Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 35 đến 37 - Chủ đề: Quả và hạt - Năm học 2019-2020 - Trần Thanh Thủy

docx 21 trang Như Liên 15/01/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 35 đến 37 - Chủ đề: Quả và hạt - Năm học 2019-2020 - Trần Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_35_den_37_chu_de_qua_va_hat_nam_h.docx

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 35 đến 37 - Chủ đề: Quả và hạt - Năm học 2019-2020 - Trần Thanh Thủy

  1. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 Chủ đề .Quả và hạt Tuần 23 Tiết 43 Bài 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM (Tiết 4) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Tự làm thí nghiệm và nghiên cứu thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm. - Biết được nguyên nhân cơ bản để thiết kế 1 thí nghiệm xác định một trong những yếu tố cần cho hạt nảy mầm. - Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống. II. Kiến thức cơ bản 1: Thí nghiệm về những điều kiện cần cho .hạt nảy mầm: Có 3 điều kiện chủ yếu bên ngoài cần cho sự nảy mầm của hạt là: đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp Ngoài ra, sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giống: hạt chắc, còn phôi, không bị sâu mọt Bảng thu hoạch Điều kiện thí nghiệm Kết quả thí nghiệm (số hạt nảy mầm) 10 hạt đỗ đen để khô Không nảy mầm 10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong Không nảy mầm nước 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm Nảy mầm 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm, Không nảy mầm để trong hộp xốp đựng đá 2.Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất. - Đảm bảo hạt có đủ không khí để hô hấp, hạt mới không bị thối, chết. - Làm cho đất thoáng khi gieo hạt mới có đủ không khí để hô hấp. - Tránh nhiệt độ thấp, giữ ấm cho hạt hạt nẩy mầm. - giúp hạt gặp điều kiện thuận lợi, nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng đất tránh sâu bệnh. - hạt không bị mối mọi, nấm mốc phá hoại. III.Bài tập vận dụng Giáo viên :Trần Thanh Thủy 1 Trường THCS Hồng An
  2. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 Bài 1: (trang 115 SGK Sinh 6) Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng? Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào? Thí nghiệm nhằm chứng minh điều gì? Đáp án và hướng dẫn giải bài 1 Cốc 3 ở thí nghiệm 1 được dùng làm cốc đối chứng. Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt giống, nước, không khí nhưng khác nhau về điều kiện nhiệt độ. Thí nghiệm nhằm chứng minh dù có đầy đủ các điều kiện khác, nhưng nếu lạnh quá hạt cũng không nảy mầm được. Vậy hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp. Bài 2: (trang 115 SGK Sinh 6): Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? Đáp án và hướng dẫn giải bài 2: Các điều kiện nảy mầm của hạt: • Điều kiện bên ngoài: Hạt cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp thì mới nảy mầm được. • Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống của hạt phải tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc, Bài 3*: (trang 115 SGK Sinh 6): Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống? Đáp án và hướng dẫn giải bài 3: Muốn chứng minh được sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, cần thiết kế thí nghiệm như sau: Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước, đủ không khí, có nhiệt độ thích hợp), nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống. Ví dụ chỉ để một cốc có hạt giống tốt (hạt chắc, mẩy, không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh) còn các cốc khác đều có một trong những loại hạt giống xấu (hạt bị mọt, hạt bị mốc, hạt bị lép, hạt bị sứt sẹo ). IV.Bài tập về nhà. Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 bài 35 1. Trong điều kiện thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon hoặc phủ rơm rạ. Việc làm trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự nảy mầm của hạt? A. Độ thoáng khí B. Độ ẩm C. Nhiệt độ D. Ánh sáng 2. Việc làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt có ý nghĩa gì? A. Giúp hạt không bị nhiệt độ cao của môi trường đất đốt nóng B. Giúp khí ôxi xâm nhập vào đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của hạt Giáo viên :Trần Thanh Thủy 2 Trường THCS Hồng An
