Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 22 - Chủ đề: Lớp bò sát - Năm học 2019-2020 - Ngô Thị Nhinh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 22 - Chủ đề: Lớp bò sát - Năm học 2019-2020 - Ngô Thị Nhinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_22_chu_de_lop_bo_sat_nam_hoc_201.docx
Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 22 - Chủ đề: Lớp bò sát - Năm học 2019-2020 - Ngô Thị Nhinh
- Chuyên đề ôn tập Sinh học 7 Năm học 2019 - 2020 Chuyên đề ôn tập Sinh học 7 tuần 22 Chủ đề : Lớp bò sát Tuần 22: Cấu tạo trong của thằn lằn Đa dạng và đặc điểm chung của bò sát I. Mục tiêu kiến thức cần đạt - Nêu được đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi đời sống hoàn toàn ở cạn. - So sánh sự tiến hóa của các cơ quan: bộ xương, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thằn lằn và ếch đồng. - Phân biệt ba bộ bò sát thường gặp bằng những đặc điểm cấu tạo ngoài - Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính một số loài khủng long thích nghi với đời sống của chúng. - Giải thích nguyên nhân sự diệt vong của khủng long và tại sao những bò sát cỡ nhỏ tồn tại tới ngày nay. - Nêu được đặc điểm chung và vai trò của bò sát trong tự nhiên và tỏng đời sống II. Kiến thức cần nhớ 1. Cấu tạo trong của thằn lằn + Bộ xương thằn lằn phát triển hơn x. ếch giúp chúng thích nghi hơn với đời sống trên cạn + Thở bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn, sự trao đổi khí thực hiện nhờ sự co dãn các cơ liên sườn + Tâm thất có vách ngăn hụt, máu đi nuôi cơ thể là máu pha. + Thận thuộc thận sau, xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước. + Bộ não phát triển hơn, não trước và tiểu não phát triển đời sống và hoạt động và phức tạp hơn. Tai có màng nhĩ nằm ở hốc nhỏ bên đầu, chưa có vành tai. Mắt có mí thứ 3 và tuyến lệ giúp mắt không bị khô 2. Lớp Bò sát đa dạng: - Số loài nhiều: 6500 loài - Có lối sống, môi trường sống và đặc điểm cấu tạo cơ thể đa dạng và phong phú. 3. - Sự ra đời và thời kì phồn thịnh của khủng long: Khủng long xuất hiện khoảng 200-230 triệu năm trước ĐK sống thuận lợi: Khí hậu nóng ẩm, TV phát triển( thức ăn), chim và thú chưa phát triển Tổ tiên Bò sát được xuát hiện cách đây 200-230 triệu năm. Thời kì phồn thịnh nhất là thời đại khủng long (kỉ Jura) - Sự diệt vong của khủng long: *Sự cạnh tranh và tấn công của chim và thú vào khủng long *Khí hậu lạnh đột ngột và thiên tai *Thiếu thức ăn và nơi trú ẩn Giáo viên Ngô Thị Nhinh Trường THCS Hồng An 1
- Chuyên đề ôn tập Sinh học 7 Năm học 2019 - 2020 4. Đặc điểm chung của lớp bò sát: - Bò sát là động vật có xương sống thích nghi với đời sống ở cạn hoàn toàn - Da khô có vảy sừng - Chi yếu có vuốt sắc - Phổi có nhiều vách ngăn - Tim 3 ngăn xuất hiện vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu pha đi nuôi cơ thể - Là ĐV biến nhiệt Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, đẻ trứng, trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng5. Các đặc điểm cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay lượn: 5. Vai trò của bò sát - Tiêu diệt sâu bọ và gặm nhấm - Thực phẩm đặc sản - Dược phẩm - Đồ mĩ nghệ HS tự lấy ví dụ III. Bài tập vận dụng Bài tập 1: Điền vào bảng ý nghĩa thích nghi của từng đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. Đặc điểm cấu tạo Ý nghĩa thích nghi 1) Xuất hiện xương sườn + xương mỏ - Bảo vệ nội quan + hô hấp ác Lồng ngực - Cơ thể giữ nước 2) Ruột già có khă năng hấp thụ lại - Hấp thụ nhiều khí O2 tăng sự nước trao đổi khí 3) Phổi có nhiều vách ngăn. - Máu ít bị pha trộn hơn Giàu oxi 4) Tâm thất có vách hụt hơn 5) Xoang huyệt có khả năng hấp thụ - Chống mất nước lại nước - Đời sống và hoạt động phức tạp 6) Não trước và tiểu não phát triển hơn Bài tập 2: Chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng: 1) Thằn lằn có 8 đốt xương cổ bảo đảm cho: a) Đầu cử động linh hoạt b) Phát huy các giác quan nằm trên đầu c) Tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng d) Cả 3 câu trên đều đúng. 2) Phổi thằn lằn hoàn chỉnh hơn phổi ếch ở chỗ: a) Số vách ngăn mặt trong phổi nhiều hơn b) Sự xuất hiện của các cơ giữa sườn c) Không có sự hô hấp bằng da d) Cả a, b, c đều đúng 3) Tim thằn lằn giống tim ếch ở chỗ: a) Tâm thất có thêm vách hụt b) Máu giàu oxi c) Tim có ba ngăn ( 2 TN và 1 TT) d) Cả ba câu trên đều sai Bài tập 3: Điền vào bảng môi trường sống của các đại diện 3 bộ thường gặp ở Bò sát Giáo viên Ngô Thị Nhinh Trường THCS Hồng An 2
- Chuyên đề ôn tập Sinh học 7 Năm học 2019 - 2020 M/ trường sống Nước Nước Tên bộ Cạn Nước + cạn Tên đại diện ngọt mặn Bộ có vảy Thằn lằn bóng, rắn ráo Bộ cá sấu Cá sấu Xiêm Ba ba Rùa nước ngọt Bộ rùa Rùa biển Rùa núi vàng Bài tập 4: Một số bò sát sống trong nước nhưng chúng vẫn giữ được những đặc điểm điển hình của bò sát ở cạn là: a) Chi có cấu tạo kiểu năm ngón. b) Da khô thở bằng phổi c) Đẻ trứng trên cạn d) Cả ba câu trên đều đúng. Bài tập 5: Hiện tượng thích nghi của bò sát với đời sống ở nước được gọi là hiện tượng thứ sinh vì: a) Tổ tiên của bò sát là lưỡng cư vốn sống ở nước, sau đó tiến hóa thành bò sát, một số lên cạn, một số vẫn sống ở nước b) Bò sát ở nước tiến hóa hơn bò sát ở cạn c) Bò sát ở cạn tiến hóa hơn bò sát ở nước. d) Tổ tiên của bò sát vốn sống ở cạn sau đó mở rộng khu phân bố xuống môi trường nước Câu hỏi vận dụng 1. Nêu đặc điểm chung của lớp bò sát? 2. Nêu vai trò của lớp bò sát? Lấy ví dụ cho mỗi vai trò 3. Trình bày sự đa dạng của lớp bò sát? Nêu đặc điểm và lấy ví dụ minh họa cho mỗi bộ? 4. Nêu và giải thích ý nghĩa các đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống lên cạn hoàn toàn? Chuyên đề ôn tập Sinh học 7 tuần 21 Tuần 21: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư Thằn lằn bóng đuôi dài I. Mục tiêu kiến thức cần đạt - Nêu được đặc điểm để phân biệt ba bộ trong lớp lưỡng cư ở Việt Nam. - Nêu được đặc điểm nơi sống và tập tính tự vệ của các đại diện. - Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư - Nêu được điểm giống nhau và khác nhau giữa đời sống của thằn lằn và ếch đồng - Nêu và giải thích những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn - So sánh cấu tạo ngoài, sự sinh sản của thằn lằn bóng với ếch đồng để nêu được cấu tạo thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn Giáo viên Ngô Thị Nhinh Trường THCS Hồng An 3
- Chuyên đề ôn tập Sinh học 7 Năm học 2019 - 2020 - Mô tả cử động của thân phối hợp trật tự của các chi trong sự di chuyển, nhận biết kiểu di chuyển của bò sát II. Kiến thức cần nhớ 1. Đa dạng của lớp lưỡng cư Lưỡng cư khoảng 4000 loài được chia thành 3 bộ: - Bộ lưỡng cư có đuôi - Bộ lưỡng cư không đuôi - Bộ lưỡng cư không chân Đặc điểm phân biệt Tên bộ lưỡng cư Hình dạng Đuôi Chi Lưỡng cư có đuôi Thân dài Dài và dẹp 2 chi trước và 2 chi sau tương đương nhau Lưỡng cư không Thân ngắn Không 2 chi sau dài hơn 2 chi đuôi trước Lưỡng cư không Dài, giống Dài Không chân giun 2. Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư - Lưỡng cư là ĐVCSX thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn - Da trần và ẩm ướt - Di chuyển bằng 4 chi - Hô hấp bằng da và phổi - Tim 3 ngăn có 2 vòng tuần hoàn, máu pha đi nuôi cơ thể - Thụ tinh ngoài, đẻ trứng, nòng nọc phát triển qua biến thái 3. - Vai trò của lưỡng cư: - Làm thức ăn cho người - Một số lưỡng cư làm thuốc - Diệt sâu bọ và động vật trung gian truyền bệnh.4. Đặc điểm chung của lớp bò sát: 4. So sánh đời sống thằn lằn vói ếch đồng ĐĐ đời sống Thằn lằn bóng Ếch đồng Nơi sống và Ưa sống và bắt mồi nơi khô Ưa sống và bắt mồi trong nước, bắt mồi ráo bờ vực nước ngọt Thời gian Ban ngày Chiều tối hoặc ban đêm hoạt động Tập tính - Thường phơi nắng - Thường ở những nơi tối, không có ánh sáng - Trú đông trong các hốc đất - Trú đông trong các hốc đất ẩm khô ráo ướt hoặc vùi mình trong bùn Giáo viên Ngô Thị Nhinh Trường THCS Hồng An 4
- Chuyên đề ôn tập Sinh học 7 Năm học 2019 - 2020 Sinh sản - Đẻ trứng ít - Đẻ trứng nhiều - Thụ tinh trong - Thụ tinh ngoài - Trứng có vỏ dai, nhiều noãn - Trứng có màng mỏng, ít noãn hoàng hoàng - Trứng nở thành con,phát - Trứng nở thành nòng nọc phát triển trực tiếp triển có biến thái 5. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: + Mắt có mí tránh bụi, ánh sáng gắt, không bị khô mắt. + Mũi có lỗ thông với xoang miệng hô hấp ở cạn, vừa là cơ quan khứu giác. + Tai có màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ, tai có ống tai ngồi nhận kích thích âm thanh trên cạn, bảo vệ tai, nghe thính. + Cổ dài, các đốt sống cổ khớp động với xương đầu cử động mọi phía linh hoạt, quan sát, phản ứng tốt. + Mình có đuôi dài tăng ma sát giữa cơ thể với mặt đất khi di chuyển. + Các xương chi khớp động với vai và đai hông, chi có vuốt vận chuyển linh hoạt, bám vào môi trường để di chuyển. +Da có lớp vảy sừng khô bao bọc tránh mất nước khi môi trường khô, nóng 6. - Di chuyển là kết quả của sự phối hợp: mình, đuôi, các chi. - Mình và đuôi dài có thể uốn lượn hình sóng, chi có vuốt để bám vào đất. - Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất, cử động uốn thân liên tục + phối hợp với các chi Con vật tiến lên phía trước. III. Bài tập vận dụng Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng: Bài tập 1: Đặc điểm nào là đặc điểm chung của lưỡng cư a. ĐV biến nhiệt g. Máu trong tim đỏ tươi b. Thích nghi đời sống ở cạn h. Di chuyển bằng 4 chi có màng c. Vừa ở nước, vừa ở cạn i. Di chuyển bằng cách nhảy cóc d. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha l. Phát triển có biến thái Bài tập 2: Cho các thông tin sau đây: 1. Thụ tinh ngoài 2. Có hiện tượng ghép đôi 3. Số trứng ít 4. Đuôi dài 5. Có cơ quan đường bên 6. Hô hấp bằng mang 7. Hệ tuần hoàn 1 vòng, tim 2 ngăn 1) Sự sinh sản của cá giống ếch ở điểm nào? a) 1 b) 1+2 c) 3 d) 4 Giáo viên Ngô Thị Nhinh Trường THCS Hồng An 5
- Chuyên đề ôn tập Sinh học 7 Năm học 2019 - 2020 2) Sự sinh sản của cá khác ếch ở điểm nào? a) 1 b) 2+ 3 c) 3 d) 4+5 3) Cấu tạo của nòng nọc giống cá ở những điểm nào? a) 1+2+3 d) 3+4+5 c)4+5+6+7 d) 6+7 Câu hỏi vận dụng 1. Nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư? 2. Nêu vai trò của lớp lưỡng cư? Lấy ví dụ cho mỗi vai trò 3. Trình bày sự đa dạng của lớp lưỡng cư? Nêu đặc điểm và lấy ví dụ minh họa cho mỗi bộ? 4. Trình bày đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài? 5. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống lên cạn? Giáo viên Ngô Thị Nhinh Trường THCS Hồng An 6