua sử dụng - Trường Mầm non Vân Hòa A
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Chồi - Đề tài: Tái chế nguyên liệu đã qua sử dụng - Trường Mầm non Vân Hòa A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_phat_trien_tham_mi_lop_choi_de_tai_tai_che_nguyen_li.pdf
Nội dung text: Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Chồi - Đề tài: Tái chế nguyên liệu đã qua sử dụng - Trường Mầm non Vân Hòa A
- GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Chủ đề: Nghề nghiệp Đề tài: Tái chế nguyên liệu đã qua sử dụng (đề tài). Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ Thời gian: 25 - 30phút Số lượng: Cả lớp Giáo viên: I. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ hiểu được lợi ích của việc bỏ rác đúng nơi qui định, ích lợi của việc phân loại và tái chế rác - Trẻ biết cách lựa chọn và kết hợp các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm của mình. - Trẻ biết nêu ý tưởng của mình khi muốn tạo ra đồ tái chế mà mình thích. - Biết đặt tên cho sản phẩm của mình 2.Kỹ năng. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Kỹ năng phối hợp các nguyên liệu khác nhau để tạo thành sản phẩm. -Trẻ có kỹ năng quan sát, tư duy, sáng tạo để tạo thành sản phẩm đẹp. - Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, sự khéo léo thông qua hoạt động tạo hình. - Phát triển khả năng phối hợp hoạt động trong nhóm 3.Thái độ . - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động. - Giáo dục trẻ yêu quý cái đẹp, giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. - Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc tái sử dụng các nguyên vật liệu. - Trẻ cất dọn đồ dùng sau khi hoạt động. II. Chuẩn bị 1. Địa điểm: - Trong lớp, sạch sẽ, thoáng 2. Đồ dùng *Đồ dùng của cô - Vật mẫu cho trẻ tham khảo: + Mẫu 1: Sản phẩm tái chế từ hộp sữa và ống hút + Mẫu 2: Sản phẩm tái chế từ bìa hộp giấy và que đè lưỡi
- + Mẫu 3: Sản phẩm tái chế từ bát mì tôm và giấy báo. - Giá trưng bày sản phẩm, que chỉ - Nhạc beat bài hát “Ta đi dự hội thi”, nhạc bài hát “Không xả rác” - Nhạc trẻ biểu diễn thời trang, nhạc nhẹ không lời *Đồ dùng của trẻ - Hộp giấy các loại, ống chỉ giấy, bát mì tôm. - Que đè lưỡi, que kem, ống hút, giấy báo, băng dính xốp, các hình cho trẻ trang trí. - Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi. - Trang phục của trẻ gọn gàng III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định gây hứng thú (1-3p) - Chào mừng các bé đến với ngày hội “Môi trường - Lắng nghe xanh” ngày hôm nay. - Giới thiệu khách - Trẻ vỗ tay “Loa loa loa loa Hôm nay ở tại quê mình Mở ra ngày hội môi trường sạch xanh Bạn ơi hãy đến thật nhanh Cùng nhau chung sức quê mình đẹp hơn” - Các con có nghe thấy tiếng gì không? -Trẻ trả lời - Cô và trẻ hát bài “Ta đi dự hội thi” - Trẻ hát - Trẻ biểu diễn thời trang -Trẻ biểu diễn thời 2. Phương pháp hình thức tổ chức. (20-22p) trang Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại tranh mẫu * Mẫu 1: Sản phẩm tái chế từ hộp sữa và ống hút - Sản phẩm gì đây các con? -Trẻ trả lời - Ai có nhận xét gì về chiếc hộp này? - Chiếc hộp này được làm từ nguyên vật liệu gì?(hộp -Trẻ trả lời sữa, ống hút) - Màu sắc của ống hút như thế nào? -Trẻ trả lời - Làm thế nào để dán được ống hút dính vào hộp sữa? - Các ống hút dán như thế nào với nhau? -Trẻ trả lời * Mẫu 2: Sản phẩm tái chế từ hộp giấy và que đè lưỡi - Cô còn có gì nữa? -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời
- - Cô đã sử dụng những nguyên liệu gì để tạo ra chiếc hộp này? -Trẻ trả lời - Để tạo ra được chiếc hộp này chúng ta sẽ làm như thế nào? -Trẻ trả lời - Cô dán các que kem như thế nào với nhau? * Mẫu 3: Sản phẩm tái chế từ bát mì tôm và giấy báo - Trẻ trả lời - Các con hãy quan sát sản phẩm này có gì đặc biệt? - Sản phẩm này được tái chế từ nguyên liệu gì? - Trẻ trả lời - Để cho những bông hoa giấy báo đẹp hơn cô đã làm gì? - Trẻ trả lời - Cô đố các con những sản phẩm này có thể dùng để làm gì? - Trẻ đặt tên - Chúng mình đặt tên cho những sản phẩm này là gì? *Chốt lại: Từ những nguyên liệu, phế liệu là ống hút cùng hộp sữa, que đè lưỡi cùng hộp giấy và giấy báo -Trẻ lắng nghe cùng bát mì tôm cô đã tạo ra sản phẩm vô cùng độc đáo và những sản phẩm này cô có thể dùng để đựng kẹo, đựng giấy ăn, đựng kéo, đựng lược chải tóc, *Hoạt động 2: Hỏi ý tưởng trẻ Đó là ý tưởng của riêng cô, còn ý tưởng của các con thì - Trẻ nêu ý tưởng sao? - Vậy các con sẽ làm những gì? Chúng mình thích tái -Trẻ trả lời chế từ nguyên liệu phế liệu nào? - Con sẽ làm như thế nào? ( Hỏi 2-3 trẻ ) Mỗi các con đều có những ý tưởng của riêng mình! Cô chúc các con sẽ làm được những sản phẩm của mình thật đẹp nhé. * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện: - Trẻ thực hiện Cho trẻ thực hiện theo nhóm. + Cô mở nhạc không lời trong khi trẻ thực hiện. + Quá trình trẻ thực hiện cô quan sát giúp đỡ cho những trẻ còn lúng túng, gợi ý cho trẻ sáng tạo trong khi thực hiện. +Nhắc nhở trẻ nhanh tay để hoàn thành sản phẩm của mình * Hoạt động 4: Nhận xét và trưng bày sản phẩm.
- - Cô mời các con cùng mang sản phẩm của mình đi dự - Trẻ mang sản hội nào. phẩm lên trưng bày + Bây giờ các con hãy cùng quan sát, chiêm ngưỡng vẽ đẹp của những chiếc hộp mà các con đã tạo ra nào (cho -Trẻ quan sát trẻ quan sát). + Cho 2-3 trẻ lên giới thiệu về sản phẩm của mình? + Trong những chiếc hộp ở đây các con thích sản phẩm - Trẻ nhận xét. của bạn nào nhất? Vì sao? - Cho trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình - Trẻ trả lời - Cô nhận xét bài của trẻ, chọn một số bài trẻ làm đẹp nhận xét tuyên dương và khen trẻ. *Giáo dục: Qua bài học hôm nay các con nhớ phải luôn có ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy - Trẻ lắng nghe định để quê hương của chúng mình luôn xanh - sạch - đẹp. 3.Kết thúc. (1-2 phút) Các con ơi! Ngày hội “Môi trường xanh” với chủ đề tạo hình tái chế từ nguyên liệu phế thải đến đây xin được khép lại. Kính chúc các cô giáo mạnh khỏe, chúc tất cả các con chăm ngoan học giỏi. -Trẻ chào khách.