  3. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 C. Giúp tăng khả năng hấp thụ nước của hạt sau khi gieo cấy D. Tất cả các phương án đưa ra 3. Trong các loại hạt dưới đây, hạt nào giữ được khả năng nảy mầm lâu nhất? A. Hạt lạc B. Hạt bưởi C. Hạt sen D. Hạt vừng 4. Để hạt được nảy mầm trong điều kiện thời tiết lý tưởng, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Tưới tiêu hợp lí B. Phủ rơm rạ lên hạt mới gieo C. Làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt D. Gieo hạt đúng thời vụ 5. Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào giúp cho hạt đã gieo hô hấp tốt hơn ? 1. Phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo 2. Cày xới đất thật kỹ trước khi gieo hạt 3. Tháo hết nước trong trường hợp đất mang hạt đã gieo bị ngập úng 4. Thường xuyên bón phân cho hạt đã gieo A. 2, 3 B. 1, 2, 3 C. 2, 3, 4 D. 2, 4 6. Trong các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt, điều kiện nào đóng vai trò tiên quyết? A. Hạt được trồng tại vùng đất tơi xốp, giàu khoáng. B. Hạt được bảo quản tốt, vẫn giữ nguyên vẹn phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. C. Hạt được che đậy kĩ càng bằng rơm, rạ sau khi gieo. D. Hạt được gieo đúng thời vụ. 7. Chọn một số hạt đậu tốt, khô cho vào 3 cốc thuỷ tinh, cốc 1 không cho nước, cốc 2 đổ ngập nước còn cốc 3 lót dưới những hạt đậu một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc vào chỗ mát. Sau một thời gian, hạt ở cốc nào sẽ nảy mầm? A. Cả ba cốc B. Cốc 3 C. Cốc 2 D. Cốc 1 8. Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là A. Không khí, nhiệt độ và độ pH thích hợp. B. Không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. C. Ánh sáng, nhiệt độ và độ pH thích hợp. D. Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. 9. Hạt lạc giữ được khả năng nảy mầm khoảng A. 3 – 5 năm. B. 1 – 2 năm. C. 7 – 8 tháng. D. 1 – 2 tháng. 10. Hạt sẽ mất hoàn toàn khả năng nảy mầm trong trường hợp nào dưới đây? A. Bị luộc chin B. Vùi vào cát ẩm C. Nhúng qua nước ấm D. Phơi ngoài ánh sáng mặt trời Đáp án Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 1. C 2. B 3. C 4. D 5. A 6. B 7. B 8. B 9. C 10. A Giáo viên :Trần Thanh Thủy 3 Trường THCS Hồng An
  4. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 Tuần 23 Tiết 44 I.Mục tiêu - Hệ thống hóa được những kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan ở cây có hoa - Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trong hoạt động sống, tạo thành một cơ thể toàn vẹn. II. Kiến thức cơ bản 1. Cây là một thể thống nhất a. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa Hình 1: Sơ đồ cây có hoa I.Rễ II.Lá III.Hoa IV.Quả V.Hạt VI.Thân Các chức năng chính của mỗi cơ quan Đặc điểm chính về cấu tạo 1. Bảo vệ và góp phần phát tán hạt c. Gồm vỏ quả và hạt 2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất e. Những tế bào vách mỏng chứa Giáo viên :Trần Thanh Thủy 4 Trường THCS Hồng An
  5. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 hữu cơ cho cây. Trao đổi khí với môi nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì trường bên ngoài và thoát hơi nước. có những lỗ khí đóng mở được d. Mang hạt phấn chứa các tế bào 3. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt sinh dục đực và noãn chứa tế bào và tạo quả. sinh dục cái. 4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ b. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả rây các bộ phận khác của cây 5. Nảy mầm thành cây con, duy trì và g. Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng phát triển nòi giống. dự trữ 6. Hấp thụ nước và các muối khoáng a. Có các tế bào biểu bì kéo dài cho cây thành lông hút Bảng 1: Đặc điểm và chức năng chính của mỗi cơ quan trong cây Hình 2: Mối quan hệ về chức năng của rễ, thân, lá b. Cây là một thể thống nhất Cây là một thể thống nhất vì: • Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan. • Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan. • Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây. 2. Cây xanh với môi trường a. Các cây sống dưới nước Giáo viên :Trần Thanh Thủy 5 Trường THCS Hồng An
