Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Chồi - Đề tài: Trang trí trang phục dạ hội - Phạm Thị Hương Lan

doc 4 trang thuongdo99 3590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Chồi - Đề tài: Trang trí trang phục dạ hội - Phạm Thị Hương Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_tham_mi_lop_choi_de_tai_trang_tri_trang_p.doc

Nội dung text: Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Chồi - Đề tài: Trang trí trang phục dạ hội - Phạm Thị Hương Lan

  1. GIÁO ÁN LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MĨ MÔN: TẠO HÌNH Chủ đề : Bé và gia đình thân yêu Đề tài : Trang trí trang phục dạ hội Loại tiết : Đề tài Đối tượng : Mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi) Số lượng : 20 trẻ Thời gian : 20 – 25 phút Ngày soạn : 25/10/2014 Ngày dạy : 31/10/2014 Người soạn/dạy: Phạm Thị Hương Lan Lớp : B4 Niên học: 2014 - 2015
  2. I Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Cung cấp cho trẻ biết về một số mẫu trang tri trang phục khác nhau - Trẻ biết cách trang trí sắp xếp bố cục bộ trang phục. 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng tô màu,biết phối hợp giữa các màu với nhau. - Rèn cho trẻ kỹ năng nặn(lăn dọc ,ấn dẹt,xoay tròn. - Rèn cho trẻ kỹ năng xé dán(xé theo dải dài,xé vụn) - Rèn cho trẻ kỹ năng rán và sắp xếp bố cục sản phẩm. 3. Thái độ: - Trẻ tham gia giờ học tích cực, hưng thú, chủ động. - Trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình, giữ gìn sản phẩm của mình làm ra và sản phẩm của bạn. - Trẻ biết quan tâm,yêu thương đến các thành viên trong gia đình. II Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: Tranh : - Tranh 1: trang phục váy được xé bằng họa báo - Tranh 2: trang phục váy được dán bằng chất liệu vải - Tranh 3: trang phục được trang trí bằng đất nặn - Tranh 4: trang phục được trang trí bằng màu nước Que chỉ, bảng đỡ tranh, nhạc. Phông nền sân khấu trưng bày sản phẩm có hình người mẫu 2. Đồ dùng của trẻ: - Bút sáp màu,đất nặn,giấy màu,giấy báo,hồ dán,kim sa,kim tuyến,vải,xốp mầu. - Màu nước ( cô pha sẵn màu cho trẻ ).
  3. III Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ xem clip(biểu diễn thời trang) Trẻ xem - Các con vừa được xem gì nhỉ? Trẻ trả lời - Ai có thể cho cô biết trang phục biểu diễn thời trang Trẻ trả lời của các bạn như thế nào? - Cô cũng mang đến cho chúng mình những bức tranh Trẻ quan trang trí trang phục dạ hội,các con cùng chú ý lên sát quan sát nhé!. 2. Nội dung: * Hoạt động 1: Đàm thoại và quan sát tranh. Cô đưa tranh 1: Tranh trang trí trang phục bằng họa báo - Ai có nhận xét gì về cách trang trí của cô Trẻ trả lời - Chiếc váy của bạn được trang trí như thế nào?(tập Trẻ trả lời trung hướng trẻ nhận xét về chất liệu,cách xé dán trang phục) - Xé như thế nào? Trẻ trả lời - Cô nhận xét lại cách trang trí. Tranh 2: Trang phục váy được dán bằng chất liệu vải - Ai có nhận xét về cách trang trí mẫu thứ hai của cô? - Đây là mẫu trang phuc gi? Trẻ trả lời - Chiếc váy này cô trang trí như thế nào? Trẻ trả lời - Nền váy,họa tiết bằng chất liệu gì? Trẻ trả lời - Cô nhận xét lại cách trang trí Trẻ trả lời Tranh 3: Trang phục váy được trang trí bằng đất nặn: - Các con thấy chiếc váy này được trang trí như thế nào? Trẻ trả lời - Bằng chất liệu gì?(nền váy ,họa tiết) - Cô nhận xét lại cách trang trí váy Trẻ trả lời +Tranh 4: Trang phục váy được trang trí bằng màu nước: - Ai có nhận xét gì về chiếc váy này? - Cô đã dùng gì để trang trí chiếc váy này?( nền váy, Trẻ trả lời họa tiết) Trẻ trả lời -Cô nhận xét cách trang trí * Hoạt động 2: Cô hỏi ý định của trẻ.
  4. - Các con dự định trang trí váy như thế nào?(Gọi 4-5 trẻ) nêu chất liệu , cách sử dụng chất liệu đó Trẻ trả lời - Cô nhấn mạnh lại cách dán , bôi hồ,cách xé, nặn * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện. - Khi trẻ thực hiện, cô quan sát, bao quát trẻ, động viên trẻ, chú ý trẻ kỹ năng yếu. Trẻ thực - Cô hướng dẫn các trẻ ở bàn xé dán hiện * Hoạt động 4: Cho trẻ treo sản phẩm và nhận xét sản phẩm. - Cho trẻ tự giới thiệu về sán phẩm của mình, của trẻ thích ( Cách làm, chất liệu) Trẻ nhận + Vì sao con thích sản phẩm đó? xét - Cô nhận xét các sản phẩm đẹp. Trẻ trả lời - Cô nhận xét chung và khen ngợi, động viên trẻ. 3. Kết thúc. - Cho trẻ hát bài hát: “Cả nhà thương nhau”. - Cô nhận xét, kết thúc giờ học. Trẻ hát