Giáo án Thi giáo viên giỏi cấp quận Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Thánh Gióng - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngân

doc 5 trang thuongdo99 7720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thi giáo viên giỏi cấp quận Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Thánh Gióng - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_thi_giao_vien_gioi_cap_quan_lop_mam_de_tai_truyen_th.doc

Nội dung text: Giáo án Thi giáo viên giỏi cấp quận Lớp Mầm - Đề tài: Truyện Thánh Gióng - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngân

  1. Phòng giáo dục và đào tạo quận long biên Trường mầm non giang biên Giỏo ỏn thi giỏo viờn giỏi cấp quận Đề tài: Truyện Thỏnh Giúng Giáo viên: Nguyễn Thị Ngõn Trường mầm non Giang Biên Năm học: 2011 – 2012
  2. I. Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức: -Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện và hiểu được nội dung câu chuyện về sự tích Thánh Gióng - Trẻ biết ngữ điệu giọng của một số nhân vật trong truyện và bắt chước được giọng của các nhân trong truyện. - Trẻ nói được một số lời nói của các số nhân vật trong truyện. 2.Kỹ Năng: -Trẻ biết cách trả lời các câu hỏi của cô theo đúng nội dung câu chuyện -Trẻ nói đủ câu và trả lời câu hỏi to, rõ ràng. - Rèn khả năng tập trung chú ý, và ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3. Tình Cảm- Thái Độ: - Trẻ ngoan, có nề nếp học và hứng thú trong giờ học. - GD trẻ biết một số di tích lịch sử của dân tộc Việt Nam qua các câu chuyện kể. II. Chuẩn bị - Máy chiếu minh hoạ cho nội dung câu chuyện “Thánh Góng” - Đài, băng nhạc đệm cho vở kịch rối. - Nhạc bài đồng dao “Quê hương” cô tự sáng tác: Quê em Sông Đuống hiền hoà Có khu rau sạch trên phường Giang Biên Xuôi dòng sông Đuống quê em Thăm làng Phù Đổng thăm đền Gióng Ông - Bài hát cô tự sáng tác, ”Ông Gióng quê tôi” dựa theo nhạc bài “Chiếc đèn ông sao” – nhạc Phạm Tuyên. Lời bài hát “Ông Gióng quê tôi” Đất Việt quê tôi có ông Gióng thật tài, đánh tan quân giặc xâm lược nước nhà. Gióng cầm gậy tre, ngựa hý vang vang. Giặc chết tơi bời để dân mình yên vui. (Tùng dinh dinh tùng tùng tùng dinh dinh, ông Gióng quê tôi đánh tan quân giặc. Tùng
  3. dinh dinh dinh dinh tùng dinh dinh, nước ta thanh bình nhờ ông Gióng hiên ngang.). 2 lần. - Rối tay, khung rối trang trí cảnh làng quê. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt Động của cô Hoạt động của trẻ 1. ổn định tổ chức - Cô cho trẻ đọc bài đồng dao “Quê Hương” + Nhạc đệm - Trẻ đọc đồng dao - Cô trò chuyện với trẻ về làng Phù Đổng- nơi ông Gióng - Trẻ ngồi quanh cô sinh ra và lớn lên: Có bạn nào có bố hay mẹ ở làng Phù Đổng không? nơi đây có di tích gì? - Cô hỏi trẻ tên truyện kể về sự tích Ông Gióng. 2. Bài mới: *HĐ1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe - Cô kể lại truyện 1 lần + cử chỉ điệu bộ và nét mặt vui - Trẻ ngồi quanh cô và tươi. lắng nghe cô kể - Cô hỏi trẻ tên các nhân vật trong truyện . truyện - Cô kể chuyện lần 2 + máy chiếu. *HĐ2: Đàm thoại trích dẫn giúp trẻ hiểu tác phẩm (Đàm thoại trên màn hình bằng máy chiếu) - Cô hỏi trẻ: + Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì? - Trẻ trả lời + Trong truyện có những nhân vật nào? + ở làng Phù Đổng có bà mẹ sinh được một bé trai như - Trẻ trả lời thế nào? +Bé trai đó có gì khác lạ?
  4. + nghe thấy tiếng loa gọi Gióng đã làm gì? và nói với mẹ như thế nào? - Trẻ bắt chước giọng - Cô cho trẻ bắt chước giọng của Gióng nói với mẹ. của Thánh Gióng nói với mẹ - Trẻ trả lời + Khi Xứ Giả vào đến nhà, Gióng đã nói gì với Xứ Giả? - Trẻ bắt chước giọng - Cô cho trẻ bắt chước giọng của Gióng nói với Xứ giả của Thánh Gióng nói với Xứ Giả - Trẻ trả lời + Khi ăn xong Gióng trở thành một người như thế nào? - Trẻ làm động tác + Tại sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? vườn vai - Cô cho trẻ làm động tác Gióng vươn vai - Trẻ trả lời + Khi đang đánh giặc thì chuyện gì xảy ra? - Trẻ làm động tác - Cô cho trẻ làm động tác nhổ tre đánh giặc. nhổ tre quật vào đầu quân giặc. - Trẻ trả lời + Đánh giặc xong gióng đã làm gì? - GD trẻ biết hàng năm vào ngày 9 tháng 4 mọi người lại mở hội tưmg bừng để nhớ ơn Ông Gióng đã có công đánh giặc gữi nước. GD trẻ biết Di tích Đền Gióng, biết giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử đó. - Trẻ đi vòng tròn và - Cô cho trẻ hát bài “Ông Gióng quê tôi” đi 1 vòng tròn vừa hát vừa vận động và làm động tác minh hoạ sau đó ngồi lên gần chỗ khung sau đó ngồi lên gần rối. khung rối. * HĐ3: Diễn rối - Cô nói: “Câu chuyện Thánh Gióng được chuyển thể thành vở kịch rối, cô mời cả lớp cùng đón xem” - Trẻ ngồi xem vở - Cô diễn rối cho trẻ xem + nhạc đệm cho vở kịch.
  5. kịch rối. 3. Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Ông Gióng quê tôi” 1 lần - Trẻ đứng lên vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp bài hát