  6. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 Hình 3: Cây sống dưới nước • Cây súng trắng có lá to, hình tròn để hứng được nhiều ánh sáng. • Cây rong đuôi chó có lá nhỏ, hình dải để giảm sức cản của dòng nước. Hình 4: Cây bèo tây trên nước và trên cạn • Cây bèo tây khi sống nỗi trên mặt nước thì có cuống lá phình to nhẹ xốp. • Cây bèo tây khi sống trên cạn có cuống dài cứng • Giúp cây thích nghi với môi trường nước b. Các cây sống trên cạn Giáo viên :Trần Thanh Thủy 6 Trường THCS Hồng An
  7. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 Hình 5: Cây sống trên cạn Hình 6: Cây sống ở nơi rậm rạp • Cây mọc trong rừng thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn c. Cây sống trong môi trường đặc biệt Giáo viên :Trần Thanh Thủy 7 Trường THCS Hồng An
  8. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 Hình 7: Cây rễ ngập nước III.Bài tập vận dụng. Bài 1: (trang 121 SGK Sinh 6): Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào? Đáp án và hướng dẫn giải bài 1: Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau: những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to, xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước. Bài 2: (trang 121 SGK Sinh 6): Nêu một vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường. Đáp án và hướng dẫn giải bài 2: Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường: Ở nơi đất khô, thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng). Những cây cần ít nước (kê, hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn. Bài 3: (trang 121 SGK Sinh 6): Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì? Cho một vài ví dụ. Đáp án và hướng dẫn giải bài 3: Giáo viên :Trần Thanh Thủy 8 Trường THCS Hồng An
  9. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy ) như sau: Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng: • Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước. • Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài. • Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai. • Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển. IV.Bài tập về nhà Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 bài 36 1. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất? A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan D. Tất cả các phương án đưa ra 2. Cây con có thể được hình thành từ bộ phận nào dưới đây? 1. Hạt 2. Rễ 3. Thân 4. Lá A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 3, 4 3. Các loại quả : mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi có tên gọi chung là gì? A. Quả khô B. Quả mọng C. Quả thịt D. Quả hạch 4. Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng? A. Hạt B. Lông hút C. Bó mạch D. Chóp rễ 5. Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì hoạt động nào dưới đây sẽ bị ảnh hưởng? A. Sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân B. Sự phân chia của mô phân sinh ngọn C. Quá trình quang hợp ở lá D. Tất cả các phương án đưa ra 6. Cây nào dưới đây không sống trên cạn? A. Chuối B. Nong tằm C. Cau D. Trúc đào 7. Cây nào dưới đây có rễ chống? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Đước C. Ngô D. Mắm 8. Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có đặc điểm nào dưới đây? 1. Thân mọng nước 2. Rễ chống phát triển Giáo viên :Trần Thanh Thủy 9 Trường THCS Hồng An
  10. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 3. Rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất 4. Lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai A. 1, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 9. Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì? A. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng B. Giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng triệt để hơn C. Giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước D. Giúp cây đào thải các chất dư thừa ra ngoài cơ thể 10. Nhóm nào dưới đây gồm những cây sống trong vùng ngập mặn? A. Đoạn, chúc, nứa, hồng, na B. Bần, sú, vẹt, mắm, đước C. Giang, si, vẹt, táu, lim D. Bụt mọc, sưa, hoàng đàn, tuế, mun Đáp án Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 1. D 2. C 3. C 4. B 5. D 6. B 7. A 8. A 9. C 10. B Giáo viên :Trần Thanh Thủy 10 Trường THCS Hồng An
  11. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 Tuần 24 Tiết 45 Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (Tiết 2) I.Mục tiêu - Nhận biết được giữa cây xanh và môi trường có mối liên quan chặt chẽ. Khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống - Nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau (dưới nước, trên cạn, ở sa mạc, bãi lầy ven biển) - Thấy được sự thống nhất giữa cây xanh với môi trường. II. Kiến thức cơ bản. Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi. Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên Trái Đất: trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh. III.Bài tập vận dụng. Bài 1: (trang 121 SGK Sinh 6): Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào? Đáp án và hướng dẫn giải bài 1: Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau: những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to, xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước. Bài 2: (trang 121 SGK Sinh 6): Nêu một vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường. Đáp án và hướng dẫn giải bài 2: Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường: Ở nơi đất khô, thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng). Những cây cần ít nước (kê, hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn. Bài 3: (trang 121 SGK Sinh 6): Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì? Cho một vài ví dụ. Đáp án và hướng dẫn giải bài 3: Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy ) như sau: Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng: Giáo viên :Trần Thanh Thủy 11 Trường THCS Hồng An
  12. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 • Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước. • Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài. • Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai. • Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển. IV.Bài tập về nhà Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 bài 36 1. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất? A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan D. Tất cả các phương án đưa ra 2. Cây con có thể được hình thành từ bộ phận nào dưới đây? 1. Hạt 2. Rễ 3. Thân 4. Lá A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 3, 4 3. Các loại quả : mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi có tên gọi chung là gì? A. Quả khô B. Quả mọng C. Quả thịt D. Quả hạch 4. Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng? A. Hạt B. Lông hút C. Bó mạch D. Chóp rễ 5. Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì hoạt động nào dưới đây sẽ bị ảnh hưởng? A. Sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân B. Sự phân chia của mô phân sinh ngọn C. Quá trình quang hợp ở lá D. Tất cả các phương án đưa ra 6. Cây nào dưới đây không sống trên cạn? A. Chuối B. Nong tằm C. Cau D. Trúc đào 7. Cây nào dưới đây có rễ chống? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Đước C. Ngô D. Mắm 8. Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có đặc điểm nào dưới đây? 1. Thân mọng nước 2. Rễ chống phát triểnv 3. Rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất 4. Lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai A. 1, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 9. Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì? Giáo viên :Trần Thanh Thủy 12 Trường THCS Hồng An
  13. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 A. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng B. Giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng triệt để hơn C. Giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước D. Giúp cây đào thải các chất dư thừa ra ngoài cơ thể 10. Nhóm nào dưới đây gồm những cây sống trong vùng ngập mặn? A. Đoạn, chúc, nứa, hồng, na B. Bần, sú, vẹt, mắm, đước C. Giang, si, vẹt, táu, lim D. Bụt mọc, sưa, hoàng đàn, tuế, mun Đáp án Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 1. D 2. C 3. C 4. B 5. D 6. B 7. A 8. A 9. C 10. B Chủ đề.Các nhóm TV bậc thấp(3 tiết) I. Mục tiêu chung chủ đề. - Nhận biết được một số tảo thường gặp - Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản - Mô tả được quyết (cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử. Tuần 24 Tiết 46 Bài 37: TẢO (Tiết 1) I.MỤC TIÊU - Nhận biết các môi trường thường gặp của tảo. - Nêu được những vai trò thực tế của tảo. - Tập nhận biết một số tảo thường gặp qua tranh vẽ và vật mẫu (nếu có) II. Kiến thức cơ bản. 1. Cấu tạo của tảo a. Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt) Giáo viên :Trần Thanh Thủy 13 Trường THCS Hồng An
  14. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 Hình 1: Hình dạng và cấu tạo tế bào của một phần sợi tảo xoắn • Cơ thể có dạng sợi, màu xanh lục, trơn, nhớt. • Cấu tạo cơ thể tảo: • Mỗi sợi tảo xoắn gồm nhiều tế bào hình chữ nhật xếp nối tiếp nhau. • Cấu tạo gồm: Vách tế bào, nhân và thể màu chứa diệp lục màu xanh. • Sinh sản: • Sinh dưỡng bằng cách đứt đoạn. • Kết hợp hai tế bào thành hợp tử cho ra sợi tảo mới. b. Quan sát rong mơ (Tảo nước mặn) Hình 2: Rong mơ (tảo nước mặn) • Rong mơ có màu nâu. • Cơ thể có hình dạng gần giống cây xanh có hoa. • Cấu tạo tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất phụ màu nâu. • Ngoài sinh sản sinh dưỡng rong mơ còn sinh sản hữu tính. 2. Một số Tảo khác thường gặp Giáo viên :Trần Thanh Thủy 14 Trường THCS Hồng An
  15. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 a. Tảo đơn bào Hình 3: 1- Tảo tiểu cầu, 2- tảo silic b. Tảo đa bào Hình 4: Một số loại tảo nước ngọt và nước mặn Giáo viên :Trần Thanh Thủy 15 Trường THCS Hồng An
  16. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 Hình 5: Một số loại tảo khác Giáo viên :Trần Thanh Thủy 16 Trường THCS Hồng An
  17. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 Hình 6: Tảo đơn bài, tảo đa bào c. Đặc điểm chung của tảo Tảo là thực vật bậc thấp vì: • Hầu hết sống ở nước. • Cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, chưa phân hóa mô • Có màu sắc khác nhau nhưng luôn có chất diệp lục. • Sinh sản sinh dưỡng hoặc sinh sản hữu tính 3. Vai trò của tảo a. Có lợi • Cung cấp oxi và làm thức ăn cho động vật nhỏ ở nước. • Một số tảo cung cấp thức ăn cho người, gia súc, làm thuốc, phân bón, Giáo viên :Trần Thanh Thủy 17 Trường THCS Hồng An
  18. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 Hình 7: Lợi ích của tảo b. Có hại • Một số tảo đơn bào sinh sản nhanh làm “nước nở hoa” gây chết cá. • Tảo xoắn, tảo vòng sống trong ruộng lúa làm lúa khó đẻ nhánh. Hình 8: Mặt có hại của tảo III.Bài tập vận dụng.\ Bài 1: (trang 125 SGK Sinh 6) Nêu các đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có đặc điểm gì khác và giống nhau? Đáp án và hướng dẫn giải bài 1: a) Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. * Tảo xoắn: Cơ thể đa bào, có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. * Rong mơ: cơ thể đa bào, có màu nâu, dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu). b) Điểm giống và khác nhau giữa tảo xoắn và rong mơ * Những điểm giống nhau: • Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự. • Đều phân bố trong môi trường nước. • Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục. • Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ quan quang hợp tử nước và khí cacbônic. • Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính. * Những điểm khác nhau: Tảo xoắn Rong mơ Phân bố – – Môi trường nước mặn (biển) Môi trường nước ngọt (ao, hồ, đầm ) Cấu tạo – Có màu lục do chỉ chứa chất diệp – Ngoài diệp lục còn có màu Giáo viên :Trần Thanh Thủy 18 Trường THCS Hồng An
  19. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 lục. nâu do có chất sắc tố phụ màu – Cơ thể có dạng sợi nâu. – Cơ thể có dạng cành cây. Sinh sản – Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp – Sinh sản hữu tính bằng cách giữa hai tế bào gần nhau. kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu. Bài 2: (trang 125 SGK Sinh 6) Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự? Đáp án và hướng dẫn giải bài 2: Không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự là vì: Mặc dù rong mơ cũng có dạng giống như một cây xanh (thân, lá, quả) nhưng đó không phải là thân, lá thật sự, bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí, giúp rong mơ có thế đứng thẳng trong nước. Bài 3: (trang 125 SGK Sinh 6) Sau khi tìm hiểu một vài tảo, em có nhận xét gì về tảo nói chung? Đáp án và hướng dẫn giải bài 3: Nhận xét chung về các loài tảo (phân bố và cấu tạo). • Phân bố: Chúng sống ở môi trường nước ngọt (tảo xoắn) và ở môi trường nước biển (rong mơ). • Cấu tạo: cơ thể đơn bào hay đa bào, có cấu tạo đơn giản, (chưa có rễ, thân, lá), có thể màu trong cấu tạo tế bào. Bài 4: (trang 125 SGK Sinh 6) Chọn ý trả lời đúng trong câu sau: Tảo là thực vật bậc thấp vì: A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào B. Sống ở nước C. Chưa có thân, rễ, lá thật sự. Đáp án và hướng dẫn giải bài 4: Đáp án đúng: C. Chưa có thân, rễ, lá thật sự. Bài 5: (trang 125 SGK Sinh 6) Quan sát bằng mắt thường một cốc nước máy hoặc nước mưa và một cốc nước ao hoặc nước hồ lấy ở trên mặt, chỗ có nhiều váng càng tốt, em thấy có gì khác nhau về màu nước. Giải thích? Đáp án và hướng dẫn giải bài 5: Các em hãy lấy một cốc nước máy (hoặc nước mưa) và lấy trên mặt nước một cốc nước ao (hoặc nước hồ) chỗ có nhiều váng, rồi quan sát có thể phát biểu như sau: Nước ao hồ có váng do 1 số loại tảo phát triển, màu nước phụ thuộc từng loại tảo, tảo lục làm nước màu xanh, tảo đỏ làm nước màu đỏ nước máy và nước mưa không thấy khác nhau do vi sinh vật mặc dù có nhưng chưa phát triển. Giáo viên :Trần Thanh Thủy 19 Trường THCS Hồng An
  20. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 IV.Bài tập về nhà Câu 1. Loại tảo nào dưới đây có màu xanh lục ? A. Rong mơ B. Tảo xoắn C. Tảo nâu D. Tảo đỏ Câu 2. Loại tảo nào dưới đây có cấu tạo đơn bào ? A. Rau diếp biển B. Tảo tiểu cầu C. Tảo sừng hươu D. Rong mơ Câu 3. Loại tảo nào dưới đây có môi trường sống khác với những loại tảo còn lại ? A. Tảo sừng hươu B. Tảo xoắn C. Tảo silic D. Tảo vòng Câu 4. Trong các loại tảo dưới đây, loại tảo nào có kích thước lớn nhất ? A. Tảo tiểu cầu B. Rau câu C. Rau diếp biển D. Tảo lá dẹp Câu 5. Khi nói về tảo, nhận định nào dưới đây là không chính xác ? A. Sống chủ yếu nhờ việc hấp thụ chất hữu cơ từ môi trường ngoài B. Hầu hết sống trong nước C. Luôn chứa diệp lục D. Có cơ thể đơn bào hoặc đa bào Câu 6. Vì sao nói “Tảo là thực vật bậc thấp” ? A. Vì chúng không có khả năng quang hợp B. Vì cơ thể chúng có cấu tạo đơn bào C. Vì cơ thể chúng chưa có rễ, thân, lá thật sự. Giáo viên :Trần Thanh Thủy 20 Trường THCS Hồng An
  21. Ôn tập sinh 6 Năm học 2019-2020 D. Vì chúng sống trong môi trường nước. Câu 7. Tảo có vai trò gì đối với đời sống con người và các sinh vật khác ? A. Cung cấp nguồn nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất giấy, hồ dán, thuốc nhuộm ngoài ra còn được sử dụng làm phân bón, làm thuốc. B. Cung cấp nguồn thức ăn cho con người và nhiều loài động vật. C. Cung cấp ôxi cho hoạt động hô hấp của con người và hầu hết các sinh vật khác. D. Tất cả các phương án đưa ra. Câu 8. Loại tảo nào dưới đây có màu nâu ? A. Rau diếp biển B. Rong mơ C. Tảo xoắn D. Tảo vòng Câu 9. Loại tảo nào dưới đây có hình dạng tương tự như một cây xanh thật sự ? A. Tảo silic B. Tảo vòng C. Tảo tiểu cầu D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 10. Tế bào tảo xoắn có hình gì ? A. Hình cầu B. Hình chữ nhật C. Hình vuông D. Hình lá 1.B 2.B 3.A 4.D 5.A 6.C 7.D 8.B 9.B 10.B 11. Giáo viên :Trần Thanh Thủy 21 Trường THCS Hồng An